Phân chia đứt gãy theo cơ chế hình thành

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc, kiến tạo đông bắc bể sông Hồng (Trang 63 - 66)

Nhưng xét về đặc điểm và cơ chế hình thành của chúng thì các đứt gãy trong bể trầm tích có thể phân chia ra 2 loại đứt gãy chính [18]

57 + Đứt gãy nghịch

a. Các đứt gãy thuận

Đứt gãy thuận được sinh ra do lực căng tách trong quá trình tách giãn tạo nên, có thể được sinh ra trước tạo rift, trong tạo rift và cả sau tạo rift. Đây là các đứt gãy phát triển mạnh cả về chiều dài cũng như biên độ dịch chuyển và có mặt gần như hắp các vùng.

Các đứt gãy thuận thường có tuổi sinh thành khác nhau trong những thời kỳ khác nhau, một số lớn trong chúng được sinh thành vào thời kỳ trước tạo rift, khi móng vừa được cố kết thì bị đập vỡ do sự va chạm mạnh giữa các mảng lớn như Ấn Úc vào mảng Âu- Á và sinh ra hàng loạt các hệ thống đứt gãy cổ có phương hác nhau. Trong bể Sông Hồng đáng chú ý nhất là các đứt gãy có phương Tây Bắc- Đông Nam, đó là những đứt gãy lớn như: Đứt gãy Sông Lô, Sông Chảy, Thái Bình, Hưng Yên..

Hình 3.3. Mặt cắt địa chấn đã minh giải, tuyến SGPG T93-203 thể hiện rõ hệ thống đứt gãy thuận

58

b. Các đứt gãy nghịch

Các đứt gãy nghịch là những đứt gãy được sinh thành do sự nén ép tạo nên, những đứt gãy này tập trung chủ yếu trong hai đới chính của bể Sông Hồng, một ở phần Tây Bắc và một ở phần Đông Bắc bể. Sự hình thành của các đứt gãy nghịch trong hai khu vực trên vào hai thời kỳ khác nhau và có thể được hiểu như sau:

Khu vực nghịch đảo kiến tạo quanh đảo Bạch Long Vĩ nhiều nhà địa chất cho đây là vùng chuyển tiếp giữa hai bể trầm tích Tây Lôi Châu (Beibuwan) và bể Sông Hồng, có người lại cho đới này là một phần cấu thành của bể Sông Hồng, nhưng theo tập thể tác giả thì đới nghịch đảo kiến tạo này có phương phát triển gần như vuông góc với phương phát triển của phần bắc bể Sông Hồng và các đứt gãy ở đới này có phương trùng với phương phát triển của các đứt gãy trong bể Tây Lôi Châu, không những thế mà hầu hết các đứt gãy ở đây là phần kéo dài của các đứt gãy từ bể Tây Lôi Châu sang nên cho đây là một phụ đới của bể Tây Lôi Châu. Tại đây đã diễn ra pha nén ép kiến tạo cục bộ vào cuối Oligocen và gây nên một pha chuyển động kiến tạo nghịch đảo, đồng thời xuất hiện hàng loạt các đứt gãy chờm nghịch, những đứt gãy ở đây phát triển chủ yếu theo hướng Đông Bắc – Tây Nam là những đứt gãy phát triển không lớn về chiều dài, chỉ vài m đến hàng chục km .

Còn tại khu vực Tây Nam đứt gãy Vĩnh Ninh lại xảy ra pha nén ép kiến tạo vào gần cuối Miocen muộn. Hầu hết các đứt gãy ở đây đều phát triển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, trong chúng đáng chú ý nhất là các đứt gãy Vĩnh Ninh, Thái Bình. Đây là những đứt gãy cổ, ban đầu cũng là các đứt gãy thuận nhưng sau này do nén ép các thành tạo được hình thành từ trước bị nâng trồi và trở thành các đứt gãy nghịch, đồng thời cũng do sự nén ép nên trong khu vực đã xuất hiện nhiều cấu tạo dạng hình hoa (flower structures).

59

Hình 3.4.Mặt cắt địa chấn đã minh giải, tuyến SGPG T93- 201 thể hiện cấu tạo dạng hình hoa

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc, kiến tạo đông bắc bể sông Hồng (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)