V Tổng cộng (vùng):
4 Số mẫu không kết luận 121
4.2. Sự phân bố Mạng lưới bán lẻ thuốc
Mạng lưới bán lẻ thuốc là nơi cung ứng thuốc và tư vấn sử dụng thuốc trực tiếp cho người sử dụng. Do vậy khi đặt vấn đề nghiên cứu đối tượng này là để trả lời cho việc người bệnh hiện nay đã thực sự thuận tiện trong việc mua thuốc chữa bệnh và việc sử dụng thuốc đã thực sự an toàn, hợp lý và hiệu quả hay chưa.
Các điểm bán lẻ thuốc được hình thành trên cơ sở các quy định của pháp luật. Tuy nhiên việc quy định các hình thức bán lẻ thuốc đã tác động rất lớn đến việc phân bố của các điểm bán lẻ thuốc trên địa bàn một tỉnh hoặc từng huyện. Một
52
trong những nội dung nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra những bất cập của Mạng lưới bán lẻ thuốc đó là phân bố các điểm bán lẻ thuốc chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người dân trong việc mua thuốc.
Thông tư số 43/2010/TT-BYT ngày 15/12/2010 của Bộ Y tế, Quy định lộ trình thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “ Thực hành tốt nhà thuốc”; Địa bàn và phạm vi hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc. Trong đó quy định đối với quầy thuốc, địa lý bán thuốc của doanh nghiệp, tủ thuốc trạm y tế được mở tại xã, thị trấn thuộc thị xã, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh. Đối với xã, thị trấn đã có đủ một cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ 2000 dân thì không tiếp tục mở mới đại lý bán thuốc của doanh nghiệp[17].
Đối với các phường thuộc quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nếu chưa đủ một nhà thuốc hoặc quầy thuốc phục vụ 2000 dân thì cho phép doanh nghiệp có kho đạt GSP (nếu tại tỉnh chưa có doanh nghiệp đạt GSP thì cho phép doanh nghiệp đạt GDP) được tiếp tục mở mới quầy thuốc đạt GPP tại phường, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh [17].
Như vậy theo quy định hiện hành không hạn chế số lượng và khoảng cách giữa các điểm bán lẻ thuốc mà chỉ yêu cầu phải đảm bảo tối thiểu có đủ một điểm bán lẻ thuốc phục vụ 2000 dân trên địa bàn phường thuộc quận; xã thị trấn thuộc thị xã, huyện thành phố trực thuộc tỉnh.
Qua kết quả nghiên cứu về phân bố Mạng lưới bán lẻ thuốc tại các huyện thuộc địa bàn tỉnh Sơn La nhận thấy rằng:
Tổng số điểm bán lẻ thuốc tại 10 huyện và thành phố Sơn La là 185 cơ sở, bao gồm các loại hình nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý bán thuốc của doanh nghiệp và tủ thuốc trạm y tế xã.
Thành phố Sơn la có mật độ dân số cao, số các điểm bán lẻ thuốc tập trung nhiều bình quân 6 km² có 01 điểm bán lẻ thuốc và trung bình 782 người dân có một điểm bán thuốc.
53
Các huyện Mai Sơn, Mộc Châu, Thuận Châu, Yên Châu là các huyện nằm dọc trên Quốc lộ 6, mật độ dân số khá cao trung bình cứ 1289 người dân có một điểm bán thuốc và khoảng cách trung bình là 17 km².
Các huyện Phù Yên, Bắc Yên, Mường La, Quỳnh Nhai là các huyện nằm dọc vùng lòng hồ Sông Đà, mật độ dân số khá thấp trung bình cứ 2448 người dân có một điểm bán thuốc và khoảng cách trung bình là 36 km² .
Các huyện Sông Mã, Sốp Cộp là hai huyện biên giới, vùng sâu, vùng xa, mật độ dân thưa thớt trung bình cứ 3044 người dân có một điểm bán thuốc và khoảng cách trung bình là 41 km².
- Việc phân bố các điểm bán lẻ thuốc giữa thành thị và nông thôn có chênh lệch nhau: Tại thành phố Sơn La bình quân 782 người dân có một điểm bán lẻ thuốc và trong phạm vi 6 km² có 01 điểm bán thuốc. trong khi đó tại các huyện trung bình 2260 người dân có 01 điểm bán thuốc và trong phạm vi trung bình 31,33 km² có 01 điểm bán thuốc. Do vậy, người dân tại các huyện mua thuốc phải di chuyển xa hơn và không được thuận tiện như ở TP Sơn La.
- Hệ thống nhà thuốc chủ yếu tập trung ở địa bàn thành phố Sơn La (49/67) chiếm 73,13%, tại các huyện có (18/67) nhà thuốc chiếm 26,87 %,. Do vậy, người dân ở các huyện khó khăn hơn trong việc mua những thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và những thuốc biệt dược, chưa được hưởng những hiệu quả của nhà thuốc GPP đem lại.
- Mật độ phân bố các cơ sở bán lẻ tại các xã trong cùng địa bàn mỗi huyện cũng có sự chênh lệch, các điểm bán lẻ thuốc chủ yếu tập trung ở thị trấn, thị tứ, khu vực đông dân cư, còn vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì có rất ít các điểm bán thuốc phục vụ. tại những vùng này, tủ thuốc trạm y tế xã là điểm thuận lợi và điểm gần nhất phục vụ nhân dân.