Xuất các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu hành vi xảrác bừa bãi

Một phần của tài liệu Hành vi xả rác của người dân đô thị thành phố Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (Trang 70 - 90)

8. Khung phân tích

3.3.xuất các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu hành vi xảrác bừa bãi

giải pháp được người dân đánh giá, nhận định hiệu quả cao nhất đó là tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền về vệ sinh môi trường và vứt rác đúng nơi quy định với 47.2%; 46.4% nhận định phải phạt hành chính đối với hành vi vứt rác không đúng nơi quy định; tiếp đó là giải pháp phát động thêm phong trào vệ sinh môi trường thay đổi thói quen với tỷ lệ 36.6%; giải pháp thiết lập một ban quản lý, giám sát về vệ sinh môi trường tại cộng đồng để nhắc nhở và có biện pháp xử lý tức thời với những hành vi xả rác không đúng nơi quy định có 34.7% đánh giá rất hiệu quả.

Các giải pháp khác như bổ sung như cần tăng cường thùng rác tại các nơi công cộng thêm số lượng công nhân vệ sinh, cũng được người dân đánh giá về mức độ rất hiệu quả với tỷ lệ lần lượt là 31.7% và 28.7%.

3.3. Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu hành vi xả rác bừa bãi bãi

Hình 3. 3: Hiệu quả của các biện pháp làm giảm hành vi xả rác bừa bãi

Đơn vị: %

Để thay đổi một thói quen của một cá nhân đã là khó, thay đổi hành vi thói quen xấu của cả một tập thể càng khó hơn. Đó là một quá trình, nhưng cần phải làm, làm quyết liệt nếu muốn xây dựng một Hà Nội hào hoa, văn minh thanh lịch và quận Hòan Kiếm nơi có tháp Rùa có hồ Hoàn Kiếm là trái tim

71

của Hà Nội thì chính quyền địa phương và người dân cần chung tay chung sức cùng làm.

Trong đánh giá mức độ hiệu quả của các biện pháp làm giảm hành vi xả rác mặc dù có sự khác biệt về nghề nghiệp của những người trả lời nhưng biện pháp được đánh giá hiệu quả và rất hiệu quả theo họ là phát động các phong trào vệ sinh môi trường nhằm thay đổi thói quen về vứt rác và tăng cường tuyên truyền về vệ sinh môi trường, vứt rác đúng nơi quy định

Nghị định 73/2010/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội đã đi vào hoạt động được 3 năm, nhưng chưa thực sự hiệu quả.Nghị định không khả thi khi áp dụng vào thực tế. Thiếu người giám sát đánh giá thực hiện việc phạt và xử phạt, nên mặc dù ban hành được ba năm nhưng hiệu quả ngăn ngừa những hành vi xả rác bừa bãi từ Nghị định này chưa có trong thực tế.

Khi đánh giá về mức độ xử phạt này những người trả lời có sinh ra tại hà Nội tán thành các mức phạt của Nghị định đưa ra hơn những người sinh ra tại tỉnh khác với tỷ lệ chênh lệch gần gấp đôi.

Bảng 3 .1: Tƣơng quan giữa Nơi sinh của ngƣời trả lời và thái độ đồng tình với mức độ xử phạt của Nghị định 73/2010

Các quy định

Nơi sinh của ngƣời trả lời Hà Nội Tỉnh khác 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi:

Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung;

62.3% 15.8%

Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật khác phóng uế ở nơi công cộng;

60.8% 14.3%

Lấy, vận chuyển phân bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh.

72

Các quy định

Nơi sinh của ngƣời trả lời Hà Nội Tỉnh khác 2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi

Vận chuyển phân bằng phương tiện giao thông cơ giới trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh;

58.9% 15.8%

Đổ rác hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng;

60.4% 17.4%

Vứt rác, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác ra nơi công cộng, chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh;

61.1% 16.6%

3.Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đổ chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác.

62.6% 15.8%

Trong khi tại Hà Nội , những quy định về việc xử phạt các hành vi hút thuốc lá nơi công cộng, xả rác bừa bãikhông thực hiện được, thì nhiều nước xung quanh đang làm rất tốt với việc ban hành các điều khoản rõ ràng và tổ chức lực lượng thực hiện.

Bảng 3. 2: Biện pháp môi trƣờng của các quốc gia trong khu vực

Quốc gia Hình thức xử phạt

Singapore Điểm độc đáo là Singapore cho phép mọi ngƣời dân thực hiện luật. Khi thấy đối tượng hút thuốc ở nơi cấm, mọi công dân đều có quyền đến cảnh cáo, yêu cầu người hút vứt thuốc hoặc đến nơi cho phép hút thuốc. Nếu họ không chấp hành, có thái độ đe dọa thì gọi ngay NEA để cơ quan này cử người đến xử lý. Đối tượng sẽ bị xử phạt 200 SGD (đôla Singapore), nếu ra tòa có thể bị phạt đến 1.000 SGD (khoảng 17 triệu đồng). Người vứt tàn thuốc bừa bãi tại nơi công cộng còn bị phạt 100 SGD.

73

Quốc gia Hình thức xử phạt

Ấn Độ: Ngƣời vi phạm phải tự dọn vệ sinh Từ tháng 4-2012, thành phố Bhopal, thủ phủ bang Madhya Pradesh của Ấn Độ, cũng thành lập các đội cơ động để xử phạt xả rác và khạc nhổ trên đường phố. Các đội xử phạt, khoảng 10 người/nhóm, sẽ chịu trách nhiệm các khu vực của thành phố. Ngoài xử phạt xả rác, nhóm này cũng có nhiệm vụ phạt những người sử dụng phương tiện giao thông cũ kỹ, để chó mèo phóng uế bừa bãi... Theo Times of India, hình phạt cho lần đầu là 500 rupee (khoảng 10 USD) và tăng theo cấp số nhân cho những lần tái phạm.

Thái Lan Xả rác và gây mất vệ sinh là phạm luật và người vi phạm sẽ bị xử phạt nặng. Cơ quan quản lý đô thị Bangkok đã thành lập một lực lượng đặc biệt gồm hàng chục người để giữ gìn vệ sinh thành phố. Du khách thường bị phạt mức tối đa 2.000 baht (khoảng 67 USD) nếu ném một đầu lọc thuốc lá xuống đường.

Campuchia Theo Phnom Penh Post, tại thủ đô Phnom Penh, cảnh sát xử phạt các trường hợp xả rác nơi công cộng với mức phạt 10.000 riel (khoảng 2,5 USD). Sau ba tháng, tiền phạt thu được hơn 2.100 USD. Ông Chiek Ang, giám đốc cơ quan môi trường thành phố, cho biết hình phạt nhằm thay đổi thói quen xả rác của người dân và thừa nhận chính quyền cần phải làm nhiều hơn để giáo dục người dân. Ngoài việc phạt, thành phố cũng cho tăng số lượng thùng rác đặt tại các nơi công cộng.

Trung Quốc Người hút thuốc ở khu vực cấm còn bị nêu tên trên phương tiện truyền thông địa phương.

(Nguồn:19)

Kết quả điều tra cùng với tìm hiểu mô hình thành phố xanh của Đà Nẵng cho thấy chính quyền Hà Nội cần thực hiện mạnh tay, phải có những quy định, chế tài xử phạt hành chính cụ thể để răn đe những hành vi xả rác bừa bãi. Làm

74

được như vậy mới giảm thiểu được hành vi xả rác không đúng nơi quy định và tiến tới xóa bỏ hẳn những hành vi không đẹp đó không chỉ trong quận Hoàn Kiếm mà còn ở các khu vực đô thị xung quanh Hà Nội.

Một số đề xuất được xây dựng trên cơ sở kết quả điều tra nghiên cứu, tổng hợp từ những kinh nghiệm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường của các đô thị trong và ngoài nước:

Thứ nhất, cần có những biện pháp mạnh tay đối với những hành vi xả

rác không đúng quy định. Hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thông báo về việc soạn thảo nghị định xử phạt các hành vi về thu gom, đổ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định nhằm thay thế Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ. Theo đó, sẽ xử phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng đối với người có hành vi vứt rác thải trên đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước đô thị hay doanh nghiệp xả chất thải nguy hiểm có thể bị phạt tối đa 2 tỉ đồng. Nghị định mới sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2013. Những quy định cụ thể, chế tài xử phạt rõ ràng sẽ là biện pháp rất hiệu quả để giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ hành vi xả rác không đúng quy định tại quận Hoàn Kiếm.

Thứ hai, cần hình thành các ban, tổ giám sát cộng đồng với thành viên từ

những đoàn thể xã hội trên địa bàn phường (đoàn thanh niên, hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh…) tham gia giám sát, tuyên truyền nhắc nhở và thực hiện xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm cố tình xả rác không đúng quy định.

Thứ ba, cải thiện về cơ sở vật chất, hiện nay các thùng rác với dung tích

200 lít không phù hợp với các tuyến phố cổ tại Hàng Bài, Hàng Mã, cần bổ sung, trang bị thêm các thùng rác loại nhỏ ở nhiều khu vực công cộng và các ngõ ngách với phân bố hợp lý về khoảng cách để người dân, du khách, người bán hàng rong có thể thực hiện hành vi vứt rác đúng quy định.

75

PHẦN KẾT LUẬN

Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, đời sống người dân ngày càng được nâng cao cách nghĩ. Lối sống của mỗi người ngày càng văn minh, tiến bộ ứng xử có văn hóa. Đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay, đường phố xanh – sạch – đẹp là một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với một thành phố văn minh, sạch đẹp. Điều đó khiến mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và người khác. Luận văn

“Hành vi xả rác của ngƣời dân đô thị thành phố Hà Nội, qua nghiên cứu trƣờng hợp tại quận Hoàn Kiếm” đã tìm hiểu thực trạng thái độ, hành vi và nhận thức của người dân về hành vi xả rác không đúng quy định.

o Rác đang tồn tại nhiều và rất nhiều ở khắp các đô thị Hà Nội và khu vực Hoàn Kiếm;

o Đa số người dân nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của hành vi vứt rác đúng quy định. Hành vi này nếu thực hiện không đúng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường cảnh quan đô thị;

o Người dân có hộ khẩu tại Hoàn Kiếm có ý thức về môi trường tốt hơn những người chỉ đơn thuần đến đây buôn bán, kinh doanh;

o Nhận thức của người dân về các quy định, chế tài xử phạt, luật lệ liên quan đến công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế. Tỷ lệ người trả lời biết rõ về Luật môi trường, Luật Thủ đô và Nghị định 73/ ND- CP năm 2010 còn thấp ;

o Người dân chưa hình thành được phản ứng mạnh mẽ trước hành vi đổ rác không đúng quy định. Đối với hành vi xả rác bừa bãi của người khác họ thường bỏ qua và không có phản ứng;

o Hành vi xả rác của người dân phần nhiều có nguyên nhân từ thói quen, thuận tay thì vứt. Đây là một thói quen xấu của người dân Hà Nội.

76

o Để thay đổi thói quen xấu này, bên cạnh việc cải thiện nâng cao nhận thức cho người dân thì cần trang bị thêm nhiều thùng rác nhỏ ở các khu vực phố cổ để giảm thiểu hành vi đổ rác không đúng quy định

Tài nguyên và môi trường tự nhiên nuôi sống con người, song con người là tác nhân trực tiếp đến tự nhiên. Cần giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền để cán bộ, nhân dân thủ đô biết yêu mến, quý trọng các nguồn lực tự nhiên, biết sử dụng hợp lý và bảo vệ các tiềm năng thiên nhiên. Xây dựng quan hệ hài hòa giữa con người với tự nhiên là nhiệm vụ phải làm thường xuyên, là một trọng tâm trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch.

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên Môi trường (2008), Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2008.

2. Bộ Tài nguyên Môi trường (2010), Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2010, Tổng quan Môi trường Việt Nam.

3. Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Kèm theo Quyết định số 1216/ QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ);

4. Cục Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, (tháng 12/2010), Nghiên cứu đánh giá tổng thể sức khỏe và thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí đô thị.

5. Vũ Thị Kiều Dung (1995), Một số vấn đề về nhận thức và thói quen của dân cư Hà Nội đối với môi trường vệ sinh đô thị.

6. Vũ Cao Đàm (2002), Xã hội học môi trường, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 7. Trần Văn Đạm (2000), Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện

pháp nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường.

8. Vũ Quang Hà (2001), Các lý thuyết Xã hội hoc, Tập 1, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Lê Ngọc Hùng (2009), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

10.GS. Phạm Xuân Nam, (1998), Văn hóa vì phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia. 11.Phùng Hữu Phú (2010), Phát huy tiềm lực tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị

lịch sử- văn hóa phát triển bền vững thủ đô Hà Nội đến năm 2020, Nxb Hà Nội.

12.Hoàng Thị Thơm (2009), Nghiên cứu xu thế diễn biến chất lượng môi trường không khí Hà Nội và các vấn đề môi trường liên quan.

13.Đào Hoàng Tuấn (2009), Một số vấn đề cơ bản trong phát triển bền vững đô thị của Hà Nội theo hướng hiện đại đến năm 2020.

78

14.Đào Hoàng Tuấn (2008), Phát triển bền vững đô thị: những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của thế giới. Nxb. Khoa học xã hội.

15.Nguyễn Quang Uẩn (2011), Tâm lý học Đại cương, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội.

16.Viện Xã hội học, (1995),Kiến thức thói quen và hành vi ứng xử với môi

trường đô thị xung quanh vấn đề xử lý rác ở Hà Nội.

17.http://www.baomoi.com/Rác và trách nhiệm công dân/144/9333067.epi, tháng 11/2012;

18.http://vietbao.vn/Xa-hoi/Hà Nội tuyên chiến với nạn xả rác ra

đường/65180451/157/ ngày 3,11,2009;

19.http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/phap-luat/531447/quy định rõ ràng thực hiện quyết liệt.html, ngày 24/01/2013)

79

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng hỏi dành cho hộ gia đình và bảng hỏi dành cho du khách

80

Phụ lục 1: Bảng hỏi dành cho hộ gia đình và bảng hỏi dành cho du khách

Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

KHOA XÃ HỘI HỌC

ĐỀ TÀI:Nhận thức, thái độ, hành vi xả rác của người dân

đô thị thành phố Hà Nội

____________________________________________

BẢNG HỎI CHO DU KHÁCH

Kính thưa ông/bà,

Khoa Xã hội học, trường ĐH KHXH&NV thực hiện đề tài: “Nhận thức, thái độ, hành vi xả rác của ngƣời dân đô thị thành phố Hà Nội”với mong muốn góp phần làm cho Hà Nội xanh – sạch – đẹp. Kính mong nhận được ý kiến của ông/bà qua việc trả lời các câu hỏi dưới đây.

Những thông tin do ông/bà cung cấp chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác. Xin chân thành cảm ơn!

I. NỘI DUNG Đo nhận thức:

Câu 1.Theo ông/bà cách vứt rác nào sau đây là đúng? (có thể chọn nhiều phương án) 1. Đặt rác trước cửa nhà, nhân viên vệ sinh đến thu gom 

2. Đổ vào thùng rác công cộng  

3. Để thành đống ở lề/ góc đường/ ngõ/ ngách 

4. Chờ tín hiệu báo đổ rác rồi mang đi đổ 

5. Vứt ra sông, hồ,… 

Câu 2.Đánh giá của ông/bà về tầm quan trong của việc vứt rác đúng nơi quy định? 1. Không quan trong 3. Bình thường5.Rất quan trọng

2. Ít quan trọng 4. Quan trọng 

Câu 3. Theo ông/ bà,mức độ ảnh hưởng của việc người dân xả rác bừa bãi hiên nay đến:

(1. Rấtkhông ảnh hưởng; 2.Ít ảnh hưởng; 3.Bình thường; 4. Ảnh hưởng; 5 Rấtảnh hưởng)

Ảnh hưởng 1 2 3 4 5

1. Ô nhiễm môi trường (nguồn đất, nước, không khí)  

2. Mỹ quan đô thị 3. Sức khỏe cộng đồng

4. Văn hóa khu dân cư (gia đình văn hóa, khu phố văn minh ...) 5. Hình ảnh con người – đất nước Việt Nam trong mắt khách du

Một phần của tài liệu Hành vi xả rác của người dân đô thị thành phố Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (Trang 70 - 90)