Các giai đoạn kiến tạo chính ở khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc, kiến tạo đông bắc bể sông Hồng (Trang 77 - 82)

Qua phân tích ở trên ta có thể thấy khu vực nghiên cứu trải qua 3 giai đoạn kiến tạo chính:

 Giai đoạn Eocen - Oligocen:

Trong giai đoạn Eocen – Oligocen, hoạt động kiến tạo chủ yếu là hoạt động tách giãn. Phía đông lô 1 6 ảnh hưởng của quá trình tách giãn bể Beibuwan, hình thành các địa hào, bán địa hào, địa lũy và bán địa lũy. Phía tây chịu tác động trượt bằng của hệ thống đứt gãy Sông Hồng, hình thành các cấu trúc địa hào, bán địa hào (kiểu kéo toác) phát triển theo phương Tây Bắc- Đông Nam, trong các địa hào/ bán địa hào lấp đầy các trầm tích đầm, hồ có khả năng sinh dầu tốt. Cuối Oligocen xảy ra pha nghịch đảo kiến tạo ở lô 106.

 Giai đoạn Miocen:

Hoạt động tách giãn do ảnh hưởng của hoạt động trượt bằng trái dọc đứt gãy Sông Hồng éo dài đến Miocen sớm – giữa. Giai đoạn này lắng đọng các trầm tích châu thổ, biển nông. Vào Miocen muộn, chuyển động đổi dấu của hệ đứt gãy Sông Hồng gây ra nghịch đảo kiến tạo, tạo loạt cấu trúc nghịch đảo tại lô 102 (hình 3.13).

71

Hình 3.10. Nghịch đảo kiến tạo trong Miocen (theo VPI)

 Giai đoạn Pliocen – Đệ Tứ:

Trong gian đoạn này, hoạt động kiến tạo khá bình ổn, trầm tích lắng đọng chủ yếu là trầm tích biển, là tầng chắn tốt cho các cấu tạo nghịch đảo.

Hoạt động kiến tạo thời kỳ đầu tạo nên các địa hào, địa lũy/ hối nhô móng. Hoạt động của các đứt gãy sinh ra hệ thống khe nứt đi èm, làm gia tăng hả năng chứa của đá móng trong vùng. Các tập cát aluvi, proluvi phủ trên móng cũng là những đối tượng có khả năng chứa.

72

Hình 3.11. Mặt cắt phục hồi tuyến SGPGT93-203

73

Hình 3.12. Mặt cắt phục hồi tuyến SGPGT93 – 201 bể Sông Hồng (theo Trần Hữu Thân)

74

Hình 3.13. Mặt cắt phục hồi theo tuyến SGPG T93-200 (theo Trần Hữu Thân)

75

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc, kiến tạo đông bắc bể sông Hồng (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)