Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HUẾ QUA 3 NĂM 2010-2012 (Trang 25 - 27)

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần may xuất khẩu Huế, tiền thân là xí nghiệp gia công Huế, được thành lập theo quyết đinh số 1673- QDD/UB ngày 27/11/1986 của UBND tỉnh Bình TriThiên(cũ).

Ngay khi mới thành lập, do nền kinh tế nước ta đang trong quá trình đổi mới nên công ty đã gặp rất nhiều khó khăn: thiếu vốn, trang thiết bi và thiếu cả kiến thức kinh doanh. Tuy nhiên, công ty đã nổ lực phấn đấu đưa hoạt động kinh doanh dần dần đi vào ổn đinh, từng bước trang bi máy móc thiết bi, đào tạo công nhân, nhờ đó mà năng suất, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao.

Bước vào kinh doanh trong cơ chế mới – cơ chế thi trường, cũng như các doanh nghiệp khác của Việt Nam, công ty Cổ phần may xuất khẩu Huế không tránh khỏi sự lúng túng, khó khăn, kinh nghiệm kinh doanh hầu như không có, sự cạnh tranh trên thi trường gay gắt. Nhưng với sự nỗ lực quyết tâm, tự lực, tự cường, công ty đã cố gắng

bắt kip cùng với sự phát triển thi trường, xác đinh đúng hướng kinh doanh, cải tiến trang thiết bi để nâng cao chất lượng sản phẩm- yếu tố có tính chất quyết đinh để chiến thắng trong cạnh tranh, đa dạng hóa các sản phẩm, thường xuyên thay đổi các mẫu mã phù hợp với thi hiếu của khách hàng, tích cực tìm kiếm và mở rộng thi trường tiêu thụ sản phẩm.

Đến năm 1995 trên đà phát triển và để phù hợp với xu thế phát triển chung nên công ty đã đổi tên từ Xí nghiệp gia công Huế thành Công ty dệt may Huế. Lúc này Công ty có 100% vốn Nhà Nước, thuộc quyền sở hữu của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bắt đầu từ năm 1996, công ty tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Công ty ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư mua sắm mới máy móc, thiết bi, đào tạo tuyển dụng thêm nhân công, đa dạng hoá sản phẩm, tìm kiếm thêm thi trường mới, khách hàng mới. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty gặp không ít khó khăn, trở ngại, một trong số trở ngại lớn nhất là công ty đang chiu quản lý bởi cơ quan Nhà Nước là Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, nên mọi chiến lược kinh doanh, các quyết sách… đều bi chậm trễ trong khâu trình ký phê duyệt.

Từ những hạn chế trên, do yêu cầu của thực tiễn và do chính sách kinh tế củaNhà nước nhằm khuyến khích cơ chế cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nên sang năm 2005,Công ty quyết đinh cổ phần hoá, bắt đầu chuyển đổi tên thành Công ty Cổ phần may Xuất khẩu Huế.

Bước sang giai đoạn mới hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần, công ty vẫn còn một phần vốn Nhà nước, khoảng 30% vốn Nhà nước. Trong giai đoạn chuyển giao công ty còn gặp nhiều khó khăn như công ty mới chuyển đổi cơ chế, mọi hoạt động của công ty ít nhiều bi ảnh hưởng. Tuy nhiên, với bản lĩnh và kinh nghiệm của một công ty có quá trình thành lập khá lâu và chủ yếu chỉ hoạt động trên lĩnh vực may mặc nên công ty đã dần ổn đinh và đi vào sản xuất dây chuyền với số lượng hàng hoá và quy mô ngày càng lớn, chất lượng ngày càng cao đáp ứng nhu cầu thi trường xuất khẩu.

chuyển hướng phát triển mới, Hudatex là công ty thành viên của tập đoàn Dacotex. Dacotex là tập đoàn có hệ thống siêu thi ở Châu Âu.

Năm 2009, sau khi trở thành thành viên của Tập đoàn Dacotex giá tri kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên trên 3 triệu USD/năm.

Năm 2010, công ty cổ phần dệt – may xuất khẩu Huế đã mở rộng sản xuất, đưa thêm một nhà máy ở Hương Sơ với 10 chuyền may, thu hút thêm trên 250 công nhân vùng nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế vào làm việc. Nhà máy có tổng giá tri đầu tư 25 tỷ đồng, giai đoạn 1 hơn 10 tỷ bao gồm phân xưởng may, nhà ăn ca, khu vui chơi giải trí phục vụ cho công nhân.

Hiện nay công ty ngày càng thể hiện được vai trò của mình đối với xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cơ chế thi trường và từng bước hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế việt nam và thế giới.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HUẾ QUA 3 NĂM 2010-2012 (Trang 25 - 27)