PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc (Trang 26 - 29)

việc làm dưới mặt đất trong các hầm mỏ. Hành vi huy động bất hợp pháp việc đi làm lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc sẽ phải bị áp dụng chế tài hình sự.

Công ước số 105 cũng là một trong 8 Công ước cơ bản của ILO. Công ước này được Hội nghị toàn thể của ILO thông qua ngày 25/6/1957. Tính đến nay đã có 172 nước trên thế giới phê chuẩn Công ước này.

Ra đời sau Công ước số 29, Công ước số 105 chứa đựng những quy định thể hiện cam kết mạnh mẽ về việc xóa bỏ ngay lao động cưỡng bức bắt buộc: mọi nước thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế phê chuẩn Công ước này cam kết bãi bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc và cam kết không sử dụng bất kỳ hình thức nào của loại lao động đó. Các nước thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế đã phê chuẩn Công ước cam kết sử dụng các biện pháp có hiệu quả nhằm xóa bỏ ngay và toàn bộ lao động cưỡng bức bắt buộc.

Trước đó, Công ước số 29 vẫn cho phép các nước thành viên cam kết hủy bỏ việc sử dụng lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc dưới mọi hình thức, trong thời hạn ngắn nhất có thể đạt được và cho phép sử dụng lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, Công ước số 105 không cho phép sử dụng bất kỳ hình thức nào của lao động cưỡng bức như là một biện pháp cưỡng chế hay giáo dục chính trị, như một sự trừng phạt đối với việc tham gia đình công hay có phát biểu chính kiến chống đối chế độ, như một biện pháp huy động, như một biện pháp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động và như một biện pháp phân biệt đối xử về chủng tộc, tôn giáo, xã hội, dân tộc. Điều này thể hiện hành động mạnh mẽ và dứt khoát hơn của cộng đồng quốc tế đối với việc xóa bỏ lao động cưỡng bức.

1.3. PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC ĐỘNG CƯỠNG BỨC

Ở một số quốc gia Nam Á hiện đã có hệ thống pháp luật riêng để điều chỉnh vấn đề lao động cưỡng bức. Điển hình là pháp luật của Ấn Độ và

Parkistan đã đưa ra một định nghĩa cụ thể về lao động cưỡng bức bắt buộc và những hệ thống lao động bắt buộc. Luật pháp của Ấn Độ và Parkistan quy định việc áp dụng chế tài hình sự đối với hành vi cưỡng bức lao động. Đạo luật Hệ thống xóa bỏ lao động bắt buộc của Ấn Độ năm 1976 (BLSA) quy định hình phạt tù giam tới ba năm và xử phạt hành chính tới 2000 Rupi đối với bất kỳ ai ép buộc người khác phải thực hiện lao động bắt buộc và thực hiện hành vi xiết nợ. Mặc dù Đạo luật Hệ thống xóa bỏ lao động bắt buộc của Ấn Độ đã định nghĩa hệ thống lao động bắt buộc nhưng vẫn chưa đưa ra được phương pháp để xác định thế nào là người lao động bị bắt buộc. Năm 1982, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã diễn giải lao động bắt buộc là hành vi không trả lương tối thiểu. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện để xóa bỏ lao động bắt buộc chưa được tiến hành và các tổ chức xã hội vẫn lên tiếng về vấn đề này. Một điều quan trọng là phải xác định xem người lao động có bị ép buộc làm việc vì sự ràng buộc hay nợ nần đối với chủ sử dụng lao động hay chỉ thuần túy là lương quá thấp, hay ngược lại là bị bóc lột lao động.

Đạo luật Xóa bỏ hệ thống lao động bắt buộc của Parkistan năm 1992 quy định hình phạt từ hai đến năm năm tù giam hoặc xử phạt hành chính không quá 50.000 PR hoặc áp dụng cả hai, như một sự trừng phạt đối với hành vi ép buộc hay thực hiện lao động bắt buộc. Tuy nhiên, ở Parkistan những tranh chấp về thẩm quyền giữa luật pháp cấp bang và cấp tỉnh đã cản trở việc thực thi pháp luật một cách có hiệu quả.

Ở Vương quốc Anh, luật pháp không quy định hành vi lao động cưỡng bức. Một loạt các biện pháp chính sách và cải cách pháp luật gần đây đã làm tăng phạm vi giải quyết các vụ án lạm dụng lao động, cưỡng bức lao động bằng cách dựa vào những quy định của các luật mới ban hành. Chính phủ định ra một chính sách tổng quan về lao động cưỡng bức và buôn người trong bối cảnh di cư trong một cuốn Sách trắng công bố năm 2002. Sách trắng đánh giá chung rằng lao động di cư bất hợp pháp rất dễ bị bóc lột và gạt ra ngoài lề xã hội do những hành vi của người sử dụng lao động như trả lương

thấp hơn lương tối thiểu và trốn tránh các trách nhiệm như cung cấp phúc lợi xã hội, đảm bảo sự an toàn hay trốn đóng thuế và bảo hiểm xã hội. Sách trắng phải thừa nhận rằng các vấn đề liên quan tới việc làm cho người lao động di cư bất hợp pháp là đặc biệt nghiêm trọng trong các ngành như nông nghiệp, cung ứng thực phẩm, quét dọn, khách sạn và xây dựng cũng như lập luận rằng việc tăng cường quản lý di cư là một biện pháp cần thiết để đảm bảo nguồn cung lao động hợp pháp để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh. Sách trắng còn công bố các biện pháp quản lý di cư và thực thi pháp luật cùng với các luật mới ban hành về bóc lột lao động, bóc lột tình dục và buôn người. Năm 2004, Quốc hội Anh đã thông qua Đạo luật (cấp phép) Trùm băng đảng trong đó quy định một hệ thống cấp phép bắt buộc đối với các trùm băng đảng và các tổ chức việc làm chuyên cung cấp hoặc sử dụng người lao động trong các hoạt động nông nghiệp, nhặt sò biển và các hoạt động chế biến và đóng gói khác. Mục đích đằng sau việc ban hành Đạo luật này là nhằm hạn chế các hoạt động bóc lột của các trùm nông nghiệp. Tuy nhiên, Đạo luật này chỉ áp dụng chung đối với các tổ chức việc làm hoạt động trong ngành nông nghiệp và chế biến sò biển và các công ty, hiệp hội không liên kết, công ty hợp danh. Đạo luật này liệt kê theo nghĩa rộng hàng loạt các thỏa thuận thầu phụ phải đăng ký; quy định là vi phạm luật đối với hành vi hoạt động theo băng nhóm mà không có giấy phép, sử dụng giấy phép giả, hay cản trở người thi hành công vụ; quy định tất cả những người vi phạm phải bị bắt giữ; và cho phép tịch thu tài sản của các trùm băng đảng.

Qua nghiên cứu khái quát pháp luật về lao động cưỡng bức của một số nước trên thế giới cho thấy vấn đề phòng, chống và xóa bỏ lao động cưỡng bức là mối quan tâm chung của các quốc gia. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của từng quốc gia mà mức độ đồng bộ và thống nhất của các quy định về vấn đề lao động cưỡng bức cũng khác nhau.

Chương 2

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc (Trang 26 - 29)