Những nguyên nhân dẫn đến hành vi xảrác của ngƣời dân

Một phần của tài liệu Hành vi xả rác của người dân đô thị thành phố Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (Trang 54 - 67)

8. Khung phân tích

2.5.Những nguyên nhân dẫn đến hành vi xảrác của ngƣời dân

Người ta hay nói đến trách nhiệm công dân với những việc to tát như xây dựng và bảo vệ đất nước, nhưng đôi khi quên đi trách nhiệm công dân trong những việc bình thường hằng ngày, ví dụ như không xả rác.Những công nhân vệ sinh hàng ngày thu gom, tập kết rác để đảm bảo môi trường đô thị,giữ gìn vệ sinh tuyến phố, họ phải làm việc rất vất, trong lúc các công dân khác của thành phố cứ hồn nhiên và công khai vứt rác bữa bãi không đúng nơi quy định. Con người nhẫn tâm với thiên nhiên và với cộng đồng mà mình đang sống. Ít ai hiểu rằng, chính hành vi xả rác không đúng nơi quy định của mình cũng góp phần làm mất mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường, có thể gây tắc nghẽn các tuyến tiêu thoát nước.

Ô nhiễm môi trường đang thực sự là vấn đề lớn của cả nhân loại như ngày nay. Những biến đổi khí hậu và hậu quả khủng khiếp của nó không còn là dự báo nữa mà thành hiện thực ở khắp nơi. Hiện tượng toàn cầu hóa ElNino và trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính vẫn diễn ra từng ngày, từng giờ. Điều đáng suy nghĩ là ở chỗ phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả những hiện tượng trên đều có nguyên nhân từ con người, từ những hành động bừa bãi mà

55

trong đó có cả việc xả rác và khí thải bừa bãi. Nói cách khác, những tác hại của việc xả rác như mất vệ sinh, thể hiện hành vi thiếu văn hóa, gây mất mĩ quan đô thị, lan truyền dịch bệnh, tốn kém tiền của trong việc thu gom và xử lý, khiến cho khách du lịch có ấn tượng không tốt … đều có nguyên nhân bắt nguồn từ con người.

Hình 2 .11: Nguyên nhân của việc vứt rác không đúng nơi quy định

Đơn vị: %

Có rất nhiều nguyên nhân lý giải hành vi vứt rác không đúng nơi quy định, trong đó có đến 72.5% cho biết hành vi này do thói quen, thuận tiện thì người ta sẵn sàng vứt rác mặc dù gần đó có thùng rác; có 51.7% cho rằng vứt rác không đúng quy dịnh do cơ chế quản lý chưa tốt; 43.4% nhận định hành vi vứt rác không đúng quy định là do chế tài xử phạt về những hành vi xả rác bừa bãi này không hiệu quả và không đủ sức răn đe những người vi phạm. Do đó họ tiếp tục thực hiện những hành vi này và không quan tâm đến thái độ, phản ứng của người xung quanh; 42.3% nhận định hành vi xả rác bừa bãi có nguyên

56

nhân từ việc thiếu cơ sở vật chất, không đáp ứng đầy đủ nhu cầu đổ rác của người dân. Các nguyên nhân lý giải cho hành vi nàycòn do việc bố trí, phân bổ thùng rác chưa hợp lý, bố trí thời gian thu gom rác của công ty môi trường đô thị chưa phù hợp trong thực tế …Như vậy để hạn chế hành vi xả rác không đúng quy định cần hình thành cơ chế “trừng phạt” rõ ràng. Người dân sẽ tự hạn chế và tiến tới xóa bỏ hành vi xả rác không đúng quy định khi họ bị trừng phạt cụ thể với những hành vi sai do chính bản thân họ gây ra.

Nhận định của khách du lịch và người dân sinh sống cũng có nhiều điềm tương đồng khi được hỏi về những lý do dẫn đến hành vi xả rác không đúng quy định đang diễn ra tại Hoàn Kiếm.Có 68% du khách thừa nhận hành vi này bắt nguồn từ thói quen cố hữu của người dân, thuận tay vứt rác và không quan tâm đến người khác có thái độ, phản ứng ra sao. 52% du khách cho rằng cơ chế quản lý chưa tốt và thiếu cán bộ giám sát cũng là lý do dẫn đến tình trạng xả rác không đúng quy định hiện nay. Nghị định 73/2010/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội;Luật thủ đô về cấm xả rác chưa qua xử lý ra môi trường (Luật thủ đô số 25/2012/QH13 21/11/2012 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namđã có hiệu lực áp dụng, nhưng giá trị thực tiễn của những quy định này không có. Hiện tại chưa có đơn vị chuyên trách thực hiện việc giám sát thực thi của những quy định này. Phạt đối tượng nào, ai phạt? Ai giám sát? Những quy định vẫn chỉ nằm trên giấy tờ, ban hành quy định nhưng nếu không thiết lập đơn vị thực thi, giám sát thì không thể đạt được hiệu quả. Thực tế những hành vi xả rác bừa bãi vẫn đang diễn ra không chỉ tại Hoàn Kiếm mà đang xảy ra rất phổ biến tại nhiều khu đô thị tại Hà Nội, mặc dù Nghị định 73/2010/NĐ-CP đã được ban hành cách đây 3 năm.

57

Bảng 2 .7: Nguyên nhân của hành vi vứt rác bừa bãi

Đơn vị: %

Nguyên nhân Đối tƣợng trả lời

Khách du lịch Ngƣời dân

Cơ chế quản lí chưa tốt,

thiếu cán bộ giám sát 52 51.7

Chế tài xử phạt chưa hiệu

quả 45 51.3

Chưa được tuyên truyền

đầy đủ về việc vứt rác 37 17.7

Theo thói quen, thuận tiện

thì vứt 68 72.5

Thiếu cơ sở vật chất

(thùng rác, xe rác…) 25 42.3

Khoảng cách phân bố thùng rác, giờ lấy rác chưa hợp lý

28 12.5

Tóm lại có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định. Nhưng có thể tổng kết gồm có một vài nguyên nhân chính như sau:

Đầu tiên là do những thói quen đã hình thành từ rất lâu của một số bộ

phận không nhỏ người dân Hà Nội nói chung và Hoàn Kiếm nói riêng vẫn đang hành động theo thói quen, thói quen vứt rác không đúng nơi quy định, vứt tùy chỗ, tùy nơi và không cần quan tâm đến thái độ, phản ứng của người khác. Mặc dù họ ý thức được vấn đề, nhận thức được tầm quan trọng cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của hành vi xả rác bừa bãi ra nơi công cộng. Tuy nhiên họ vẫn làm, vẫn quen, họ xả rác do thói quen vô thức đã hình thành từ lâu, khó sửa đổi.

58

“…bản thân mình cũng nhiều khi cũng có vứt rác không đúng nơi quy định, mặc dù mình cũng có ý thức về vấn đề vệ sinh môi trường chứ không phải là không ý thức được, tuy nhiên có thể do thói quen của người Việt Nam, ăn trong nhà vứt rác ngoài sân thì đó cũng là một thói quen rất khó bỏ. Đôi khi nó chỉ như một hành động vô thức. Mình thấy rằng phần lớn những người xả rác ra đường không phải là họ không muốn giữ gìn vệ sinh môi trường mà đôi khi đó là do họ quen, họ cứ tiện tay họ vứt mà không ý thức gì về các ảnh hưởng tiêu cực do hành động vứt rác bừa bãi của mình”

(Nữ, 35 tuổi, Người dân)

Thứ hai do chế tài quy định về xử phát hành vi xả rác bừa bãi còn thiếu và

không có ý nghĩa thực tiễn. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường mặc dù không ngừng được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện nhưng có thể nói, chúng ta vẫn chưa có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ trong lĩnh vực này. Trên một số lĩnh vực, các quy định về bảo vệ môi trường còn rất tản mạn và nằm rải rác trong rất nhiều văn bản và ở nhiều cấp độ khác nhau, nhiều nội dung trùng lặp, thậm chí còn mâu thuẫn nhau, thiếu những văn bản có giá trị pháp lý cao. Các chế tài, biện pháp nói chung còn chưa thích hợp và chưa đủ mạnh để trừng trị nghiêm và răn đe những chủ thể có hành vi vi phạm. Các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về môi trường chưa thực sự hiệu quả (đặc biệt là xử lý vi phạm hành chính), còn thiếu các chế định về các biện pháp bồi thường thiệt hại dân sự, xác định trách nhiệm dân sự đối với người vi phạm; cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm môi trường còn yếu; các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường liên quan đến từng thành phần môi trường hay điều chỉnh những hoạt động của con người lên môi trường được ban hành chưa đồng bộ, còn chậm cả về mặt thời gian ban hành và nội dung của các quy định; những quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không có biện pháp xử lý thích hợp đối với người vi phạm nên không được thực hiện; còn thiếu các văn bản quy phạm pháp luật để huy động sự tham gia,

59

đóng góp của mọi tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường. Với các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay thì việc bảo vệ môi trường dường như chỉ là việc của các cơ quan quản lý chứ chưa thực sự trở thành “sự nghiệp của toàn dân”.

Điều này cũng dẫn đến thái độ chưa tuân thủ nội quy nơi giữ gìn vệ sinh công cộng.Trên thực tế so với các nước trên thế giới thì việc xử phạt những người vô ý thức không giữ gìn vệ sinh môi trường, xả rác bừa bãi cũng chưa thật nghiêm túc.Ví dụ như ở nước Singapore, chỉ cần ném một mẩu giấy ra đường là đã bị phạt tiền rất nặng. Tùy vào mức độ sai phạm mà người vi phạm có thể bị đánh giữa đường. Còn ở Việt Nam thì sao? Những người vô ý thức vẫn tiếp tục những hành vi xả rác không đúng nơi quy định vì hình thức xử phạt ở nước ta quá nhẹ nhàng chưa đủ sức răn đe.

Thứ ba thiếu đơn vị giám sát, cơ chế quản lý tình trạng này chưa thực hiện

hiệu quả. Vấn đề giữ vệ sinh môi trường đô thị dường như còn chưa được quan tâm đúng mực ở cấp quản lý. Hiện nay tại khu vực Hà Nội nói chung và Hoàn Kiếm nói riêng chưa có đơn vị chuyên trách thực hiện giám sát và xử phạt hộ dân có hành vi vứt rác bừa bãi. Điều này cũng là lý do dẫn đến tình trạng xả rác không đúng nơi quy định diễn ra hàng ngàytại khắp các tuyến phố ở Hà Nội.

Cuối cùng, hành vi vứt rác bừa bãi còn do cơ sở vật chất chưa đáp ứng

được nhu cầu thực tế. Hiện tại Hà Nội đã bố trí khá nhiều thùng rác, những do đặc điểm địa bàn có nhiều tuyến phố nhỏ, ngõ ngách nhiều nên việc phân bổ, sắp xếp các thùng rác còn thiếu hoặc chưa hợp lý trong thực tế. Do vậy người dân muốn vứt rác cũng không có chỗ và họ lại vứt rác theo những đống rác đã hình thành bên lề đường.

60

CHƢƠNG 3

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU HÀNH VI XẢ RÁC

3.1. Bài học kinh nghiệm từ các mô hình thành phố xanh, sạch trong và ngoài nƣớc

3.1.1. Mô hình thành phố xanh của Singapore

Singaphore là một quốc đảo bao gồm một đảo chính với 63 đảo nhỏ xung quanh, là một quốc gia diện tích nhỏ, dân số ít ở khu vực Đông Nam châu Á, diện tích cả nước khoảng hơn 700 km2 và dân số khoảng 4,8 triệu người. Trong một thời gian không lâu sau khi giành độc lập kinh tế Singapore đã phát triển nhanh chóng. Bên cạnh mặt kinh tế Singapore còn được thế giới biết đến là một thành phố sạch. Để đạt được những thành quả như ngày hôm nay, chính phủ Singapore đã đưa ra và thực hiện các điều luật hết sức nghiêm ngặt, hợp lý, cải tổ đồng bộ và chắc chắn từng bước một. Việc đầu tiên mà chính phủ Singapore nhận thấy là ý thức của người dân còn hạn chế. Bắt đầu bằng việc khởi xướng các cuộc vận động nhằm nâng cao ý thức giữ gìn môi trường cho nhân dân; cuộc vận động chống khạc nhổ (hủ tục lâu đời của Trung Quốc), cuộc vận động cấm vứt rác bừa bãi và thái độ cộc cằn của người dân và hướng dẫn người dân ý tứ, lịch sự hơn, cấm đốt pháo, nói không với thuốc lá và kẹo cao su… Không chỉ tạo ra các cuộc vận động nhân dân, chính phủ nước này còn xây dựung ý thức tự giác từ lúc còn bé là rất quan trọng, do đó cần đặc biệt quan tâm, trẻ em Singpore được dạy cách trồng cây, bảo vệ cây xanh và quan tâm đến môi trường sống, nhờ vậy mà bọn trẻ đã mang thông điệp đó về cho cha mẹ chúng dần hình thành ý thức trong cộng đồng dân cư.

Đối với vấn đề người bán hàng rong, ban đầu chính phủ Singapore đã không thể làm sạch thành phố bằng cách di dời những người bán hàng rong, chỉ khi đã tạo ra nhiều việc làm thì chính phủ mới có thể thi hành luật pháp và làm sạch đường phố. Chính phủ cấp giấy phép kinh doanh cho những người

61

bán hàng rong và chuyển họ từ lề đường vào trung tâm dành cho những người bán hàng rong với hệ thống cấp thóat nước và chỗ đổ rác. Đến những năm 80, chính phủ Singapore mới ổn định tất cả những người bán hàng rong.

Song song với những biện pháp mềm dẻo nhằm cải thiện ý thức bảo vệ môi trường của người dân, chính phủ đã sử dụng thêm các đạo luật liên quan đến môi trường và các biện pháp thi hành các chế tài dân sự, hành chính và tăng cường áp dụng các biện pháp hình sự đối với các vi phạm pháp luật về môi trường.

Nhằm bảo đảm cho việc kiểm soát và bảo vệ môi trường ở Singapore, một loạt các văn bản liên quan đến pháp luật về môi trường được ban hành, bao gồm:

Đạo luật về môi trường và sức khoẻ cộng đồng: Đạo luật này bao hàm các vấn đề về tiếng ồn, vệ sinh công cộng, chất thải rắn, chất thải độc hại và việc kiểm soát kinh doanh thực phẩm, chôn cất, hoả táng cũng như quản lý các bể bơi. Để thi hành Đạo luật nàycó 14 văn bản hướng dẫn thi hành.

Đạo luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường: Đạo luật này điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường và các hoạt động có mục đích liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Đạo luật về hệ thống cống tiêu thoát nước: Đạo luật này được ban hành nhằm điều chỉnh việc xây dựng, duy trì và cải tạo nâng cấp các hệ thống cống rãnh và hệ thống tiêu thoát nước dưới mặt đất điều chỉnh việc xử lý nước thải thương mại cũng như các vấn đề liên quan đến các hoạt động nêu trên.

Đạo luật về xuất nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy hiểm: Đạo luật này điều chỉnh việc xuất nhập khẩu và quá cảnh chất thải nguy hiểm và các chất khí thải khác.

Để đảm bảo cho các đạo luật có hiệu lực thi hành trên thực tế, thì các biện pháp cưỡng chế là không thể thiếu, do đó pháp luật về môi trường của

62

Singapore cũng đã đặt ra các biện pháp cưỡng chế khác nhau cho các mức vi phạm pháp luật về môi trường như sau:

Biện pháp xử lý hình sự: Pháp luật môi trường Singapore lấy chế tài hình

sự là công cụ cơ bản để thực thi, biện pháp này được áp dụng đối với người bị kết án phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thường và đối với những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo lao động bắt buộc (chỉ áp dụng với những bị cáo đủ 16 tuổi trở lên). Cụ thể là: (i) Hình phạt tiền: Đây là hình phạt phổ biến nhất trong các đạo luật về môi trường của Singapore, phạt tiền được xem là công cụ hữu hiệu trong việc tăng cường hiệu lực pháp luật về bảo vệ môi trường của Singapore. Theo các đạo luật ở Singapore thì có nhiều mức độ vi phạt tiền khác nhau, tuỳ thuộc vào các đạo luật khác nhau và mức độnguy hiểm của hành vi gâyra. Ví dụ trường hợp đổ rác nơi công cộng, nếu bị Toà án kết tội thì người vi phạm sẽ bị phạt đến10.000$ với vi phạm lần đầu và nếu tái phạm sẽ bị phạt tới 20.000$; (ii)

Hình phạt tù: Đâylà chế tài nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị những người vi phạm ngoan cố, khi mà các hành vi phạm tội có thể mang lại cho người phạm tội những khoản lợi nhuận lớn nếu họ không bị phát hiện và hình phạt tiền vẫn không ngăn chặn được các hành vi mà người đó gây ra. Ví dụ: theo Đạo luật về môi trường sức khoẻ cộng đồng và Đạo luật kiểm soát ô nhiễm thì những người vi phạm lần đầu bị buộc tội về hành vi đưa chất thải hoặc các chất độc hại vào nguồn nước ngầm có thể bị phạt tù đến 12 tháng.Đối với những người tái phạm thì có thể bị phạt tù với chế độ khắc nghiệt từ 1 đến 12 tháng; (iii)

Một phần của tài liệu Hành vi xả rác của người dân đô thị thành phố Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (Trang 54 - 67)