Hành vi xảrác của ngƣời dân

Một phần của tài liệu Hành vi xả rác của người dân đô thị thành phố Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (Trang 48 - 54)

8. Khung phân tích

2.4.Hành vi xảrác của ngƣời dân

Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm

49

thường xuyên nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay nước ta có một hiện tượng phổ biến là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng, không giữ gìn vệ sinh đường phố.Việc làm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường.Việc không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, người ta vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Tuy vậy, họ vẫn thản nhiên, vô tư không có gì áy náy.

Kết quả điều tra du khách về cảm nhận đối với hành vi xả rác không đúng nơi quy định có đến 53.5% trả lời rất khó chịu và 37.4% cảm thấy khó chịu trước hành vi thiếu ý thức này.

“…ở khu vực bán kem Tràng Tiền, mình cũng đã vào đó ăn thì mình thấy việc bố trí thùng rác tương đối nhiều, các biển chỉ dân chỗ vứt rác cũng rõ ràng, nhưng việc vứt que kem vỏ kem ra nền nhà, vỉa hè thì mình thấy vẫn còn nhiều. Rõ ràng ở đây đơn vị bán kem Tràng Tiền họ cũng đã có các biện pháp để đảm bảo giữ vệ sinh môi trường, nhưng khách hàng đến ăn kem không ý thức được việc đó thì đương nhiên nhà hàng cũng không thể bố trí người như cảnh sát, chỉ mỗi việc kiểm tra, nhắc nhở người ăn kem vứt rác đúng nơi quy định, thì mình thấy nói đi nói lại vẫn chỉ là vấn đề ý thức”

50

Hình 2. 7: Hình thức vứt rác của hộ dân

Đơn vị: %

Phần lớn người dân đều trả lời gia đình họ thường đặt rác trước của nhà chờ nhân viên vệ sinh đến thu gom (60.4%); tiếp đến là tỷ lệ chọn phương án để rác thành đống ở lề/ góc đường/ ngõ ngách chiếm 53.6%; tỷ lệ hộ dân cho biết đổ rác theo hình thức chờ tín hiệu báo đổ rác rồi mang đi đổ (52.8%). Hiện nay hệ thống xe rác công cộng thu gom rác ở từng tuyến phố đã hoạt động 2 ngày một lần nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên thực trạng là có đến 53.6% người trả lời sinh sống tại quận Hoàn Kiếm cho biết họ thường xuyên đổ rác theo hình thức để “rác thành đống ở lề/ góc đường/ ngõ ngách”. Nguyên nhân của vấn đề này được người dân cho biết do thời gian thu gom rác chưa phù hợp với sinh hoạt của người dân. Mặc dù được bố trí 2 lần thu gom trong ngày, tuy nhiên giờ thu gom rác đó không phù hợp với đối tượng đi làm tại các đơn vị hành chính sự nghiệp. Vì vậy nhiều người dân đã quen với việc để rác thành đống bên lề đường, ngõ ngách hoặc để trước cửa nhà để nhân viên vệ sinh môi trường thu gom. Trên thực tế cả hai hình thức đổ rác phổ biến đang được người dân áp dụng đều là không đúng. Đổ rác đúng quy định được hiểu là rác sẽ đổ theo tín hiệu báo đổ rác. Việc “đặt rác ở trước cửa nhà” hay “để rác thành đống ở lề/ góc đường/ ngõ ngách ” chờ nhân viên đến thu gom là những hình thức vứt rác không đúng quy định. Những túi rác không đổ đúng quy định của người dân không chỉ làm Hà Nội không đẹp trong

51

mắt du khách đến thăm quan mà còn tốn rất nhiều công sức, thời gian của nhân viên vệ sinh khi lại quét dọn, thu gom đống rác bẩn. Không những thế những đống rác được tập kết không đúng nơi quy định chưa được thu gom ngay sẽ có mùi khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sinh sống xung quanh khu vực này.

Nơi sinh của người được phỏng vấn có ảnh hưởng nhất định đến lựa chọn hành vi vứt rác của hộ gia đình. Khi được hỏi về hình thức vứt rác người dân sinh ra tại Hà Nội có hình thức đổ rác tuân theo quy định hơn so với những hộ dân sinh ra tại tỉnh khác và đến làm ăn, sinh sống, kinh doanh buôn bán tại địa bàn. 42.3% người dân sinh ra tại Hà Nội có thói quen chờ tín hiệu báo đổ rác thì mang đi đổ, trong khi tỷ lệ này ở những người tỉnh khác chỉ đạt 10.6%. Tương tự với thói quen đổ rác vào thùng rác công cộng, người dân Hà Nội có tỷ lệ 23.4%; trong khi tỉnh khác chỉ đạt 7.5%.

Hình 2 .8: Tƣơng quan giữa nơi sinh và hình thức vứt rác

Đơn vị: %

Hiện nay tại các tuyến phố, phường của Hà Nội đều có các xe thu gom rác hàng ngày từ một đến hai lần đến từng tuyến ngõ/ ngách để thu gom rác, nhưng hiện tượng vứt rác không đúng nơi quy định vẫn đang diễn ra hàng ngày. 48.3% người trả lời cho biết họ đã từng vứt rác không đúng nơi quy định.

52

Giới tính có ảnh hưởng nhất định đến hành vi vứt rác không đúng nơi quy định. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ nữ có hành vi vứt rác không đúng quy định cao hơn nam giới (xem Bảng 2.5). Nguyên nhân phải chăng ý thức của nữ đối với bảo vệ môi trường không tốt như nam giới.

Thực tế, tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, những công việc nội trợ phần lớn do nữ phụ trách và công việc đổ rác, vứt rác hàng ngày là một phần việc của họ. Do đó, hành vi vứt rác của nữ không đúng nơi quy định không phải do họ thiếu ý thức mà phần nhiều do thói quen, do cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế (xem hình 2.13)

Bảng 2 .5: Giới tính và hành vi vứt rác không đúng nơi quy định

Đơn vị: % Vứt rác không đúng nơi quy định Giới tính TỔNG Nam Nữ Có 68 25.3% 60 32.8% 128 58.1% Không 64 73 137 24.2% 27.5% 51.7% Tổng 132 133 265 49.8% 50.2% 100%

Hình 2 .9: Tƣơng quan giữa Giới tính của ngƣời trả lời và lý do vứt rác không đúng nơi quy định Đơn vị: %

53

“…ngoài ra mình thấy việc xả rác ra đường như mình đi đường mình hay quan sát thì lại là ngoài các quán vỉa hè và người bán rong mình không đề cập nhé, thì cái đối tượng xả rác bừa bãi ra đường thì phần lớn mình thấy lại toàn là thanh niên, như mình thấy chính các cụ già, những đối tượng về hưu đi tập thể dục thì các cụ có vẻ ý thức về môi trường tốt hơn, không những họ không vứt rác ra đường mà họ còn tiện tay nhặt rác bỏ vào thùng, mình nghĩ cũng có thể do việc tuyên truyền về vệ sinh môi trường vẫn mang tính hình thức, chung chung, chưa có chương trình riêng biệt cho từng đối tượng, từng lứa tuổi..”

(Nữ, 31 tuổi, Du khách)

Hành vi vứt rác không đúng nơi quy định không chỉ xuất hiện ở lớp thanh niên mà ngay cả những người trung niên hay cao tuổi cũng đang có thói quen chưa tốt này.

Bảng 2. 6: Tƣơng quan Độ tuổi ngƣời trả lời và hành vi vứt rác không đúng nơi quy đinh Đơn vị: %

THANG ĐO

ĐỘ TUỔI CHIA THEO KHOẢNG

Tổng Dƣới 20 tuổi 20-40 40-60 Trên 60 Có 6 71 36 14 128 2.3% 27.2 % 13.6% 5.3 % 48.3% Không 2 47 67 21 137 3.4% 4.5% 7.5% 18.5% 41.9% TỔNG 8 119 103 35 265 3% 44.9% 38.9% 13.2% 100%

55.4% khách du lịch cho biết họ đã từng vứt rác không đúng quy định, 46.6% thừa nhận họ vứt rác bừa bãi do không có thùng rác/ thùng rác đầy, 32.8% vứt rác vì có sẵn bãi đống rác.

54

Hình 2 .10: Lý do vứt rác không đúng quy định của khách du lịch

Đơn vị: %

Một phần của tài liệu Hành vi xả rác của người dân đô thị thành phố Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (Trang 48 - 54)