Đặc điểm hệ thống dầu khí

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc, kiến tạo đông bắc bể sông Hồng (Trang 85 - 91)

Đặc điểm đá sinh

Theo kết quả nghiên cứu của các công trình trước, trong phạm vi khu vực nghiên cứu tồn tại các tập sinh chủ yếu, đó là: [3]

- Đá mẹ tuổi Miocen chứa chủ yếu VCHC loại III và một ít loại II được tách ra từ thực vật bậc cao, lắng đọng và phân hủy trong môi trường tam giác châu và biển mở dưới điều kiện oxy hóa và khử yếu, có khả năng sinh hí là chính. Tiềm năng sinh hydrocacbon (HC) từ trung bình đến tốt và rất tốt.

- Đá mẹ tuổi Oligocen – Eocen chứa VCHC loại III và loại II, có nguồn gốc VCHC ban đầu từ thực vật bậc cao và VCHC đầm hồ (107 –BAL-1X), được lắng đọng và phân hủy dưới điều kiện khử và khử yếu. Có khả năng sinh hí và hỗn hợp khí dầu. Tiềm năng đạt từ trung bình đến tốt và rất tốt.

- Ngoài ra tại phần sâu của đảo Bạch Long Vĩ còn phát hiện các đá mẹ là sét và sét than trong các tập Oligocen có kerogen loại I và loại II có khả năng sinh cả dầu và khí.

Đặc điểm đá chứa

Ở khu vực nghiên cứu có thể tồn tại một số loại đá chứa như sau:

- Cát kết tuổi Oligocen – Miocen với độ rỗng thấp hoặc có nhiều rủi ro về độ rỗng do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, nhìn chung, độ rỗng và độ thấm của cát kết Miocen tốt hơn hẳn so với cát kết tuổi Oligocen.

79

- Các đá chứa trong móng trước Cenozoi bao gồm các đá cacbonat Carbon – Permi và Devon giữa – trên với độ rỗng trung bình 5 -7%. Các đá móng trầm tích khác phần lớn đã bị phong hóa biến chất, có độ rỗng, độ thấm kém. Theo tài liệu địa vật lý và khoan cho thấy có thể chia phần móng cacbonat tại khu vực phụ bể Bạch Long Vĩ thành hai đới, đới trên bị biến đổi mạnh mẽ hơn bởi hoạt động cactơ và dolomite hóa cho nên có khả năng thấm chứa tốt hơn, đới dưới khá chặt sít, độ rỗng thấp hơn, đôi chỗ trong đới này cũng có các vùng thấm chứa tốt. Đới trên mức độ cactơ hóa mạnh hơn, độ rỗng lớn. Đới dưới ít biến đổi hơn, độ rỗng thấp.

Đặc điểm đá chắn

Có thể thấy một số tầng có triển vọng chắn tốt trong khu vực đó là các thành hệ sét biển Miocen, Oligocen. Tập lớp phủ ngay trên móng với tỉ phàn sét chiếm ưu thế, độ liên tục tốt và là tập chắn tốt cho các đối tượng chứa trong móng. Tập chắn này có diện phân bố mang tính địa phương cho các cấu tạo móng nhô cao ở khu vực phụ bể Bạch Long Vĩ.

Hình 4.1. Tầng chắn khu vực tuổi Miocen hạ và (b) tập chắn phủ trên móng (theo VPI)

80

Thời gian di cư và nạp bẫy

Mô hình trưởng thành đã chứng minh đá mẹ Eocen trên – Oligocen dưới ở vị trí khá thuận lợi cho việc hình thành HC, nhìn chung quá trình sinh dầu ở những vùng trũng sâu chủ yếu trong khoảng 32 – 25 triệu năm trước. Các vùng nông hơn quá trình sinh dầu muộn hơn đặc biệt tại một số điểm trong các địa hào và bán địa hào trong khu vực lô 106, dầu có thể bắt đầu sinh thành từ 13 triệu năm trước và dầu khí dễ dàng tích tụ trong các cấu trúc móng nhô cao do đã ổn định và khoảng cách di cư hông lớn. Theo bản đồ đáy tầng đá mẹ Oligocen, hiện tại phần lớn diện tích trũng Hà Nội và trung tâm bể Sông Hồng đã ở cửa sổ tạo khí (hình 3.19), ở phần diện tích nâng cao, đá mẹ đang trong pha bắt đầu sinh dầu (diện tích màu vàng). Khu vực lô 106 và phần nâng cao của lô 1 7, đá mẹ vẫn đang trong pha tạo dầu. Phần trũng sâu của lô 102, 103 và 1 7 đã trong pha tạo khí ẩm và khí khô.

Hình 4.2. Bản đồ trưởng thành đá mẹ nóc móng khu vực lô 102 – 106 (Theo PVEP)

81

Như vậy, có thể thấy trong khu vực lô 106 sẽ có hai dạng dịch chuyển dầu khí, thứ nhất là từ các trũng sâu của bồn trũng Sông Hồng ở phía Tây Nam và thứ hai là dầu khí sinh thành muộn hơn và có tính cục bộ từ các trũng địa phương trong lô. Ngay sau khi dầu hí được sinh thành, chúng có thể di cư từ đá mẹ đến bẫy chứa theo phương thẳng đứng theo đứt gãy, sau đó chuyển sang dịch chuyển theo phương ngang là chính.

Hình 4.3. Sơ đồ thể hiện sự dịch chuyển dầu khí từ các tầng đá mẹ: từ trũng sâu trung tâm (mũi tên tím) và từ các trũng địa phương (trắng) (theo VPI)

82

Một số loại bẫy chứa trong khu vực nghiên cứu

Bẫy chứa ở khu vực nghiên cứu gồm 2 loại bẫy chính là bẫy cấu tạo và bẫy phi cấu tạo, tuy nhiên trong phạm vi đề tài luận văn, học viên chỉ nghiên cứu và đề cập đến các loại bẫy cấu tạo.

Các loại bẫy cấu tạo bao gồm: bẫy dạng nếp lồi vòm kề đứt gãy, bẫy dạng hình hoa, bẫy dạng khối móng nứt nẻ, bẫy do các cấu tạo nghịch đảo.

- Bẫy dạng nếp lồi vòm kề đứt gãy do hoạt động đứt gãy nhiều pha và phân cắt cấu trúc lớp phủ Cenozoi thành nhiều khối khác nhau.

- Bẫy dạng hình hoa do hoạt động nén ép cục bộ tạo nên và các đứt gãy tỏa tia trên một đứt gãy chính.

Hình 4.4. Mặt cắt địa chấn minh họa bẫy dạng hình hoa

83

Hình 4.5. Mặt cắt địa chấn minh họa bẫy dạng khối móng nứt nẻ

- Bẫy do các cấu tạo nghịch đảo thường nằm trên và kề áp vào các đứt gãy nghịch, đối tượng chứa là cát kêt Miocen. Trong phạm vi khu vực nghiên cứu, các bẫy dạng này phân bố ở đới nghịch đảo Bạch Long Vĩ ở lô 107.

84

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc, kiến tạo đông bắc bể sông Hồng (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)