Nguồn vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục – đào tạo ở Hà Tĩnh (Trang 49)

Để duy trì sự phát triển ổn định lâu dài và phát triển một hệ thống giáo dục toàn diện, cần phải tập trung nguồn kinh phí để đầu tư cho sự phát triển của ngành giáo dục một cách hiệu quả. Nguồn vốn để đầu tư cho GD - ĐT tỉnh Hà Tĩnh cũng rất đa dạng bao gồm các nguồn sau:

- Nguồn vốn ngoài ngân sách:

+ Tiền học phí do nhân dân đóng góp

+ Tiền đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở trường lớp. + Ngồn vốn từ viện trợ của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước. + Các nguồn vốn khác

- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là nguồn vốn thường xuyên ổn định, to lớn để duy trì và phát triển hệ thống giáo dục theo đúng định hướng, mục tiêu của nhà nước. Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho GD - ĐT thì nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn vốn có tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các nguồn vốn mà không có một nguồn vốn nào có thể thay thế được.

Theo số liệu báo cáo tổng quyết toán ngân sách tỉnh Hà Tĩnh năm 2010, 2011, 2012 mức chi ngân sách cho GD - ĐT Hà Tĩnh như sau:

Năm 2010: Tổng chi ngân sách địa phương là: 12.560.014.000.000 đồng. Tổng số chi cho GD - ĐT là: 249.134.842.089 đồng chiếm tỷ trọng 12,52% chi ngân sách địa phương. Số chi cho GD - ĐT tăng do bổ sung nguồn cải cách tiền lương theo Nghị định 28/ NĐ - CP, thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo Nghị định 61/ NĐ - CP cho các cơ sở GD thuộc địa bàn khó

khăn, tăng biên chế, hỗ trợ học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, học bổng hộ nghèo, tăng chế độ cho giáo viên mầm non ngoài biên chế, thực hiện chuyển đổi các trường bán công sang công lập, bổ sung nguồn đào tạo cán bộ cơ sở, đào tạo cử tuyển, kinh phí thu hút nhân tài theo Quyết định 10/QĐ - UBND.

Năm 2011: Tổng chi ngân sách địa phương là: 9.597.000.000.000 đồng. Tổng số chi cho GD - ĐT là: 313.692.213.421 đồng chiếm tỷ trọng 11,34% chi ngân sách địa phương. Số chi cho GD - ĐT tăng do trong năm ngân sách Trung ương bổ sung nguồn để thực hiện Nghị định 49/2010/ NĐ - CP, chế độ phụ cấp ưu đãi theo Nghị định 61/ NĐ - CP, chế độ thâm niên nghề và thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định 22/NĐ - CP.

Năm 2012: Tổng chi ngân sách địa phương là: 8.896.185.000.000 đồng. Tổng số chi cho GD - ĐT là: 386.798.953.275 đồng chiếm tỷ trọng 15,29% chi ngân sách địa phương.

Như vậy từ năm 2010 đến năm 2012 Tổng số chi ngân sách cho GD - ĐT không ngừng tăng lên trong điều kiện nguồn thu ngân sách còn hạn chế, điều đó cho thấy sự quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương cho công cuộc phát triển sự nghiệp GD - ĐT, góp phần nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ giáo viên, đồng thời nâng cao chất lượng GD - ĐT. Tuy vậy ngành GD - ĐT Hà Tĩnh hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và tồn tại trong đó tồn tại lớn nhất hiện nay là mâu thuẫn giữa một bên là đòi hỏi phát triển GD - ĐT với quy mô lớn, chất lượng cao nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển KT - XH trong thời kỳ CNH - HĐH, với một bên là mạng lưới GD - ĐT chưa theo kịp yêu cầu, chưa được quy hoạch hợp lý, cơ sở vật chất xuống cấp, nguồn lực đầu tư hạn chế, cơ chế tổ chức quản lý kém hiệu quả, chưa khai thác có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho GD - ĐT.

Dưới đây là bảng số liệu về cơ cấu các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục tỉnh Hà Tĩnh trong các năm 2010, 2011, 2012:

Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho GD - ĐT tỉnh Hà Tĩnh

Đơn vị: đồng

TT Nguồn vốn

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

1 Nguồn NSNN 211.585.933.640 84,93 265.767.441.075 84,72 298.337.351.516 77,13

A Ngân sách trong nước 196.156.933.064 78,74 252.662.130.900 80,54 283.554.392.000 73,31 B Phí, lệ phí để lại 15.429.464.520 6,19 13.105.310.175 4,18 14.782.959.516 3,82

2 Nguồn khác 37.548.908.449 15,07 47.924.772.346 15,28 50.461.241.759 22,87

3 Tổng nguồn vốn 249.134.842.089 100,00 313.692.213.421 100,00 386.798.953.275 100,00

(Nguồn: Báo cáo quyết toán nguồn vốn chi cho giáo dục - đào tạo tỉnh Hà Tĩnh từ 2010 - 2012)

(Nguồn: Báo cáo quyết toán nguồn vốn chi cho giáo dục-– đào tạo tỉnh Hà Tĩnh từ 2010 - 2012)

Biểu đồ 2.1: So sánh cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho GD - ĐT tỉnh Hà Tỉnh

Nhìn vào bảng số liệu 2.2 và biểu đồ 2.1 ta thấy nguồn vốn đầu tư cho giáo dục từ nguồn ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng cơ cấu vốn đầu tư cho GD - ĐT tỉnh Hà Tĩnh, cụ thể:

- Năm 2010 nguồn kinh NSNN là 211.585.933.640 đồng chiếm tới 84,93% trong cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn ngoài ngân sách bằng 37.548.908.449 đồng chiếm 15,07% trong tổng nguồn vốn.

- Năm 2011 nguồn kinh NSNN là 265.767.441.075 đồng chiếm tới 84,72% trong cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn ngoài ngân sách bằng 47.924.772.346 đồngchiếm 15,28% trong tổng nguồn vốn.

- Năm 2012 nguồn kinh NSNN là 298.337.351.516 đồng chiếm tới 87,13% trong cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn ngoài ngân sách bằng 50.461.241.759 đồngchiếm 13,05% trong tổng nguồn vốn.

Như vậy tỷ trọng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho GD - ĐT tỉnh Hà Tĩnh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi cho GD - ĐT và đóng vai trò quan trọng, là nguồn kinh phí mang tính chất sống còn với giáo dục. Ngoài kinh phí từ Ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp cho giáo dục, trên thực tế GD - ĐT tỉnh Hà Tĩnh còn nhờ sự hỗ trợ rất lớn từ các nguồn kinh phí khác, bao gồm các khoản đóng góp của nhân dân, các tổ chức cơ quan đoàn thể… Nguồn kinh phí này có xu hướng ngày càng tăng, đáp ứng mục tiêu xã hội hóa giáo dục, đồng thời phản ánh sự quan tâm và chia sẻ một phần trách nhiệm trong việc đầu tư cho GD - ĐT của người dân ngày càng tăng lên. Tuy nhiên xết trên tổng thể cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho GD - ĐT thì tỷ trọng nguồn vốn ngoài ngân sách còn hạn chế và không ổn định, phụ thuộc nhiều vào tình hình phát triển kinh tế tỉnh, không dự toán được, cụ thể năm 2010 chiếm 15,07%, năm 2011 chiếm 15,28%, nhưng năm 2012 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ảnh hưởng đến nền kinh tế tỉnh Hà Tĩnh nói riêng nên nguồn thu ngoài ngân sách giảm xuống còn 13, 05 %.

Trong tổng nguồn vốn đầu tư cho GD - ĐT thì nguồn vốn từ NSNN luôn chiếm tỷ trọng lớn vì vậy cần có giải pháp quản lý, khai thác và sử dụng nguồn thu này từ khâu lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách. Bên cạnh đó cần chú trọng khai thác các nguồn vốn ngoài ngân sách đáp ứng mục tiêu xã hội hoá giáo dục theo chủ trương, đường lối của Đảng đã đề ra, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực đầu tư cho GD - ĐT nhằm nâng cao chất lượng, tăng cường cơ sở vật chất và cải thiện đời sống cán bộ, giáo viên trong nghành giáo dục.

2.2.3. Tình hình giao dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo Tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua

Tình hình giao dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2010 đến năm 2013 được phản ánh qua bảng 2.3 và biểu đồ 2.2.

Bảng 2.3: Tình hình thực hiện dự toán chi NS cho GD - ĐT tỉnh Hà Tĩnh

TT Nguồn vốn

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dự toán Thực hiên Chênh lệch Dự toán Thực hiên Chênh lệch Dự toán Thực hiên Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1 Nguồn NSNN 211.585.933.640 220.220.595.735 8.634.662.095 4,08 265.767.441.075 259.007.161.797 -6.760.279.278 -2,54 298.337.351.516 292.477.758.443 -5.859.593.073 -1,96 A Ngân sách trong nước 196.156.933.064 204.296.258.288 8.139.325.224 4,15 252.662.130.900 245.738.568.372 -6.923.562.528 -2,74 283.554.392.000 277.649.798.927 -5.904.593.073 -2,08 B Phí, lệ phí để lại 15.429.464.520 15.924.337.447 494.872.927 3,21 13.105.310.175 13.268.593.425 163.283.250 1,25 14.782.959.516 14.827.959.516 45.000.000 0,30 2 Nguồn khác 37.548.908.449 37.539.154.042 -9.754.407 -0,03 47.924.772.346 38.530.214.148 -9.394.558.198 -19,60 50.461.241.759 44.981.020.871 -5.480.220.888 -10,86 3 Tổng nguồn vốn 249.134.842.089 257.759.749.777 8.624.907.688 3,46 313.692.213.421 297.537.375.945 -16.154.837.476 -5,15 386.798.953.275 337.458.779.314 -49.340.173.961 -12,76

- 50,000,000,000 100,000,000,000 150,000,000,000 200,000,000,000 250,000,000,000 300,000,000,000 350,000,000,000 400,000,000,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm2012

Biểu đồ: So sánh tình hình thực hiện với dự toán chi NSNN cho Giáo dục-Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh

Dự toán Thực hiện

(Nguồn: Báo cáo quyết toán nguồn vốn chi cho GD - ĐT tỉnh Hà Tĩnh)

Biểu đồ 2.2. So sánh tình hình thực hiện với dự toán chi NSNN cho GD - ĐT tỉnh Hà Tĩnh

Qua số liệu phản ánh ở bảng 2.3 và biểu đồ 2.2 cho thấy tình hình giao dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán thu, chi ngân sách cho GD - ĐT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh qua các năm 2010, 2011,2012 như sau:

Về giao dự toán:

Mặc dù trong điều kiện nguồn thu ngân sách còn hạn chế nhưng số dự toán giao cho GD - ĐT tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua đã có sự tăng lên, cụ thể: Năm 2010 số dự toán giao là 249.134.842.089 đồng, năm 2011 số dự toán giao là 313.692.213.421 đồng, tăng 64.557.371.400.000 đồng so với năm 2010, năm

2012 số dự toán giao là 337.458.779.314 đồng, tăng 23.766.565.900.000 đồng so với năm 2011, điều này chứng tỏ sự quan tâm đầu tư cho GD - ĐT của tỉnh Hà Tĩnh đã có sự chuyển biến rõ rệt, đúng với mục tiêu phát triển và xem GD - ĐT là một nhân tố cơ bản để phát triển nguồn nhân lực, quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

Bên cạnh đó trong những năm qua công tác giao dự toán cho các đơn vị GD - ĐT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh về cơ bản đã thực hiện giao dự toán ổn định trong 3 năm, điều này đã làm tăng tính chủ động cho các đơn vị trong quá trình sử dụng ngân sách. Tuy nhiên bên cạnh đó việc thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

Về thực hiện và quyết toán chi ngân sách cho GD – ĐT.

* Năm 2010:

- Tổng dự toán giao trong năm là 249.134.842.089 đồng - Tổng kinh phí quyết toán là 257.759.749.777 đồng

Như vậy số thực hiện dự toán năm 2010 vượt so với dự toán được giao là 8.624.907.688, vượt 3,46%, nguyên nhân chủ yếu theo số liệu thẩm định quyết toán của Sở Tài chính tỉnh Hà Tỉnh là:

+ Trường THPT Cẩm Bình: Giảm nguồn và chi hoạt động (nguồn khác) 50.000.000 đồng do ngân sách huyện hỗ trợ. Giảm chi, tăng nguồn kinh phí chuyển năm sau 31.544.000 đồng, trong đó: 8.300.000 đồng chi quá chế độ quy định tiền % thu BHYT; 8.718.000 đồng mua vật liệu không có chứng từ gốc; 14.526.000 chi trùng nguồn kinh phí dự án.

+ Trường THCS Nghi Xuân: Giảm thu, chi hoạt động sự nghiệp; tăng nguồn kinh phí và chi hoạt động (Nguồn khác) 303.784.000 đồng do đơn vị phản ánh sai tính chất nguồn kinh phí .

+ Trường Tiểu học Nguyễn Du: Tăng kinh phí năm trước chuyển sang (Kinh phí ngân sách đã nhận) và các chỉ tiêu tương ứng 13.889.338 đồng.

* Năm 2011:

- Tổng dự toán giao trong năm là 313.692.213.421đồng - Tổng kinh phí quyết toán là 297.537.375.945đồng

Như vậy số thực hiện dự toán năm 2011 giảm so với dự toán được giao là 16.154.837.476, thấp hơn 5,15%, nguyên nhân chủ yếu theo số liệu thẩm định quyết toán của Sở Tài chính tỉnh Hà Tỉnh là:

+ Trung tâm dạy nghề Hương Sơn: Giảm nguồn thu sự nghiệp, nguồn kinh phí khác và quyết toán trong năm 30.000.000 đồng. Đây là khoản ngân sách huyện hỗ trợ, do ngân sách huyện quyết toán.

+ Trường THPT Thành Sen: Giảm kinh phí quyết toán trong năm, tăng nguồn kinh phí chuyển năm sau 639.903.000 đồng, do một số khoản chi chưa đủ điều kiện quyết toán, chưa chi hoặc chi sai chế độ, các khoản chi không đúng thời điểm nhưng không có lý do cụ thể.

+ Trường THPT Đồng Lộc: Giảm kinh phí quyết toán trong năm, tăng nguồn kinh phí chuyển năm sau 184.270.900 đồng do chi sai mục đích.

+ Trường THCS Nguyễn Thị Bích Châu: Giảm kinh phí quyết toán trong năm tăng nguồn kinh phí chuyển năm sau, nguồn khác: 61.500.000 chi kỷ niệm thành lập trường chưa có nguồn đảm bảo.

+ Trường THPT Đức Thọ: Giảm kinh phí quyết toán trong năm, tăng nguồn kinh phí chuyển năm sau 435.074.000 đồng, kinh phí cải tạo, sửa chữa công trình chưa hoàn thành đưa vào quyết toán.

+ Trường tiểu học Thạch Quý: Giảm chi hoạt động sự nghiệp, tăng nguồn kinh phí khác trong năm, tăng số dư nguồn kinh phí khác chuyển năm sau

51.258.000 đồng là số tiền may đồng phục học sinh nhưng chưa có hoá đơn tài chính theo quy định.

* Năm 2012:

- Tổng dự toán giao trong năm là 386.798.953.275 đồng. - Tổng kinh phí quyết toán là 337.458.779.314 đồng

Như vậy số thực hiện dự toán năm 2012 giảm so với dự toán được giao là 49.340.173.961, thấp hơn 12,76%, nguyên nhân chủ yếu theo số liệu thẩm định quyết toán của Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh là:

+ Trường THPT Nguyễn Đổng Chi: Giảm kinh phí quyết toán trong năm, tăng nguồn kinh phí chuyển năm sau 759.903.000 đồng, nguồn ngân sách là khoản tiền sửa chữa trường học chưa đầy đủ hồ sơ quyết toán.

+ Trường THPT Phan Đình Phùng: Giảm kinh phí quyết toán trong năm, tăng nguồn kinh phí chuyển năm sau 1.308.000.000 đồng, do cải tạo sửa chữa và mua sắm tài sản chưa đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định.

+ Trường tiểu học Cẩm Bình: Giảm chi hoạt động sự nghiệp, tăng số dư nguồn kinh phí khác chuyển năm sau 28.038.000 đồng thanh toán tiền làm thêm giờ không có chứng từ hợp lệ.

+ Trường THPT Chuyên: giảm kinh phí quyết toán trong năm, tăng nguồn kinh phí chuyển năm sau 20.000.000 đồng, nguồn khác, là kinh phí hỗ trợ cán bộ đi học ở Singapore.

Như vậy:

Trong thời gian qua công tác quản lý chi NS cho GD - ĐT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách, các khoản chi ngân sách luôn phải có trong dự toán chi ngân sách được duyệt, đúng tiêu chuẩn định mức, có đủ chứng từ hợp

pháp, hợp lệ, đúng nguồn, những khoản chi không thoả mãn các điều kiện trên đều không được xét duyệt dự toán theo đúng chế độ quy định. Mối quan hệ giữa cơ quan sử dụng kinh phí với các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước có thẩm quyền về các lĩnh vực như: Quyền quyết định, quyền quản lý và yêu cầu báo cáo, quyền kiểm tra, giám sát được phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng hơn. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả trên còn tồn tại nhiều bất cập đặc biệt trong khâu thực hiện dự toán, đòi hỏi cần phải tăng cường công tác quản lý ngân sách cho GD - ĐT nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi này.

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục - đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

2.3.1. Những thành tựu đã đạt được trong những năm qua * Về cơ chế phân cấp quản lý ngân sách cho GD - ĐT * Về cơ chế phân cấp quản lý ngân sách cho GD - ĐT

Đối với cấp huyện do được ngân sách Tỉnh đảm bảo về nguồn kinh phí, nên việc cấp phát ngân sách cho giáo dục thuộc cấp huyện quản lý không còn lệ thuộc vào kết quả huy động các nguồn thu ngân sách trên địa bàn. Ngân sách giáo dục không bị cắt giảm và đảm bảo thực hiện đúng định mức chi cho các ngành học, cấp học, cũng như cấp phát ngân sách được thường xuyên ổn định, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước đến các cơ sở giáo dục do địa phương quản lý. Mặt khác, do trực tiếp cấp phát kinh phí, quản lý, kiểm tra, quyết toán kinh phí thuộc ngân sách cấp mình nên đã nâng cao được vai trò của cấp chính quyền và cơ quan tài chính địa phương đối với công tác phát triển giáo dục trên địa bàn, đã khắc phục được những bất cập trong việc cấp phát kinh phí

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục – đào tạo ở Hà Tĩnh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)