ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc (Trang 55 - 56)

Một lĩnh vực khác cũng dễ phát sinh lao động cưỡng bức đó là việc đào tạo nghề và thử việc. Bộ luật Lao động quy định doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động và doanh nghiệp tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho doanh nghiệp theo thời hạn cam kết thì không được thu học phí (người sử dụng lao động trả tiền). Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận việc làm thử, thời gian thử việc, tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và 30 ngày đối với lao động khác. Các doanh nghiệp đều thực hiện đúng quy định về thử việc đối với người lao động, tuy nhiên, thời gian thử việc của các doanh nghiệp kéo dài hơn so với quy định của Bộ luật Lao động. Xét ở góc độ biểu hiện lao động cưỡng bức, người sử dụng lao động đã buộc người lao động phải làm thử với thời gian dài, như vậy người lao động trong thời gian đó chỉ được hưởng mức lương thấp (ít nhất bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó).

2.2. ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC CƯỠNG BỨC

Để đánh giá pháp luật Việt Nam về xóa bỏ lao động cưỡng bức cần có sự so sánh, đánh giá toàn diện với các chuẩn mực pháp luật quốc tế về lao động cưỡng bức. Công ước số 29 và Công ước số 105 của ILO được coi là hai văn bản cơ bản về lao động cưỡng bức. Công ước số 29 của ILO được Hội

nghị toàn thể ILO thông qua ngày 28/6/1930 và Công ước số 105 của ILO được Hội nghị toàn thể ILO thông qua ngày 25/6/1957. Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập Công ước số 29 và đang nghiên cứu để xem xét việc phê chuẩn Công ước số 105 của ILO.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc (Trang 55 - 56)