.Hệ thống câu hỏi khái quát hóa bài thơ

Một phần của tài liệu phát triển câu hỏi sách giáo khoa thành câu hỏi giáo viên trong dạy học tác phẩm trữ tình lớp 12 (Trang 43 - 47)

2.2 .Mô hình câu hỏi trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình

2.2.2.4 .Hệ thống câu hỏi khái quát hóa bài thơ

Khả năng tổng hợp khái quát hoá bài học là một yêu cầu cần thiết đối với các em học sinh. Việc phân tích có cụ thể, sâu sắc bao nhiêu, liên tưởng mở rộng có phong phú như thế nào mà khi kết thúc việc tìm hiểu một đoạn thơ, một bài thơ, học sinh không biết bài thơ này nói về ai, tâm trạng chủ đạo của người đó ra sao, tác giả muốn gửi gắm điều gì qua thi phẩm, những điểm chính về nghệ thuật và cái độc đáo của bài thơ… Thì xem ra mọi hoạt động từ đầu giờ học rất ít ý nghĩa. Câu hỏi ở dạng này đòi hỏi và rèn luyện cho học sinh không chỉ khẳ năng tổng hợp vấn đề mà còn bao gồm khẳ năng đánh giá vấn đề.

Đây là yêu cầu tương đối khó với học sinh bởi khái quát một đoạn thơ, một bài thơ là một việc làm khó khăn. Cho nên sự gợi ý càng trở nên cần thiết. Đây cũng là một việc làm khó khăn cho giáo viên đòi hỏi phải có sự cố gắng nỗ lực rất nhiều. Giáo viên cần phải bám sát vào những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ mà xây dựng câu hỏi và đưa ra những gợi ý sát hợp

2.2.3. Câu hỏi về tác động của bài thơ đối với cá nhân ngƣời tiếp nhận

Những điều nêu trên là đích quan trọng nhưng không phải là đích cuối cùng của hoạt động tìm hiểu một tác phẩm trữ tình. Văn học chính là nhân học. Học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

văn là học làm người. Giáo viên có thể thông qua các câu hỏi mà yêu cầu, hướng dẫn các em liên hệ tác phẩm với thực tế đời sống từ đó rút ra những bài học bổ ích. Nhờ vậy mà khoảng cách giữa văn học và đời sống được xích lại gần, thơ ca thực sự đem lại ý nghĩa thiết thực cho đời sống. Hoạt động học văn mới thực sự có ích cho người học. Bởi thế cho nên, môn văn chiếm một số lượng lớn tiết học trong phân phối chương trình do vị trí đặc biệt của nó.

Ví dụ trong bài Việt Bắc, giáo viên có thể hỏi là: Em có suy nghĩ gì về thế hệ cha anh trong những năm tháng kháng chiến chống pháp? Em thấy mình phải làm gì để xứng đáng với thế hệ đi trước?

Tóm lại, những câu hỏi cho phần đọc- hiểu văn bản đều nhằm bám sát diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình và những yếu tố góp phần bộc lộ tâm trạng đó. Đồng thời hiểu được bức thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.

Câu hỏi cần tạo cơ hội để học sinh bày tỏ cảm xúc.Tác phẩm trữ tình có

nhiều hình ảnh, chi tiết, phương diện…tạo ấn tượng và xúc động trong trái tim độc giả. Trong quá trình dạy học giáo viên cần tạo cơ hội cho các em học sinh bày tỏ cảm xúc của mình bằng cách đưa ra các câu hỏi. Ví dụ: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh bông hoa đong đưa giữa dòng nước lũ? ( Tây Tiến)

2.2.4. Vai trò của mô hình câu hỏi

Những câu hỏi theo mô hình lặp đi lặp lại nhiều lần ở nhiều bài học về tác phẩm thơ sẽ rèn luyện tư duy cho học sinh, hình thành phản xạ có điều kiện trong suy nghĩ. Khi đọc một bài thơ trữ tình bất kì bao giờ các em cũng tự hỏi : Chủ đề toát lên từ bài thơ là gì? Cách chia bố cục ra sao? Nhân vật trữ tình là ai? Tâm trạng diễn biến ra sao? Những biện pháp nào làm nổi bật được tâm trạng đó… Trong ba dạng câu hỏi nói trên thì câu hỏi yêu cầu học sinh hướng vào khai thác những yếu tố của văn bản là quan trọng nhất. Giáo viên cần coi đây là trọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tâm của bài giảng. Ba hệ thống câu hỏi vừa nêu có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đó là những lớp lang cần được lần lượt bóc tách trong quá trình tìm hiểu tác phẩm, là những tầng bậc nối tiếp nhau trong một tiến trình thống nhất.

2.3. Quy trình phát triển câu hỏi

2.3.1.Bƣớc 1: Giáo viên đọc và suy nghĩ về tác phẩm văn chƣơng cần dạy.

Có ba khuynh hướng tiếp cận tác phẩm văn chương : Khuynh hướng lịch sử phát sinh, Khuynh hướng đi vào bản thể tác phẩm và những tìm tòi về thi pháp và khuynh hướng chức năng tác động. Giáo viên cần vận dụng và kết hợp hài hoà các khuynh hướng đó vào tìm hiểu để có một cài nhìn sâu sắc, toàn diện về tác phẩm. Đây là công việc cực kì cần thiết của giáo viên. Bởi lẽ, làm sao giáo viên có thể hướng dẫn người học hiểu những điều mà ngay chính bản thân mình cũng chưa hiểu. Bản thân người dạy chưa hiểu thì không thể giúp người khác hiểu được.Bản thân mình có nắm rõ thì mới giúp người khác nắm rõ vấn đề được. Giống như một người chỉ đường càng thạo đường bao nhiêu thì việc chỉ dẫn càng chính xác và hiệu quả bấy nhiêu. Việc tìm hiểu thấu đáo tác phẩm chính là một nền tảng vững chắc để phát triển thành công hệ thống câu hỏi. Do vậy, bản thân người giáo viên phải nắm thật chắc tác phẩm. Tìm hiểu nó ở mọi phương diện đa dạng, phong phú, sâu sắc với phương châm “ biết mười giảng một”. Không thể loại trừ tình huống học sinh thắc mắc hỏi ngược lại giáo viên cho nên cần tránh tình trạng giáo viên không biết trả lời như thế nào trước câu hỏi của các em. Càng đổi mới phương pháp, càng phát huy tích tích cực của học sinh bao nhiêu thì tài nghệ, năng lực và tri thức của người thầy càng phải được nâng cao bấy nhiêu. Đó là quá trình của một con ong không ngừng nghỉ hút nhụy tri thức làm nên thành quả kiến thức như những giọt mật thơm thảo dâng cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đời. Mỗi giáo viên không chỉ là một nhà giáo mà còn là một nhà nghiên cứu khoa học thực sự trong hành trình tìm tòi và sáng tạo không ngừng.

2.3.2. Bƣớc 2: Phát triển câu hỏi sách giáo khoa thành câu hỏi trong giáo án

Giáo viên cần tiến hành tìm hiểu câu hỏi sách giáo khoa và đối chiếu với mô hình câu hỏi cho dạy học một tác phẩm thơ trữ tình và tiến hành phát triển câu hỏi sách giáo khoa thành câu hỏi trong giáo án.

Qua việc tìm hiểu câu hỏi sách giáo khoa, giáo viên cần đánh giá chính xác những câu hỏi đó. Từ đó so sánh với mô hình câu hỏi đã đề ra và nhận thấy những vấn đề mà câu hỏi sách giáo khoa chưa đề cập đến và cần được bổ sung. Tiếp theo cần xem xem cái được đề cập đến đã cụ thể chưa, có thể dẫn dắt được suy nghĩ của học sinh hay không. Đối với những câu hỏi cụ thể, phù hợp với thực tế học sinh và giờ học giáo viên có thể sử dụng luôn. Ví dụ trong bài “ Tây Tiến”, tác giả sách giáo khoa hỏi: “ Theo văn bản, bài thơ có mấy đoạn. Nêu ý chính của mỗi đoạn và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn?

Đối với những câu hỏi còn quá chung chung, giáo viên cần chia thành các vấn đề nhỏ hơn, đồng thời bổ sung gợi dẫn cần thiết làm đòn bẩy cho quá trình suy nghĩ của học sinh. Sau đó có thể sử dụng các câu hỏi của sách giáo khoa cho phần khái quát hoá nội dung của từng phần hoặc của cả bài. Nghĩa là chúng ta có thể chia câu hỏi trong sách giáo khoa thành những yêu cầu nhỏ hơn nhưng không đồng nghĩa với việc chẻ vụn tác phẩm thành những câu hỏi không theo hệ thống.

2.3.3.Bƣớc 3 : Vận dụng hệ thống câu hỏi trong giờ lên lớp

Đây là hoạt động vận dụng vào thực tế đề án câu hỏi đã xây dựng. Giáo viên cần tránh bê nguyên cũng như thoát li hoàn toàn câu hỏi đã chuẩn bị trong giáo án. Trái lại cần có phản ứng nhanh, sử dụng phù hợp các câu hỏi đã xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong điều kiện cụ thể. Đặc biệt tuỳ từng câu hỏi mà giáo viên có thể kết hợp với ngữ điệu sinh động để lôi cuốn học sinh, tạo hứng thú tìm hiểu vấn đề ở các em. Bên cạnh đó cần theo sát câu trả lời của học sinh, được thì khen ngợi, chưa được thì khéo léo động viên để các em khắc phục. Giáo viên cần “ tạo thời gian chờ” trước khi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi để các em có thời gian suy nghĩ và sắp xép ý mình định trình bày. Đồng thời tạo cơ hội cho nhiều học sinh bày tỏ hiểu biết.

2. 4. Phát triển câu hỏi cho một số bài thơ trữ tình trong sách giáo khoa lớp 12

Một phần của tài liệu phát triển câu hỏi sách giáo khoa thành câu hỏi giáo viên trong dạy học tác phẩm trữ tình lớp 12 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)