Sử dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy một bài và một chuơng

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy để thiết kế bài giảng chương Cấu trúc tế bào , Sinh học lớp 10 (ban cơ bản) nhằm nang cao nhận thức của học sinh (Trang 25)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỀN

2.1. Sử dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy một bài và một chuơng

2.1.1. Phuơng thức sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy một bài và một chương

Dạy học Sinh học trong trƣơng THPT hiện nay, hình thức phổ biến là GV hệ thống nội dung kiến thức SGK thành các ý rõ ràng, mạch lạc. Sau đó GV dùng phƣơng pháp thuyết trình để giảng dạy cho HS hiểu các nội dung kiến thức. Hình thức tích cực hơn là GV soạn sẵn hệ thống câu hỏi theo cấu trúc nội dung sau đó dạy theo hình thức vấn đáp. Ngay khi dạy học bằng hình thức vấn đáp, HS vẫn ở trạng thái bị động vì khi học sinh chƣa nắm đƣợc kiến thức tổng thể của bài học mà đã phải trả lời những câu hỏi của GV. Vậy nên để phát huy hết tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS trong giờ học, GV nên sử dụng Sơ đồ tƣ duy giúp HS sơ đồ hóa toàn bộ nội dung kiến thức của bài, làm cho HS có những hình ảnh tổng quan về nội dung kiến thức bài học. Đây chính là phƣơng pháp sử dụng Sơ đồ Tƣ duy trong dạy học mới một mục.

Khi sử dụng Sơ đồ Tƣ duy trong dạy mới một bài hay chƣơng thì việc đầu tiên GV cần làm là cho học sinh đọc lƣớt qua toàn bộ bài đó, biểu diễn những tiểu mục chính và những tiêu đề của bài hay chƣơng. Những tiểu mục này là những nhánh chính của Sơ đồ Tƣ Duy, sẽ tỏa ra từ hình ảnh ở chính giữa. Hình ảnh trung tâm sẽ thể hiện tên mục, bài hay chƣơng đó. Với cấu trúc này chúng ta có thể điền thêm vào Sơ đồ Tƣ Duy các chi tiết trong khi chúng ta dạy mới kiến thức ở phần này.

Sơ đồ Tƣ duy nếu đƣợc sắp xếp và tổ chức tốt, sẽ giúp HS và GV nắm đƣợc diễn biến của chƣơng, bài, mục. Từ đó tăng khả năng hiểu và đọc hiểu, giúp học sinh nhớ nhanh và nhớ lâu đƣợc kiến thức đồng thời phát huy tính sáng tạo cho HS.

20

2.1.2. Quy trình sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy một bài, chuơng

Học sinh đọc luớt qua nội dung kiến thức của bài.

Xác định từ khoá và hình ảnh trung tâm.

Huớng dẫn học sinh hoàn thành các nhánh của Sơ đồ tƣ duy.

Học sinh hoàn thiện sơ đồ và tô màu, đƣa ra hình ảnh minh hoạ.

2.1.2.1. Học sinh đọc luớt qua nội dung kiến thức của bài

Vài trò của bƣớc này là:

 Bƣớc này giúp HS có cái nhìn bao quát về nội dung kiến thức toàn mục, toàn bài hay toàn chƣơng. Từ đó HS có thể có đƣợc hình ảnh trung tâm và các ý tƣởng cho các nhánh còn lại của Sơ đồ.

 Rèn cho HS có đƣợc kĩ năng đọc nhanh và nhớ nhanh đƣợc các mục chính, nắm bắt đƣợc những ý chính cần nhớ.

Tiến trình thực hiện:

GV yêu cầu HS chuẩn bị sẵn SGK , bút chì, màu rồi tự đọc nội dung kiến thức cần phân tích. Sau đó mỗi HS thực hiện theo cá nhân các thao tác sau:  Căn cứ vào nội dung chia kiến thức thành các ý, các ý có sự phân cấp lớn

nhỏ rõ ràng.

 Đọc lại nội dung từng ý, tìm trong đó một từ khái quát thể hiện nội dung của cả ý. Sau đó dùng bút viết từ đó ngoài lề SGK.

 Xác định mối liên hệ về mặt nội dung giữa các ý và vai trò của từng ý trong việc làm rõ nội dung tổng thể của cả mục kiến thức.

21 Phạm vi áp dụng:

 Hình thức tổ chức dạy học này nên thực hiện đối với những bài hoặc những mục kiến thức có nhiều ý, đòi hỏi HS phải hệ thống và làm rõ vai trò từng ý.

 Nội dung SGK khá đơn giản, do đó GV chỉ cần tổ chức cho HS tóm lƣợc nội dung trong bài ở những tiết đầu giúp các em có thể nắm vững kĩ năng. Những tiết sau đó sẽ làm nhanh bƣớc này với mục tiêu là giúp HS có cái nhìn bao quát về bài học, từ đó phát hiện đƣợc hình ảnh trung tâm và các nhánh để thành lập Sơ đồ Tƣ duy.

2.1.2.2. Xác định từ khoá và hình ảnh trung tâm

Trong bƣớc này GV giúp HS xây dựng đƣợc từ khóa trung tâm cho một nội dung trong bài học hoặc cả bài, chƣơng.

Bƣớc này có vai trò:

 Giúp GV có đƣợc những thông tin phản hồi đầu tiên của các em về bài học. Từ đó hƣớng dẫn các em xây dựng và hoàn thành Sơ đồ tƣ duy.

 Kích thích hứng thú của HS vì hình ảnh và từ khóa trung tâm sẽ do các em cùng nhau đề xuất xây dựng nên chứ chúng ta không bắt HS chấp nhận một hình ảnh mang tính áp đặt.

Tiến trình thực hiện

 GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm sẽ thảo luận và đƣa ra hình ảnh trung tâm và viết ý tƣởng ra giấy.

 Sau thời gian hoạt động nhóm, GV yêu cầu HS nộp các ý tƣởng, đồng thời của đại diện các nhóm viết các ý tƣởng của nhóm lên bảng.

 GV và HS cùng lựa chọn và góp ý từ khóa và hình ảnh trung tâm sao cho phù hợp nhất với nội dung bài học.

2.1.2.3. Huớng dẫn học sinh hoàn thành các nhánh của Sơ đồ tư duy

Trong quá trình xây dựng Sơ đồ tƣ duy, vấn đề cực kì quan trọng là xây dựng các ý tƣởng chi tiết ở các cấp độ khác nhau của Sơ đồ tƣ duy. Nếu nhƣ

22

xây dựng ý tƣởng và hình ảnh trung tâm nêu bật đƣợc chủ đề của bài học thì các nhánh nhỏ hơn sẽ giúp HS phát hiện và ghi nhớ các kiến thức cụ thể, các ý tƣởng sáng tạo rõ ràng theo từng cấp độ khác nhau.

Bƣớc này có vài trò:

 GV sẽ có đƣợc những thông tin phản hồi chi tiết của các em về bài học. Từ đó hƣớng dẫn các em xây dựng Sơ đồ tƣ duy hoàn thiện về bài học nhằm giúp các em phát hiện và ghi nhớ từng mục kiến thức cụ thể.

 Kích thích hứng thú của HS vì hình ảnh và các nhánh ý tƣởng chi tiết sẽ do các em đề xuất và xây dựng nên.

 Trong bƣớc này HS có thể làm việc các nhân sau đó làm việc nhóm. Tiến trình thực hiện:

 GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ thảo luận để đƣa ra các ý tƣởng tƣơng ứng các nhánh của Sơ đồ Tƣ duy.

 Sau thời gian hoạt động nhóm GV yêu cầu HS nộp các ý tƣởng, đồng thời cử đại diện lên trình bày.

 GV và HS cùng nhau đóng góp ý kiến cho mỗi nhóm để hoàn thiện Sơ đồ tƣ duy đầy đủ cho mỗi nhóm.

Sau khi học sinh thành thạo về Sơ đồ tƣ duy, biết vẽ Sơ đồ tƣ duy cho từng bài học. GV có thể đƣa ra nhiều hình thức dạy học cũng sử dụng Sơ đồ tƣ duy nhƣng với phƣơng pháp khác nhau nhƣ: cho Sơ đồ tƣ duy dạng khuyết và thiếu, cho Sơ đồ tƣ duy dạng sai và yêu cầu học sinh hoàn thiện Sơ đồ theo nhóm. Từ đó vừa giúp HS sáng tạo, nắm đƣợc kiến thức của bài lại không bị nhàm chán.

2.1.2.4. Học sinh hoàn thiện sơ đồ, tô màu và đưa ra hình ảnh minh hoạ

Bƣớc này có vai trò quan trọng là:

 Thứ nhất: Giúp não HS hoạt động sôi động và linh hoạt hơn khi bắt gặp màu sắc và hình ảnh minh họa.

23

 Thứ hai: Đây cũng là bƣớc làm cho Sơ đồ tƣ duy phong phú và sinh động hơn, giúp cho ngƣời tham khảo nhớ lâu hơn. Vì vậy, nó cũng giúp cho HS hứng thú với bài học và nhớ bài học đƣợc lâu hơn.

Tiến trình thực hiện:

 GV cử đại diện lên đƣa ra ý tƣởng tô màu cho từng nhánh lớn và các nhánh nhỏ hơn.

 Sau đó cử đại diện lên thiết lập hình ảnh cho từng nhánh của Sơ đồ.

 GV cho thảo luận lấy ý kiến để thống nhất có lên lấy hình ảnh và màu sắc của các nhánh hay không.

2.2. Sử dụng Sơ đồ tƣ duy trong thiết kế và chữa bài tập

2.2.1. Phương thức sử dụng Sơ đồ tư duy trong thiết kế và chữa bài tập cho học sinh

Thông thƣờng các câu hỏi và bài tập cho học sinh phổ thông đƣợc các tác giả soạn theo một dàn ý nhất định. Đặc biệt mấy năm trở lại đây câu hỏi và bài tập đƣợc ra theo hƣớng trắc nghiệm khách quan. Một trong các nhƣợc điểm của loại câu hỏi này là:

Thứ nhất: Học sinh có óc sáng kiến có thể tìm ra câu trả lời hay hơn phƣơng án đúng đã chọn nên đôi khi họ thấy không thỏa mãn hay thấy khó chịu.7, tr.54

Thứ 2: các câu trả lời này có thể không đo đƣợc khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo một cách hiệu quả. 7, tr.54

Điều này làm cho nhiều học sinh nhớ kiến thức một cách máy móc và làm mất khả năng sáng tạo của chính mình. Đồng thời học sinh sẽ không nhớ lâu đƣợc kiến thức bởi vì các em chỉ nhớ đƣợc kiến thức khi chúng ta là những thầy cô có thể để lại ấn tƣợng sâu sắc về bài học trong suy nghĩ học trò. Vậy làm thế nào để học trò của mình nhớ đƣợc kiến thức một cách chủ động, nhớ và hiểu đƣợc lâu các kiến thức cơ bản. Một phƣơng pháp đƣợc cho là hiệu quả là sử dụng Sơ đồ tƣ duy để thiết kế và chữa bài tập sẽ khắc phục

24

đƣợc các nhƣợc điểm trên bởi trong quá trình hoàn thành Sơ đồ tƣ duy, học trò sẽ tự động não tìm ra các ý trả lời cho riêng mình và giúp các em nhớ đƣợc kiến thức lâu hơn.

Khi GV muốn kiểm tra 1 lƣợng kiến thức lớn trong cùng một nội dung thì có thể ra những hỏi tự luận. Đối với những câu hỏi này GV có thể hƣớng dẫn học sinh sử dụng Sơ đồ tƣ duy để trả lời. Hình ảnh trung tâm sẽ là hình tƣợng trƣng cho câu hỏi. Các nhánh chính tỏa ra từ hình ảnh trung tâm sẽ là các ý chính trả lời cho câu hỏi, chúng ta có thể thêm các từ khóa và các hình ảnh minh họa cho các ý trả lời này vào các nhánh chính. Từ các nhánh chính, phát triển ra các nhánh con bao gồm các ý làm rõ, các ý này để trả lời đƣợc sâu sắc hơn.

Khi GV muốn kiển tra kiến thức ở mức độ hiểu,vận dụng có thể ra những câu hỏi dạng sơ đồ tƣ duy câm và khuyết. Ở dạng này GV không cần hƣớng dẫn học sinh nhiều vì câu hỏi đã rõ ràng. Đối với câu hỏi dạng này đòi hỏi học sinh phải tƣ duy và không thể học thuộc lòng máy móc mà làm đƣợc. Khi học sinh làm đƣợc hoặc đã đƣợc GV chữa thì học sinh sẽ nhớ đƣợc rất lâu và hiểu kiến thức một cách sâu sắc.

2.2.2. Quy trình sử dụng sơ đồ tư duy trong thiết kế các câu hỏi và bài tập

2.2.2.1.Câu hỏi dạng tự luận

Xác định nội dung kiến thức mà học sinh có thể sử dụng sơ đồ tƣ duy để trả lời.

Hoàn thiện câu hỏi (câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu).

Thứ nhất: Xác định nội dung kiến thức mà học sinh có thể sử dụng sơ đồ tƣ duy để trả lời.

GV cần xác định nội dung kiến thức câu hỏi, làm sao để khi hỏi học sinh có thể sử dụng sơ đồ tƣ duy trả lời đƣợc. Đây là loại hình câu hỏi mà học sinh

25

khó có thể trả lời trọn vẹn nếu nhƣ không có một hệ thống tƣ duy tƣơng đối logic và gợi mở tính sáng tạo.

Yêu cầu nội dung câu hỏi là:

Câu hỏi có nội dung sát kiến thức sách giáo khoa. Nội dung trả lời phải có nhiều ý.

Câu hỏi phải có xu hƣớng mở để học sinh có thể đề xuất ý tƣởng sáng tạo của bản thân vào Sơ đồ tƣ duy.

Thứ 2: Hoàn thiện câu hỏi.

Sau khi lựa chọn đƣợc nội dung, công việc tiếp theo đó là hoàn thiện câu hỏi. Yêu cầu câu hỏi phải mạch lạc rõ ràng, không mập mờ, đánh đố học sinh, từ ngữ diễn đạt phải dễ hiểu, tránh dùng từ ngữ nhiều nghĩa.

2.2.2.2. Câu hỏi sử dụng Sơ đồ dạng câm hoặc khuyết

Xác định nội dung có thể sử dụng Sơ đồ.

Thiết kế hình ảnh trung tâm và từ khóa.

Đƣa ra các nhánh chính cơ bản có chứa kiến thức dạng khuyết hoặc sai.

Hoàn thiện câu hỏi. Thứ nhất: Xác định nội dung có thể sử dụng Sơ đồ

Trong bƣớc này cần lựa chọn nội dung có thể dùng sơ đồ tƣ duy dạng khuyết hoặc câm để thiết kế. Nội dung đƣợc lựa chọn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Nội dung câu hỏi phải có nhiều ý. Các ý liên quan logic với nhau.

26

Nội dung lựa chọn nên có hình ảnh minh họa. Thứ 2: Thiết kế hình ảnh trung tâm và từ khóa.

Hình ảnh trung tâm lựa chọn phải phù hợp với câu hỏi, hình ảnh nên rõ ràng. Từ khóa trong câu hỏi có thể GV đặt vào theo đúng nội dung câu hỏi hoặc để khuyết cho học sinh tự điền.

Thứ 3: Đƣa ra các nhánh cơ bản có chứa kiến thức dạng khuyết hoặc sai. Bắt đầu từ hình ảnh trung tâm, GV lựa chọn các nhánh chính tỏa ra từ hình ảnh là các nội dung yêu cầu học sinh hoàn thiện các nhánh.

Thứ 4: Hoàn thành câu hỏi.

Sau khi thiết kế xong nội dung sơ đồ, GV hoàn thiện câu hỏi đảm bảo cho câu hỏi dễ hiểu, không mập mờ khó hiểu. Các từ ngữ diễn đạt tránh nhiều nghĩa.

2.2.3. Quy trình sử dụng Sơ đồ tư duy trong chữa câu hỏi và bài tập

2.2.3.1. Sử dụng Sơ đồ tư duy trong chữa câu hỏi tự luận

Lựa chọn câu hỏi có thể sử dụng Sơ đồ tƣ duy để trả lời

Đƣa ra từ khóa và hình ảnh trung tâm của Sơ đồ tƣ duy về câu hỏi

Phát hiện ý tƣơng ứng các nhánh của Sơ đồ tƣ duy về câu hỏi

Tô màu và đƣa ra hình ảnh minh họa cho Sơ đồ tƣ duy

Thứ nhất: Lựa chọn câu hỏi có thể sử dụng Sơ đồ tƣ duy để trả lời

Ở phần này giáo viên hƣớng dẫn học sinh lựa chọn những câu hỏi nào có thể sử dụng Sơ đồ để trả lời. Nếu là những câu hỏi tự luận mà nội dung yêu cầu trả lời ngắn, ít ý thì không nên dùng Sơ đồ. Nhƣng nếu là những câu hỏi

27

tự luận mà nội dung trả lời gồm nhiều ý, học sinh khó có thể trả lời trọn vẹn nếu nhƣ không có một hệ thống tƣ duy tƣơng đối logic và gợi mở tính sáng tạo thì việc áp dụng Sơ đồ tƣ duy để giải bài tập là hợp lí. Chúng sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn, tìm ra nhiều ý trả lời mang tính sáng tạo hơn.

Thứ 2: Đƣa ra từ khóa và hình ảnh trung tâm của Sơ đồ tƣ duy về câu hỏi Không giống nhƣ đƣa ra các từ khóa và hình ảnh trung tâm trong vấn đề xây dựng Sơ đồ tƣ duy cho một bài học mới, việc đƣa ra các từ khóa và hình ảnh trung tâm phải lấy ý tƣởng từ câu hỏi. Từ khóa và hình ảnh trung tâm trong trƣờng hợp này phải lột tả đƣợc vấn đề đƣợc đề cập đến trong câu hỏi. Bƣớc này có ý nghĩa quan trọng là:

Giúp học sinh định hƣớng đƣợc rõ ràng chủ đề cần trả lời cho câu hỏi, tránh tình trạng lạc đề khi trả lời.

Kích thích hứng thú của học sinh vì học sinh đƣợc trực tiếp xây dựng nên ý tƣởng trung tâm để trả lời câu hỏi.

Tôi nhận thấy hình thức tổ chức để học sinh có thể đƣa ra hình ảnh và từ khóa trung tâm có thể thơ hình thức dạy học nhóm hoặc có thể để học sinh hoạt động cá nhân đều đƣợc. Tuy nhiên, đối với mỗi câu hỏi, mỗi học sinh đều có những ý tƣởng sáng tạo riêng để trả lời. Để phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của các em, GV nên đƣa ra cách thức xây dựng hình ảnh trung tâm theo hình thức dạy học ý tƣởng cá nhân, ý tƣởng nào xuất sắc thì sẽ

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy để thiết kế bài giảng chương Cấu trúc tế bào , Sinh học lớp 10 (ban cơ bản) nhằm nang cao nhận thức của học sinh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)