3.1 .Những vấn đề chung về thử nghiệm
3.1.3. Thời gian và địa điểm thử nghiệm
Thời gian thử nghiệm: Hè năm 2011
Điạ bàn thử nghiệm: Thử nghiệm ở trường THPT Hàm Long- Thành phố Bắc Ninh- Bắc Ninh.
3.1.4. Nội dung và phương pháp thử nghiệm 3.1.4.1. Nội dung thử nghiệm
Áp dụng các mô hình cũng như quy trình phát triển hệ thống câu hỏi sách giáo khoa trở thành câu hỏi giáo viên vào việc dạy hai bài học cụ thể
*Tác phẩm “ Tây tiến”( Quang Dũng), ngữ văn 12, tập 1
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp riêng của thiên nhiên miền tây và hình ảnh người lính Tây Tiến trong bài thơ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giạng điệu
B. Phương tiện thực hiện
- Sách giáo khoa - Sách giáo viên - Tài liệu tham khảo
C. Cách thức tiến hành
I. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số:……Vắng:…….lý do:……… 2. Kiểm tra bài cũ
Tổng thư ký liên hợp quốc đã làm thế nào để cho việc tổng kết tình hình thực tế của mình không chỉ trung thực, đáng tin cậy mà còn là cơ sở để dẫn tới những kiến nghị mà ông sẽ nêu sau đó?
II. Giới thiệu bài mới
“Có một bài ca không bao giờ quên’ có một bài ca như thế có những năm tháng như thế mãi mãi để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ ca trong âm nhạc. Đó là bài ca về người lính. “Tây Tiến” là bài thơ thành công khi viết về đề tài người lính
III. Bài giảng
Hệ thống câu hỏi của giáo viên Nội dung bài học cần hướng tới
- Giới thiệu vài nét về tác giả Quang
I.Đọc- hiểu chung
1. Vài nét về tác giả Quang Dũng a. Cuộc đời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Dũng theo những định hướng cơ bản sau đây:
+ Họ tên đầy đủ, năm sinh, năm mất?
+ Quê hương?
+ Gia đình( Xuất thân)?
+ Bản thân?
- Cuộc đời ông có ảnh hưởng gì đến sự nghiệp sáng tác?
- Sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng bao gồm những tác phẩm cơ bản nào?
- Đặc điểm toát lên từ các tác phẩm đó trên hai phương diện nội dung và
-Quang Dũng tên khai sinh là Bùi Đình Diệm( 1921- 1988)
- Quê: Đan Phượng- Hà tây( Hà Nội 2) + Gia đình: Xuất thân trong một gia đình nho học.
-Bản thân:
+ Học trung học ở Hà Nội, sau cách mạng tháng 8 tham gia quân đội.
+ Sau 1954 là biên tập viên nhà xuất bản văn học.
+ Là một nghệ sĩ đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc.
Miền quê Sơn Tây, những năm tháng là học sinh ở Hà Nội, quãng thời gian là lính đã để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ Quang Dũng
b. Sự nghiệp sáng tác
- Tác phẩm chính: “ Mây đầu ô” ( thơ, 1986), “ thơ văn Quang Dũng” ( Tuyển tập thơ văn, 1988)
- Đặc điểm sáng tác?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghệ thuật?
- Nghiên cứu sách giáo khoa và rút ra những điểm chính về hoàn cảnh ra đời bài thơ trên những phương diện sau:
+ Thời điểm ra đời đoàn binh Tây Tiến?
+ Nhiệm vụ hoạt động của đoàn quân?
+ Địa bàn hoạt động?
+ Nguồn gốc xuất thân của những
người lính và xứ Đoài
+ Nghệ thuật: Hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn, tài hoa.
2.Văn bản “ Tây Tiến” a. Hoàn cảnh ra đời
- Mùa xuân 1947, Quang Dũng ra nhập đoàn binh Tây Tiến, một trung đoàn vừa được thành lập.
- Nhiệm vụ:
+Phối hợp với bộ đội lào giải phóng biên giới Việt Lào
+ Đánh tiêu hao quân Pháp Ở Thượng lào và miền tây Bắc Bộ Việt Nam.
- Địa bàn hoạt động rất rộng: Từ Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình sang Sầm Nứa rồi vòng về miền Tây Thanh Hoá.
Những nơi này có núi cao, sông sâu, rừng rậm, có nhiều thú dữ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
người lính?
+ Đời sống sinh hoạt của những người lính?
+ Hoàn cảnh trực tiếp ra đời bài thơ?
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm sau đó yêu cầu xác định chủ đề( nội dung chính toát lên từ bài thơ)
- Theo văn bản, bài thơ chia làm 4 đoạn. Nêu ý chính của mỗi đoạn và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn?
- Ban đầu tác giả đặt là “ nhớ Tây
những học sinh, sinh viên của thủ đô Hà Nội.
- Đời sống sinh hoạt kham khổ: thiếu lương thực, thuốc men, tử vong vì sốt rét và chiến đấu rất nhiều.
- 1948, Quang Dũng được chuyển về đơn vị khác. Xa đơn vị chưa lâu, ngồi ở Phù Lưu Chanh viết bài thơ “ Tây Tiến”
b. Chủ đề
Nhớ những kỉ niệm buồn vui khó quên về đồng đội và cuộc sống chiến đấu gian khổ một thời.
c. Bố cục
- Đoạn 1: Những cuộc hành quân gian khổ của người lính và khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội.
- Đoạn 2: Những kỉ niệm về tình quân dân trong đêm liên hoan và sông nước miền Tây thơ mộng.
- Đoạn 3: Chân dung người lính Tây Tiến.
- Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.
d. Nhan đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tiến” sau đó lại bỏ đi chữ nhớ để chỉ còn lại hai tiếng “ Tây Tiến”. Tại sao tác giả lại lựa chọn như vậy?
-“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” Câu thơ có 7 tiếng thì có đến 4 tiếngchỉ địa danh. Cách gọi tên các địa danh nói lên điều gì trong tâm hồn thi sĩ?
- Em hãy nhận xét về tình cảm và giọng điệu của tiếng gọi “Tây Tiến ơi”?
xúc của tòan bài bởi toàn bộ bài thơ là nỗi nhớ mênh mông, dạt dào.
- Nhan đề “ Tây Tiến”
+ Không cần nói nhớ ở nhan đề mà người đọc vẫn cảm nhận được nỗi nhớ tràn ngập cả bài thơ. Nhan đề này làm tăng cái hàm súc, ý nhị của tác phẩm văn chương.
+ Nhan đề “ Tây Tiến” rộng hơn “ nhớ Tây Tiến” vì nó gợi nhắc về trang sử đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
II. Đọc - hiểu văn bản
1.Những cuộc hành quân gian khổ của ngƣời lính và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội a.Hai câu đầu
-“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi”
+ 4/7 tiếng chỉ địa danh: Đó không chỉ là những địa danh vô cảm mà là nơi cất giữ bao kỉ nịêm.
+ Tiếng gọi “ Tây Tiến ơi” Với giọng điệu tha thiết, ngọt ngào diễn tả nỗi nhớ tràn đầy buột ra thành tiếng gọi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Phát hiện biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ “ nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”? Giá trị biểu hiện của biện pháp nghệ thuật đó? - Liệt kê những câu thơ, bài thơ em đã biết nói về nỗi nhớ? So sánh với những nỗi nhớ đó thì nỗi “ nhớ chơi vơi” có gì đặc biệt? Em hiểu nỗi “nhớ chơi vơi” là thế nào?
- Thiên nhiên được gợi ra trong 12 câu còn lại mang màu sắc tương phản. Hãy chỉ ra nét chung về sự tương phản đó?
- Chú ý vào những điểm sáng nghệ thuật của đoạn thơ. Cụm từ “đoàn quân mỏi” toát lên điều gì”? Đây có phải là lời kêu ca hay không?
- Xác định từ loại của các từ “ khúc khuỷu”, “thăm thẳm”. những từ đó gợi ra trong tâm trí em về một chặng
-“ Nhớ về rừng búi nhớ chơi vơi”
+ Điệp từ “ nhớ” khắc sâu tình cảm của người lính dành cho Tây Tiến.
+ Có nhiều bài thơ viết về nỗi nhớ những ít bài thơ viết bằng những chữ lạ và ám ảnh đến vậy. “ Nhớ chơi vơi” là nỗ nhớ không hình không lượng nhưng lại mênh mang đầy ắp và rất có chiều sâu. Nó diễn tả được cái chập chùng xa ngái của núi rừng.
- Vần ơi trong hai câu thơ dường như có sức lan toả.
b.12 câu còn lại: Một Tây Tiến dữ dội và nên thơ
- Dữ dội
+ “Đoàn quân mỏi”: Giữa biển sương mù, người lính bị lấp đi, bị trĩu đi giữa mệt mỏi gian truân. Đây không phải là lời kêu ca mà là lời khẳng đinh sự thật + “ Khúc khuỷu”, “ thăm thẳm” là những từ láy tượng hình diễn tả con đường hành quân vừa gập ghềnh, gồ ghề, lởm khởm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đường hành quân như thế nào?
- Cụm từ “ súng ngửi trời” gợi cho em liên tưởng đến hình ảnh nào trong thơ Chính Hữu? Chỉ ra điểm gặp gỡ giữa hai hình ảnh? Cái độc đáo của Quang Dũng ở đây là gì?
- Nhận xét về cách ngắt nhịp của câu thơ “ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống” ? Cách nắt nhịp đó có giá trị như thế nào trong việc miêu tả chặng đường hành quân?
- Tiếng gầm của hùm beo cộng với những nhịp điệu “ chiều chiều, đêm đêm” khẳng định điều gì ở chốn rừng thiêng? Nó có tác động như thế nào tới cuộc hành quân của người lính?
- Còn có khó khăn nào nữa mà người
và rất khó đi. Đó là cái gian khổ của chặng đường hành quân mà người lính phải đối diện
+ “ Cụm từ “súng ngửi trời” rất đắc địa: là hình ảnh lãng mạn, nên thơ giống như người lính trong hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu. Sự độc đáo của cụm từ “súng ngửi trời” là ở chỗ nó vừa đặc tả được độ cao vừa thể hiện sự ngộ nghĩnh, tinh ngịch của người lính. +“ Ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống”: Câu thơ như bẻ ra làm đôi tạo thành hai vế tiểu đối. Người đọc tưởng tượng bên này là nuí dựng vách thành sườn bên kia đổ xuống hiểm trở.
+ Tiếng gầm của Hùm Beo nơi đại ngàn hoang vu cộng với những nhịp điệu “ chiều chiều”, “đêm đêm” thể hiện uy lực khủng khiếp của chốn rừng thiêng. Đó là những thử thách, khó khăn ghê gớm đối với người lính.
+Sự mất mát, hi sinh: Cụm từ “ không bước nữa” và “bỏ quên đời” là cách nói giảm, nói tránh để diễn tả sự mất mát hi sinh. Từ thực tế, nhà thơ pha vào đó chút
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lính phải trải qua? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ:
“ Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quân đời”
- Tìm những chi tiết nói về vẻ đẹp nên thơ của chặng đường hành quân? - Nhận xét về thanh điệu được sử dụng trong câu thơ “ Mường Lát hoa về trong đêm hơi”? Nó gợi ra trạng thái xúc cảm nào trong tâm hồn người lính?
- Nhận xét về thanh điệu? Tác dụng của thanh điệu ở đây? Mô tả lại bằng lời bức tranh thiên nhiên được tác giả gợi ra ở đây? Nhận xét về bức tranh đó?
- Còn có kỉ niệm nào chẳng thể nào quên trong tâm hồn người lính?
- Hai tiếng “ mùa em” và “nhớ ôi”
lãng mạn.
- Nên thơ
+ “ Mường Lát hoa về trong đêm hơi”: Câu thơ nhiều thanh bằng diễn tả vẻ đẹp thấp thoáng, mơ mộng của chặng đường hành quân và cảm xúc nâng nâng, mơ mộng trong tâm hồn người lính.
+ “ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: Câu thơ toàn thanh bằng tạo nên cái lắng dịu của tâm hồn người lính sau những gian khổ. Những màn mưa phủ giăng thung lũng, xa xa thấp thoáng ẩn hiện những ngôi nhà đang trôi bồng bềnh. Đó là một bức tranh huyền ảo và nên thơ. + Tình quân dân ấm áp
“ Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
“ Nhớ ôi” là tình cảm dạt dào, sâu lắng, ấm áp của người lính tây Tiến với hương vị bản Mường. Hai câu thơ gợi ra cảnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm của người lính dành cho những người dân bản mường?
- Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ ra ở đoạn thơ thứ nhất? Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên nền thiên nhiên ấy như thế nào?
- Nhận xét khái quát về thanh điệu của toàn bộ đoạn thơ?
- Một bên là vẻ đẹp dữ dội một bên là vẻ đẹp nên thơ. Ở đây, biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng? - Cách hiệp vần ơi có ý nghĩa như thế nào?
tượng đầm ấm với hương vị nếp xôi đậm đà.
*Tiểu kết
- Nội dung: Thiên nhiên Tây Bắc không
chỉ hiện ra với núi cao, vực sâu. Tây Bắc còn có những bản làng nên thơ. Nổi bật trên nền bức tranh ấy là người lính can trường, lạc quan giữa khó khăn, gian khổ.
- Nghệ thuật:
+ Đan xen giữa những câu thơ nhiều thanh bằng là những câu thơ nhiều thanh trắc. Thanh bằng như những gam màu tươi mát làm dịu nhẹ cả đoan thơ.
+ Nghệ thuật đối giữa một bên là vẻ đẹp dữ dội một bên là vẻ đẹp nên thơ.
-Cách hiệp vần “ơi” tạo âm hưởng mênh mông, dạt dào
Đây là một đoạn thơ giàu nhạc tính.
2.Kỉ niệm về tình quân dân trong đêm liên hoan và sông nƣớc Miền Tây thơ mộng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thành phần tham gia gồm những ai? Nổi bật hơn cả là đối tượng nào?
- Không khí đêm hội được miêu tả ra sao?
- Đuốc hoa là cây nến trong phòng tân hôn. Đây là tư liệu của văn học cổ “đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa” ( truyện Kiều). Cách dùng đuốc hoa ở đây có gì đặc biệt?
- Chữ “ bừng” và hai tiếng “ kìa em” cho chúng ta thấy điều gì về tâm trạng người lính trẻ.
- “ Có thấy” và “ có nhớ” là những từ ngữ dùng để hỏi. Ở đây ai hỏi, hỏi ai và hỏi về vấn đề gì?
- Thành phần tham gia: Người lính Tây Tiến và đồng bào địa phương. Nổi bật hơn cả là những cô gái miền sơn cước với y phục lộng lẫy và những điệu múa duyên dáng.
-Không khí đêm hội tưng bừng, náo nhiệt bởi ánh sáng lung linh của đuốc và âm thanh dìu dặt của tiếng đàn.
- “Đuốc hoa”- Sự nhào nặn từ ngữ nói về đêm lửa trại, đêm liên hoan tưng bừng, rộn rã.
- Tâm trạng người lính trẻ
+ Chữ “ bừng” : Miêu tả ánh sáng của ngọn đuốc và niềm vui tưng bừng trong lòng người.
+ Hai tiếng “ kìa em” là lời trầm trồ, ngạc nhiên, mê say, vui sướng.
b. Cảnh buổi chiều sƣơng phủ trên sông nƣớc mênh mang.
- “ Có thấy” và “ có nhớ”- Quang Dũng tự hỏi lòng mình khơi dậy bao kỉ niệm sâu sắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Cách hiệp vần “ấy” có ảnh hưởng gì đến âm điệu của hai câu thơ đầu?
- Lau thường mọc ở những nơi như thế nào? Hai tiếng “ hồn lau” gợi một không khí ra sao, có tác động gì đến lòng người?
- Thời gian và không gian được miêu tả trong bốn câu thơ? Trên nền không thời gian ấy nổi bật đối tượng nào? Có đặc điểm gì tiêu biểu?
- Ấn tượng và suy nghĩ của em về hình ảnh bông hoa đong đưa giữa dòng nước lũ?
- Sự khác nhau giữa khổ thơ thứ nhất