Chỉ tiêu này được tính bằng cách tổng cổng của chỉ tiêu mã số 50, 60, và mã số 61
b. Lập theo phương pháp gián tiếp:
Các chỉ tiêu về luồng tiền được xác định trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận trước thuế và điều chỉnh cho các khoản:
- Các khoản doanh thu chi phí không phải bằng tiền như khấu hao TSCĐ, dự phòng…
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện - Tiền đã nộp thuế TNDN.
- Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh (trừ thuế thu nhập và các khoản phải nộp khác sau thuế TNDN).
- Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư.
7. So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam về hạch toán vốn bằng tiền với:7.1. Với Kế toán Anh: 7.1. Với Kế toán Anh:
* Vốn bằng tiền:
Sự khác biệt lớn nhất trong hạch toán vốn bằng tiền giứa Việt Nam và Anh đó là việc phân chia tiền sổ mặt và chế độ tạm ứng trong kế toán Anh
Việc phân chia sổ tiền mặt: Ngoài việc ghi chép các nghiệp vụ xuất chi tiền lặt vặt hàng ngày vào một sổ riêng (là sổ nhật ký tiền mặt-Với Việt Nam là sổ quỹ) thì Kế toán Anh còn sử dụng một sổ là Sổ quỹ tạm phí, sổ này do thủ quỹ tạp phí giữ và ghi chép các khoản tạp phí nhỏ sau đó tập hợp các khoản trùng nhau và đưa lên sổ nhật ký tiền mặt do thủ quỹ chính nắm giữ.
* Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: So với mẫu BCLCTT theo chuẩn mực kế
toán Việt Nam thì mẫu BCLCTT của Anh có những điểm khác, cụ thể :
BẢNG PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN MẶT
Chỉ tiêu Số tiền Nguồn tiền mặt Lãi ròng Điều chỉnh Dự phòng khấu hao Lỗ khi thanh lý TSCĐ Tăng dự phòng nợ khó đòi Tổng số phát sinh trong kỳ Quỹ tiền mặt từ các nguồn khác Bán trang bị văn phòng
Giảm hàng tồn kho Gia tăng chủ nợ Góp thêm vốn
Việc sử dụng nguồn tiền mặt …….
7.2. Với kế toán Mỹ:* Vốn bàng tiền: * Vốn bàng tiền:
Theo cách hạch toán tại Việt Nam thì đối với tiền ta có quan hệ đối chiếu là: Số dư trên sổ Cái TK tiền (111, 112) phải bằng số dư trên sổ chi tiết (111, 112), tức là ta thường chỉ xem xét quan hệ đối chiếu giữa tiền mặt và tiền mặt, TGNH và TGNH. Tuy nhiên ở Mỹ có quá trình kiểm tra sự dúng đắn của số dư tài khoản tiền mặt, quá trình kiểm tra này được gọi là điều hoà ngân quỹ.
Quá trình này được tiến hành bằng cách so sánh, điều hoà số dư tài khoản tiền mặt của doanh nghiệp và số dư TGNH do ngân hàng cung cấp hàng tháng trên Báo cáo ngân hàng. Một bảng điều hoà ngân hàng có mẫu sau:
Tài khoản tiền mặt của doanh nghiệp Báo cáo ngân hàng 1. Số dư TK tiền mặt 1. Số dư TK tiền mặt
Cộng thêm:
2. Các khoản thu được đã ghi trên báo cáo ngân hàng nhưng chưa ghi trên TK tiền mặt
Cộng thêm:
2. Các khoản thu được đã ghi trên sổ kế toán cảu doanh nghiệp nhưng chưa được phản ánh trên báo cáo ngân hàng
3. Tiền mặt tại quỹ Trừ đi:
3.Các khoản chi tiêu đã ghi trên báo cáo NH nhưng chưa ghi trên TK tiền mặt
Trừ đi:
4. Các khoản chi tiêu đã ghi trên sổ kế toán của doanh nghiệp nhưng chưa được phản ánh trên BCNH
4. Số dư đúng của TK tiền mặt
(1+2-3) 5. Số dư đúng của TK tiền mặt
(1+2+3-4) - Ngoài ra đối với các khoản tiền dư thừa và thiếu hụt,xử lý cuối kỳ kế toán Mỹ hạch toán như sau: Đối với số dư của tài khoản này, nếu tài khoản này có số dư Nợ kế toán sẽ coi đó là một khoản chi phí lặt vặt, còn nếu số dư Có thì kế toán sẽ coi đó như một doanh thu lặt vặt.