Tổng quan hiện trạng môi trƣờng thành phố HàNội

Một phần của tài liệu Hành vi xả rác của người dân đô thị thành phố Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (Trang 34 - 36)

8. Khung phân tích

2.1.Tổng quan hiện trạng môi trƣờng thành phố HàNội

Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với mức sống được nâng cao là những nguyên nhân chính dẫn đến lượng phế thải phát sinh ngày càng lớn. Chính do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khả năng đầu tư có hạn, việc quản lý chưa chặt chẽ cho nên việc quản lý tại các khu đô thị, các nơi tập chung dân cư với số lượng lớn, các khu công nghiệp, mức độ ô nhiễm do chất thải rắn gây ra thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Môi trường nước mặt (sông, ao, hồ) ở Hà Nội cũ, Hà Đông, Sơn Tây và các làng nghề của Hà Tây đều bị ô nhiễm trầm trọng. Nguồn nước thải từ sinh hoạt, dịch vụ và sản xuất chưa được xử lý và ngày càng gia tăng, vượt quá khả năng tự làm sạch của tất cả các sông, hồ trong vùng Hà Nội. Nước thải từ sinh hoạt đô thị vẫn là nguyên nhân chính (chiếm 80%) gây ra ô nhiễm các chất hữu cơ đối với môi trường nước mặt ở các đô thị của Thủ đô Hà Nội. Các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ của Hà Nội vốn là cảnh quan thiên nhiên rất đẹp của Hà Nội, nay biến thành kênh thoát nước thải chưa được xử lý, các chất ô nhiễm hữu cơ vượt quy chuẩn cho phép đối với nước loại B nhiều lần, mặt nước biến thành màu đen, các khí NH3, CH4, H2S bốc mùi hôi rất khó chịu.

Bên cạnh các vấn đề trên một thực tế không thể phủ nhận được đó là hiện nay Hà Nội ngày càng ồn.Ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn ở các đô thị của thủ đô Hà Nội ngày càng tăng. Môi trường không khí ở các đô thị của thủ đô Hà Nội hiện nay nói chung đang bị ô nhiễm nặng nề cả về bụi và tiếng ồn. Môi trường không khí và tiếng ồn ở các đô thị của thủ đô Hà Nội

35

đang chịu hai áp lực nguồn thải ô nhiễm rất lớn. Đó là phương tiện giao thông vận tải cơ khí phát triển rất nhanh và hoạt động xây dựng sửa chữa công trình trong đô thị thiếu quản lý chặt chẽ.

Chất thải sinh hoạt hiện đang là một trong những nguồn lớn gây ra ô nhiễm môi trường. Quản lý rác thải là một trong những vấn đề bức xúc tại khu vực đô thị và công nghiệp tập trung ở nước ta. Hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và quản lý rác thải sinh hoạt ngày càng được nhà nước, xã hội và cộng đồng quan tâm. Trên thực tế hầu hết các bãi rác trong các đô thị từ trước đến nay không theo quy hoạch tổng thể, nhiều thành phố, thị xã, thị trấn chưa có quy hoạch bãi chôn lấp chất thải. Việc thiết kế và xử lý chất thải hiện tại ở các đô thị đã có bãi chôn lấp lại chưa thích hợp, chỉ là những nơi đổ rác không được chèn lót kỹ, không được che đậy, do vậy đang tạo ra sự ô nhiễm nặng nề tới môi trường đất, nước, không khí… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

Hiện nay ở tất cả các thành phố, thị xã, đã thành lập các công ty môi trường đô thị có chức năng thu gom và quản lý rác thải. Nhưng hiệu quả của công việc thu gom, quản lý rác thải còn kém, chỉ đạt từ 30-70% do khối lượng rác phát sinh hàng ngày còn rất lớn. Trừ lượng rác thải đã quản lý số còn lại người ta đổ bừa bãi xuống các sông, hồ, ngòi, ao, khu đất trống làm ô nhiễm môi trường nước và không khí.

Tại Hà Nội đã có một số phường thực hiện thí điểm những dự án 3R để phân loại rác, song nhìn chung mới chỉ thực hiện nhỏ lẻ, không đồng bộ và thiếu định hướng. Do đó, hiệu quả đạt được từ những dự án này khá thấp.

Theo tính toán của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường Đô thị (URENCO) năm 2011, mỗi ngày Hà Nội thải ra khoảng 3.000 tấn rác thải sinh hoạt, tức một năm có trên dưới một triệu tấn. Hiện nay, ngoài

36

URENCO còn có nhiều đơn vị khác cùng tham gia thu gom rác như Công ty cổ phần Thăng Long, Công ty cổ phần Tây Đô, Công ty cổ phần Xanh, Hợp tác xã Thành Công... nhưng tất cả vẫn không thể thu gom nổi vì lượng rác thải sinh hoạt đang ngày một tăng nhanh. Chính vì vậy mà tỉ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở các quận nội thành hiện đạt khoảng 95%, còn các tuyến ngoại thành mới chỉ khoảng 60%. Hiện nay, Hà Nội vẫn còn 66% số xã chưa có nơi chôn lấp hoặc xử lý rác thải. Khu vực ngoại thành có 361/435 xã, thị trấn đã thành lập tổ thu gom rác; trong đó có 148 xã đã tổ chức chuyển rác đi xử lý, chôn lấp tại bãi rác tập trung của thành phố (đạt tỉ lệ 34%).

Vấn đề rác thải đang là một “vấn nạn” tại Hà Nội, có thể thấy thực tế là khắp nơi trên phố phường Hà Nội luôn có rác thải sinh hoạt hiện hữu. Mặc dù các đơn vị thu gom rác đã tăng tần suất thu gom cũng như tăng số lượng nhân viên thu gom, nhưng thực tế vấn đề rác thải bừa bãi vẫn còn tồn tại ở một số khu vực đô thị Hà Nội. Nguyên nhân của vấn đề này là do nhận thức, thái độ, hành vi của người dân đô thị Hà Nội về vấn đề xả rác bừa bãi còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Hành vi xả rác của người dân đô thị thành phố Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (Trang 34 - 36)