Cơ chế động học, hiệu ứng trượt bằng của bồn Sông Hồng

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc, kiến tạo đông bắc bể sông Hồng (Trang 71 - 74)

65

Bể Sông Hồng là một trong những bể lớn nhất ở Đông Nam Á và là bể lớn nhất ở Việt Nam, là bể căng giãn loại éo tách có hướng Tây Bắc – Đông Nam mà hai rìa của bể bị khống chế bằng hệ thống đứt gãy thuận trượt bằng ngang có nguồn gốc từ việc va chạm giữa hai mảng Ấn Độ và Âu-Á vào thời kỳ Eocen và Oligocen sớm, mà kết quả là vi lục địa Đông Dương trôi dạt theo chiều im đồng hồ theo hướng Đông Nam. Dịch chuyển ngang trái trong thời kỳ Miocen muộn và éo tách là cơ chế chính tạo bồn trũng, sau pha nghịch đảo kiến tạo mạnh mẽ thời kỳ Miocen trung-muộn, bồn trũng lún chìm dần cho đến ngày nay.

Lịch sử phát triển địa chất của bể vô cùng phức tạp bao gồm các giai đoạn: tách giãn trong thời kỳ Eocen – Oligocen, căng giãn và nén ép, nghịch đảo kiến tạo, nâng lên, lún chìm nhiệt, bào mòn cắt xén kèm theo các chu kỳ nâng – hạ mực nước biển. Kết quả là, cấu trúc và môi trường trầm đọng biến đổi rất mạnh theo không gian và thời gian, biến đổi từ Bắc vào Nam, từ đất liền ra biển, từ móng trước Đệ Tam đến trầm tích hiện đại.

a. Giai đoạn tạo núi Eocen – Oligocen sớm.

Với sự có mặt của granit-granit kiềm với tuổi đồng vị 52 triệu năm và trầm tích molas hệ tầng Phù Tiên phân bố ở Lào Cai, Yên Bái, Đoan Hùng và một số nơi hác. Với thành phần đặc trưng cho chế độ kiểu tạo núi với đới nâng phát triển các thành tạo đá magma và hố võng giữa núi phát triển các thành tạo molas và sự vắng mặt số liệu trượt bằng cho phép xác định Eocen – Oligocen sớm là một giai đoạn tạo núi. Các trầm tích của hệ tầng Phù Tiên là các thành tạo phát triển ở hố võng giữa núi, trong giai đoạn này vắng mặt hình hài của một hệ thống đứt gãy trượt bằng.

b. Giai đoạn trượt bằng trái tạo bồn kéo tách Oligocen sớm – Miocen sớm.

Theo các công trình nghiên cứu, đới biến dạng Sông Hồng không có chuyển động trượt bằng trước 32 triệu năm. Trượt bằng trái dọc theo đứt gãy Sông Hồng và đứt gãy Three Pagoda làm trôi trượt lục địa này về phía Đông Nam, tạo ra các đới tách giãn.

66

Dọc theo đứt gãy Sông Chảy đã hình thành bồn éo tách trong đó lấp đầy các thành tạo của hệ tầng Đình Cao, Thùy Anh, Phong Châu. Bồn Pull-apart nằm giữa đứt gãy Sông Chảy và đứt gãy Vĩnh Ninh, ở phạm vi vịnh Bắc Bộ là đứt gãy Sông Chảy và đứt gãy Sông Lô, giữa đứt gãy Vĩnh Ninh và đứt gãy Sông Lô là đới sụt trọng lực.

c. Giai đoạn trượt bằng phải nén ép nghịch đảo kiến tạo Miocen giữa-muộn.

Đây là giai đoạn tạo ra chuyển động nghịch dọc đứt gãy Thái Bình, Vĩnh Ninh, Sông Lô hình thành cấu trúc hoa dương. Dựa vào việc phân tích uốn nếp các thành tạo trầm tích Oligocen – Miocen có thể xác lập được cấu trúc khối nâng Khoái Châu – Tiền Hải – Kiến Xương ở vùng trũng Hà Nội, địa lũy Bạch Long Vĩ ở vịnh Bắc Bộ. Có thể thấy hệ thống cấu trúc đứt gãy hông gian hông thay đổi song có chế động học của đứt gãy thì thay đổi.

Đứt gãy Vĩnh Ninh, Thái Bình trong giai đoạn trước có cơ chế chuyển động trượt bằng trái, thuận thì ở giai đoạn này chuyển thành trượt bằng phải nghịch (do có sự thay đổi hướng động lực và trường ứng suất). Các đứt gãy ở giai đoạn trước đóng góp tích cực cho quá trình thay đổi động lực thì các cấu trúc này trở thành cấu trúc chắn, các không gian phát triển cấu trúc tách giãn nay trở thành không gian của cấu trúc nén ép.

d. Giai đoạn hình thành lớp phủ thềm lục địa Pliocen – Đệ Tứ.

Giai đoạn này có sự thay đổi cơ bản trường ứng suất, hệ thống đứt gãy của đới biến dạng Ailaoshan – Calimantan ngừng hoạt động (phương Tây Bắc – Đông Nam) xuất hiện các đứt gãy Bắc Nam tạo ra sườn lục địa, xuyên cắt trầm tích Pliocen – Đệ Tứ.

Các đứt gãy Bắc Nam xuyên cắt trầm tích Pliocen – Đệ Tứ trong phạm vi bồn Sông Hồng có biên độ dịch chuyển hông đáng ể, không tạo ra sự biến đổi lớn trong cấu trúc kiến tạo bồn, có thể thấy các đứt gãy Bắc Nam hoạt động trong điều kiện kiến tạo 5 triệu năm, hoạt động mạnh èm theo phun trào bazan như đứt gãy Lai Châu – Điện Biên, đứt gãy Hải Nam ở khu vực Phú Khánh.

67

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc, kiến tạo đông bắc bể sông Hồng (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)