5. Kết cấu luận văn
2.2.2 Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm:
2.2.2.1 Những tồn tại hạn chế trong công tác phát triển đảng của huyện Hải Hà.
Tuy công tác phát triển đảng của huyện Hải Hà đã và đang đạt được nhiều kết quả tương đối tốt như đã nêu trên, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề cần phải thẳng thắn nhìn nhận, xem xét, bàn thêm:
Thứ nhất: Tỷ lệ đảng viên mới được kết nạp từ nguồn là thanh niên trên địa bàn dân cư là rất thấp, có xu hướng ngày càng khó khăn (do thanh niên trên địa bàn dân cư có xu hướng đi làm ăn xa, không thường xuyên có mặt địa phương, hoặc do ít tham gia các hoạt động đoàn thể nên không thể phát
hiện, bồi dưỡng, kết nạp được), trong khi đó nguồn thanh niên trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện không tăng, thậm chí giảm nhanh do thực hiện đề án tinh giảm biên chế chung trong toàn huyện. Điều đó thể hiện qua bảng so sánh:
Biểu 4: Bảng so sánh số lượng thanh niên khu vực trên địa bàn dân cư được kết nạp vào Đảng
Năm Tổng số đảng
viên được kết nạp
Số thanh niên được kết nạp Tổng số Thanh niên công chức, viên chức Thanh niên trên địa bàn dân cư 2009 110 90 45 45 2010 113 99 52 47 2011 122 101 46 55 2012 113 105 63 42 2013 111 105 65 45 .
Tổng số cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện Hải Hà hiện có 2154 người (tính đến 31/12/2013), trong đó có 986 người trong độ tuổi thanh niên. Trong 986 thanh niên công chức, viên chức thì 5 năm qua đã kết nạp đảng tổng cộng 271 đồng chí, như vậy số còn lại chưa kết nạp đảng là khoảng 700 đồng chí. Đây là một nguồn rất nhỏ so với tổng số thanh niên trên đại bàn huyện là trên 14.400 người, cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ nếu so sánh với số thanh niên trên địa bàn dân cư là 11.599 người. Tuy nhiên tỷ lệ thanh niên khu vực công chức, viên chức được kết nạp đảng trong 5 năm qua lại cao hơn hẳn so với số thanh niên trên địa bàn dân cư được kết nạp Đảng. Mặt khác hiện nay huyện Hải Hà đang thực hiện đề án tinh giảm biên chế với mục tiêu phấn đấu trong năm 2015 sẽ giảm khoảng 200 biên chế trên địa bàn toàn huyện, các năm tiếp theo sẽ duy trì số lượng biên chế đã tinh giảm, kiên quyết không tăng thêm số lượng cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện.
Từ phân tích trên cho thấy, thực trạng nguồn phát triển đảng trong 5 năm qua chủ yếu là phát triển từ nguồn thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện, trong khi số này trong thời gian tới ngày càng giảm, đồng nghĩa với việc một nguồn lớn để phát triển đảng viên cho huyện đang giảm dần. Trong khi đó số lượng thanh niên trên địa bàn dân cư là rất lớn thì tỷ lệ được bồi dưỡng phát triển đảng lại là rất nhỏ. Đây là bài toán đặt ra đối với nhiệm vụ phát triển đảng viên mới của Đảng bộ huyện Hải Hà trong thời gian tới.
Thứ hai: Xét cho cùng vấn đề phát triển đảng viên mới phụ thuộc rất nhiều vào Chi bộ cơ sở mà quan trọng là Chi bộ, bởi đây là đơn vị cuối cùng trong hệ thống tổ chức của Đảng, là nơi trực tiếp liên hệ giáo dục quần chúng, là nơi làm các thủ tục ban đầu cùng như thủ tục kết nạp cho quần chúng vào Đảng. Vì vậy nếu Chi bộ chuyển động tốt thì có hiệu quả cao. Tuy nhiên vấn đề này ở huyện Hải Hà cũng còn nhiều khiếm khuyết, số Chi bộ chưa quan tâm đến phát triển Đảng còn nhiều. Theo báo cáo tổng kết về thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 thì có đến 1/5 số Chi bộ 5 năm, cá biệt có Chi bộ 10 năm không phát triển được đảng viên, do đó dẫn đến có Chi bộ bình quân tuổi Đảng lên tới 50,8 tuổi, trong Chi bộ không có đảng viên nào dưới 30 tuổi. Tình hình đó, vai trò lãnh đạo của Chi bộ bất cập với yêu cầu của thực tế, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn mới và xoá đói giảm nghèo ở từng thôn, từng xã và trên địa bàn toàn huyện.
Thứ ba: Tỷ lệ đảng viên mới được kết nạp so với số đoàn viên ưu tú được Đoàn thanh niên giới thiệu sang Đảng là thấp, điều đó được thể hiện qua bảng thống kê sau:
Biểu 5: So sánh số đoàn viên ưu tú được giới thiệu và số được kết nạp
viên ưu tú 2009 241 90 37,3 % 2010 158 99 62,7 % 2011 229 101 44,1 % 2012 225 105 46,7 % 2013 198 105 53 %
Biểu so sánh trên cho thấy số lượng và tỷ lệ so sánh với tổng số đoàn viên ưu tú có tăng lên nhưng mức độ còn thấp. Năm đạt tỷ lệ cao nhất cũng chỉ trên 62,7 %, tính tổng trong 5 năm qua thì còn trên 50% số thanh niên được giới thiệu mà chưa được xét kết nạp.
Về thực tế số người đã có cố gắng phấn đấu rèn luyện trong phong trào của Đoàn thanh niên phần lớn là những người muốn vào Đảng, được giới thiệu tức là tổ chức Đoàn đã đánh giá đúng công sức của họ. Xét về mặt tâm lý vào Đảng là quyền lợi chính trị chính đáng của thanh niên. Người thanh niên phấn đấu nhưng qua nhiều lần không được kết nạp, thậm chí có những trường hợp Đoàn giới thiệu nhiều lần mà Chi bộ không xem xét kết nạp, cũng không giải thích rõ, điều đó dễ gây lên sự chán nản.
Ta nói người phấn đấu vào Đảng phải kiên trì nhưng không có nghĩa cứ phải qua nhiều lần giới thiệu mới là thử thách đầy đủ. Hạn chế này phần nhiều do một số đảng viên được phân công giúp đỡ, góp ý cho đối tượng phấn đấu rèn luyện còn nhiều hạn chế.
Số lượng đảng viên trẻ được kết nạp so với đoàn viên còn thấp nhưng so với tổng số thanh niên trong toàn huyện thì còn thấp hơn rất nhiều, điều đó được phản ánh trong thống kê sau:
Biểu 6: So sánh số đoàn viên được kết nạp vào Đảng với tổng số đoàn viên
Năm Tổng số đoàn viên Tỷ lệ so sánh tổng số đoàn
viên được kết nạp Đảng Số kết nạp
2009 3.467 90 2,6 %
2010 3.457 99 2,8 %
2012 3.727 105 2,8 %
2013 3.884 105 3,7 %
Lực lượng thanh niên trên địa bàn huyện chiếm đến gần 25% dân số toàn huyện. Đây là lực lượng chủ công xung kích trong việc xoá đói giảm nghèo, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng nông thôn mới. Nhưng thực tế số đảng viên trẻ cần giúp Đảng lãnh đạo lực lượng này còn qúa mỏng, tính ra ở thời điểm 2009 một đảng viên trẻ phải phụ trách 126 thanh niên. Như vậy không thể nói phong trào thanh niên phát triển tốt được. Đó là chưa kể đến có nhiều Chi bộ không có đảng viên trẻ thì việc nắm tâm tư nguyện vọng của lớp trẻ lại càng khó khăn hơn. Trên thực tế Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình tổ chức của Đảng ở các cấp và chịu sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng. Vì vậy, vai trò lãnh đạo Đảng các cấp ở mỗi quyết định rất lớn đến kết quả xây dựng, tổ chức hoạt động của Đoàn thanh niên. Tổ chức hoạt động của Đoàn vững mạnh hoạt động tốt, sẽ tạo ra nhiều hạt nhân tích cực từ phong trào để giới thiệu cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp. Song thực tế, nhiều cấp uỷ Chi bộ chưa thực sự quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác Đoàn, chưa thấy hết việc xây dựng Đảng nói chung và công tác phát triển Đảng nói riêng là trách nhiệm của cấp uỷ, Chi bộ, của từng đảng viên, của Nhà nước các cấp và các đoàn thể quần chúng. Do đó, không chủ động đề ra chương trình, kế hoạch cụ thể, được chăng hay chớ. Một số cơ sở không có kế hoạch tạo nguồn, bồi dưỡng nguồn mà chỉ chờ tổ chức Đoàn giới thiệu thì mới đặt vấn đề phát triển Đảng. Có Chi bộ, cấp uỷ quan tâm đến vấn đề phát triển, chăm lo công tác tạo nguồn, phân công đảng viên, giúp đỡ đối tượng nhưng lại thiếu kiểm tra đôn đốc, chưa yêu cầu đảng viên được phân công báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý những ưu, nhược điểm của đối tượng, để có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
Ở một số Chi bộ còn có hiện tượng khi đoàn viên được kết nạp vào Đảng thì tổ chức Đảng coi như hết trách nhiệm giúp đỡ, giáo dục không giao nhiệm vụ kịp thời để tiếp tục thử thách nhất là trong thời ký họ còn là đảng viên dự bị. Từ đó dẫn đến tình trạng có những đảng viên trẻ khi vào Đảng rồi không phát huy được tác dụng, mới vào Đảng đã be trễ trong sinh hoạt, thiếu gương mẫu trong công tác…
Việc thực hiện đúng các nguyên tắc thủ tục trong xét duyệt kết nạp là điều quan trọng góp phần đảm bảo sự trong sạch của Đảng. Song một số cấp uỷ cơ sở thực hiện còn lúng túng dẫn đến hồ sơ phải làm đi làm lại nhiều lần, đơn xin vào Đảng viết dài dòng chưa thể hiện rõ nhận thức của đối tượng về Đảng, có trường hợp còn sao chép nhiều từ Điều lệ. Do đó, tạo sự chậm trễ trong công tác xét duyệt.
2.2.2.2. Nguyên nhân.
Từ thực trạng trên có thể chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, một số cấp ủy chi bộ chưa thực sự quan tâm tới công tác phát triển đảng theo nghị quyết của Đảng bộ huyện, từ đó thiếu chủ động trong việc tìm nguồn, bồi dưỡng, giáo dục để tạo nguồn phát triển đảng viên cho chi bộ.
Thứ hai, hoạt động của các chi hội đoàn thể ở cơ sở trong đó có cả tổ chức chi đoàn hoạt động còn mang tính hình thức, thiếu sáng tạo và chưa chủ động tạo ra các hoạt động thu hút được đoàn viên hội viên tham gia, từ đó dẫn tới ít sinh hoạt và hoạt động. Việc thu hút đoàn viên tham gia hoạt động không tốt dẫn tới đoàn viên, hội viên không mặn mà vào tổ chức đoàn thể, từ đó không kịp thời phát hiện những cá nhân tích cực, nhận thức tốt để bồi dưỡng, giới thiệu nguồn cho các chi bộ phát triển đảng.
Thứ ba, do huyện Hải Hà là một huyện miền núi biên giới, điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, việc giải quyết công ăn, việc làm ổn định cho
nhân dân, đặc biệt là công tác tạo việc làm và thu nhập cho thanh niên ở khu vực nông thôn còn hạn chế nên đa số thanh niên thuộc khu vực này đều đi tìm việc làm ở các trung tâm đô thị trong và ngoài tỉnh, thậm chí một số có xu hướng đi lao động trái phét tại Trung Quốc. Số thanh niên còn lại tại địa phương là ít gây khó khăn cho công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên của tổ chức Đoàn, dẫn tới khó khăn trong tìm nguồn phát triển đảng cho các chi bộ.
Thứ tư, thanh niên hiện nay đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, thời đại của nền văn minh tin học, xu thế chung của các quốc gia trên thế giới hiện nay là hội nhập mở cửa và giao lưu quốc tế. Tình hình trên thuận có thuận lợi là thanh niên được tiếp cận với những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, mở mang tầm hiểu biết rộng hơn, nhưng mở rộng giao lưu quốc tế cũng là cơ hội để các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” mà trước hết là dùng mọi thủ đoạn để lôi kéo thế hệ trẻ làm cho thanh niên xa dời lý tưởng suy đồi về đạo đức và băng hoại nhiều giá trị về văn hoá tinh thần, một bộ phận thanh niên chạy theo lối sống thực dụng, lười lao động thiếu ý chí phấn đấu, thờ ơ với thời cuộc... cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác phát triển đảng của huyện.
2.2.2.3 Những bài học kinh nghiệm.
Thứ nhất, Những kết quả đạt được trong công tác phát triển đảng của huyện Hải Hà đã nêu ở trên đều không tách rời sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng bộ huyện, sự quyết tâm triển khai thực hiện Nghị quyết về phát triển đảng ở các chi đảng bộ, các ban ngành đoàn thể của huyện nhà đặc biệt là sự chủ động đổi mới nội dung phương thức hoạt động của tổ chức Đoàn, tăng cường công tác đoàn kết tập hợp thanh niên, giáo dục bồi dưỡng thanh niên tạo nguồn phát triển cho các chi bộ.
Thứ hai, phải coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng và đảng viên về công tác phát triển Đảng trong
thanh niên, phải làm cho đảng viên thấy được vai trò trách nhiệm của mình đối với công tác này để chủ động tạo nguồn đi sâu vào giấc ngộ quần chúng để có đủ điều kiện phát triển họ vào Đảng.
Thứ ba, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức quần chúng nhất là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp từ đến cơ sở đổi mới việc nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn, Hội đã thu hút đông đảo thanh niên vào tổ chức, tạo ra được nhiều phong trào phù hợp đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng thiết thực của đoàn viên thanh niên. Từ phong trào cách mạng đó xuất hiện những nhân tố tích cực, là nguồn để Đoàn giới thiệu cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp.
Thứ tư, riêng đối với tổ chức Đoàn thanh niên của huyện cần xác định rõ vai trò là đội dự bị tin cậy, là cánh tay đắc lực của Đảng trong đó có cả nhiệm vụ phát triển đảng viên mới. Do vậy, tổ chức Đoàn của huyện cần: xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn có đức, có tài, tâm huyết, gần gũi thanh niên, am hiểu thanh niên, có khả năng trao đổi, đối thoại, dẫn dắt thanh niên, sáng tạo trong tổ chức phong trào, gương mẫu trong sinh hoạt, công tác; chủ động nghiên cứu, nắm bắt tình hình thanh niên, định hướng giá trị tư tưởng cho thanh niên; công tác tham mưu, đề xuất, phối hợp phải thực sự chủ động, tích cực, có chất lượng; kiên trì đeo bám cơ sở và trọng tâm công việc, lấy chăm lo cho lợi ích chính đáng của TTN trong mỗi hoạt động làm động lực thúc đẩy phong trào.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG
TRONG THANH NIÊN HẢI HÀ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1 Mục tiêu, phương hướng chung
3.1.1 Mục tiêu:
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển đảng của toàn đảng bộ, coi đây là một trong những giải pháp để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn toàn huyện. Chú trọng phát triển đảng trong thanh niên gắn với xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh. Nâng cao chất lượng, trình độ, năng lực, bản lĩnh chính trị của đội ngũ đảng viên đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, phấn đấy hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vào năm 2015.
3.1.2 Phương hướng chung:
- Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, chất lượng đoàn, viên, chất lượng cán bộ; không ngừng xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Hải Hà vững mạnh toàn diện; mở rộng mặt trân đoàn kết tập hợp thanh niên, phát triển Hội LHTN tạo điều kiện tiền đề để đẩy mạnh công tác phát triển đảng trong thanh niên trên địa bàn toàn huyện. Đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, đạo đức và lối sống của Đoàn; chủ