5. Kết cấu luận văn
3.3. Các giải pháp cơ bản:
3.3.3 Nâng cao vai trò của cấp chính quyền và các đoàn thể xã hội trong
trong công tác phát triển đảng:
Thanh niên là bộ phận dân cư đặc biệt, là lực lượng xung kích, giải quyết khó khăn trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội. Do đó, họ có mặt ở tất cả mọi địa bàn khu vực, mọi lĩnh vực, mọi ngành, mọi đoàn thể trong huyện.
Xét về đối tượng họ là lực lượng do Đoàn trực tiếp quản lý, xét về công việc ngành nghề họ là thành viên của các chủ thể khác. Như vậy, việc giáo dục rèn luyện thanh niên trên phạm vi toàn xã hội thì tất cả các ban ngành đoàn thể và các tổ chức xã hội đều phải coi đó là nhiệm vụ của mình.
Tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khoá VIII
“Công tác thanh niên không phải chỉ là nhiệm vụ của Đảng, của Đảng mà còn là công việc của Nhà nước, của mọi tổ chức xã hội và của từng gia đình”. Vì vậy, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan, đoàn thể, nhà trường và gia đình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ có hiệu quả cùng với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chăm lo cho thế hệ trẻ và tạo nguồn bổ sung những đại biểu ưu tú cho Đoàn, cho Đảng xem xét kết quả nạp. Đó là hành động cụ thể để đóng góp vào công tác xây dựng Đảng một cách tích cực từ góc độ chức năng của tổ chức mình. Những vấn đề cụ thể phải đạt được như sau:
+ Đối với chính quyền các cấp:
Các ngành các cấp phải có trách nhiệm cung cấp cho Đoàn thanh niên và Hội Liên hiệp Thanh niên những điều kiện vật chất phục vụ cho hoạt động, bao gồm đầu tư kinh phí thường xuyên, cơ sở vật chất cho làm việc (ví dụ: như văn phòng, sân chơi, câu lạc bộ v.v…) và các hoạt động văn hoá thể thao, coi đây là trách nhiệm của Huyện uỷ, Uỷ ban Nhân dân cần thể chế hoá thành
chính sách, không để Đoàn thanh niên phải đi xin dẫn đến thực hiện tuỳ tiện có sao hay vậy. Các cơ sở vật chất công cộng phải ưu tiên cho thanh niên sử dụng, bởi thực tế chỉ có Đoàn thành niên mới khai thác hết giá trị của các phương tiện này.
Chính quyền các cấp và các ngành phải quan tâm tạo việc làm cho thanh niên, giúp đỡ Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên có điều kiện tự tạo nguồnn kinh phí hoạt động cho mình thông qua các dự án và các Hội liên hiệp thanh niên vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội phù hợp với điều kiện và khả năng của thanh niên.
+ Đối với các đoàn thể xã hội:
Hầu hết các đoàn thể xã hội ở huyện như Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động v.v… đều có thể xã hội thông qua các thành viên của mình. Như thế thanh niên không chỉ là thành viên của Đoàn của Hội, nữ thanh niên trẻ là hội viên của Hội Phụ nữ, công nhân công chức trẻ là thanh viên của Liên đoàn Lao động. Bởi vậy các đoàn thể quần chúng các tổ chức xã hội cũng phải có chương trình thu hút đối tượng trẻ thuộc phạm vi tổ chức mình đưa họ vào tổ chức để hoạt động. Bằng cách tác động từ nhiều phía, nhiều góc độ để thanh niên ngày càng hoàn thiện hơn. Các tổ chức quần chúng nên phối kết hợp cùng với Đoàn thanh niên để thống nhất mục đích chung đào tạo thế hệ trẻ, phát triển toàn diện, để kết nạp họ vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Gia đình là tế bào của xã hội: Gia đình là nơi hình thành nhân cách đầu tiên cho con người, vươn lên trong xã hội. Gia đình gắn bó và theo dõi mỗi bước đi trưởng thành của con người từ tuổi thơ đến khi trưởng thành. Gia đình đối với thanh niên là chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần. Do đó, gia đình có vị trí quan trọng trong giáo dục thanh niên. Với ý nghĩa đó từng gia đình phải ý thức được trách nhiệm của mình với thế hệ trẻ nói chung và
với chính con em mình nói riêng. Gia đình phải biết hướng thanh niên đến cái thiện, giúp thanh niên vươn tới cái nhân nghĩa, tạo điều kiện cho thanh niên bước vào đời vững vàng về trí tuệ cũng như tinh thần. Các gia đình có cha mẹ, anh chị em là đảng viên phải có trách nhiệm hướng cho con em mình đi theo truyền thống của gia đình.