Khi nghiên cứu bất kỳ một bể trầm tích nào đó thì phần không thể thiếu được là làm sáng tỏ ranh giới bồn trầm tích, phân loại kiểu bồn trầm tích, các thành phần trầm tích lấp đầy trong bể và sự phát triển của bể trong từng thời kỳ. Để làm sáng tỏ các yếu tố trên của một bể trầm tích thì phương pháp “Phân tích bể trầm tích” là một công cụ hữu hiệu để nghiên cứu vì bằng phương pháp này các quá trình tiến hóa địa chất của một bồn trầm tích được nghiên cứu dựa trên chính đặc điểm của các trầm tích lấp đầy trong bể. Các khía cạnh nghiên cứu về trầm tích cụ thể là thành phần thạch học, các cấu trúc ban đầu và kiến trúc bên trong được tổng hợp và hình thành nên lịch sử chôn vùi của bồn trầm tích. Sự tổng hợp này có thể cho thấy bồn trầm tích được hình thành trong từng giai đoạn khác nhau cùng với quá trình lấp đầy trầm tích bao gồm từ vận
22
chuyển lắng đọng như thế nào và nguồn trầm tích lấp đầy bể. Cũng như các mô hình người ta có thể phát triển và giải thích các cơ chế thành tạo bể trầm tích.
Các ranh giới mảng: thạch quyển được chia thành một số mảng có đường ranh giới xuống tận quyển mềm. Các mảng này tách ra khỏi đới có độ nhớt thấp tại nóc của quyển mềm. Các mảng đều chuyển động tương đối so với nhau. Các mảng tồn tại ở trạng thái rắn, các biến dạng thường xảy ra dọc theo các ranh giới mảng. Có 3 loại ranh giới mảng/ rìa tích cực tồn tại gồm: phân kỳ, hội tụ và chuyển dạng.
Hình 1.7.Các yếu tố của mảng thạch quyển
1- Quyển mềm; 2- Thạch quyển; 3- Điểm nóng; 4- Vỏ đại dương; 5- Mảng hút chìm; 6- Vỏ lục địa; 7- Đới tách giãn trên lục địa; 8- Ranh giới hội tụ; 9- Ranh giới phân kỳ; 10- Ranh giới chuyển dạng; 11- Núi lửa dạng khiên; 12- Sống núi giữa đại dương; 13- Ranh giới mảng hội tụ; 14- Núi lửa dạng tầng; 15- Cung đảo núi lửa; 16- Mảng; 17- Quyển mềm; 18- Rãnh đại dương.
a. Phân kỳ
23
thường điển hình bởi các trung tâm giãn sống núi giữa đại dương. Các sống núi giữa đại dương mới được thành tạo ở nơi vỏ lục địa bị tách rời nhau và mang vật liệu từ manti lên bề mặt. Khi sự phân kỳ tiếp tục xảy ra, các rìa lục địa bị tách giãn và không hoạt động về mặt kiến tạo, tạo thành các rìa thụ động hoặc sườn của các đại dương bị tách giãn.
b. Hội tụ
Các ranh giới hội tụ xuất hiện khi các mảng chuyển động gần lại với nhau. Có hai loại hội tụ mảng đó là hút chìm và va chạm mảng.
Các ranh giới hút chìm xảy ra ở nơi các mảng đại dương bị chui xuống dưới các mảng lục địa hay các mảng đại dương hác. Ranh giới này điển hình bởi rãnh đại dương phát triển mạnh, và cung núi lửa phân bố ở mảng trượt phía trên
Các ranh giới va mảng xuất hiện ở nơi mảng lục địa cấu thành nên các mảng chờm nghịch hoặc chui xuống. Đặc biệt là các mảng lục địa có tính nổi dẫn đến kết quả là không bị chui xuống, tạo ra sự phá hủy trên diện rộng, cường độ lớn cùng với quá trình sinh ra các đai tạo núi, ví dụ như Himalaya. Cũng với bản chất nổi, thạch quyển lục địa trở nên dày hơn do có sự chồng gối nhau và quá trình va mảng nhanh chóng bị kết thúc.
c. Chuyển dạng
Ranh giới chuyển dạng thường xảy ra ở những mảng tiếp giáp nhau dịch chuyển song song và ngược chiều với nhau do đó bị chi phối bởi các đứt gãy chuyển dạng.