Trong các tài liệu nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị công ty đại chúng và tính thanh khoản, đa số các tác giả đều sử dụng một trong hai phƣơng pháp là phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất OLS (Ordinary Least Aquare) hoặc hồi quy ảnh hƣởng cố định (fixed effect model – FEM) mà trong số đó thì mô hình hồi quy ảnh hƣởng cố định là đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn cả. Bên cạnh đó, các biến phụ thuộc và biến độc lập chính chúng tôi đều xây dựng dựa trên ý tƣởng bài nghiên cứu của Ke Tang và Changyun Wang (2011) nên chúng tôi cũng sử dụng mô hình hồi quy ảnh hƣởng cố định theo đề xuất của hai tác giả này để xem xét tác động của chất lƣợng quản trị công ty đến tính thanh khoản. Mô hình này cũng đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu của Chung và cộng sự (2010).
Sở dĩ mô hình ảnh hƣởng cố định đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ vậy vì nó giải quyết đƣợc vấn đề nội sinh của thƣớc đo chất lƣợng quản trị công ty gây ra bởi các yếu tố đặc trƣng riêng tiềm tàng không quan sát đƣợc mà các yếu tố này có thể tác động đồng thời đến cả quản trị công ty và tính thanh khoản. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn tính phù hợp và thuyết phục của mô hình ảnh hƣởng cố định, chúng tôi cũng tiến hành các kiểm định F-test và Hausman test.
Phƣơng trình hồi quy của mô hình nhƣ sau:
𝐋𝐐𝐓𝐢,𝐭 = 𝛂 + 𝛃 𝐂𝐆𝐈 𝐢,𝐭−𝟏+ 𝛄𝐣 𝐗𝐣,𝐭+ 𝛌𝐢+ 𝛆𝐭 (1)
Trong đó,
LQTi,t là phƣơng thức đo lƣờng tính thanh khoản của công ty i trong năm t (tỷ số Turnover hoặc tỷ số Amihud)
CGIi,t-1 là chỉ số quản trị công ty đại chúng tổng hợp (CGI) của công ty i trong năm t-1
quy mô công ty (SIZE)
tỷ lệ đòn bẩy (LEVERAGE)
giá trị sổ sách/giá trị thị trƣờng (BM)
độ biến động tỷ suất sinh lợi (VOL) 𝛌𝐢là ảnh hƣởng cố định của từng công ty.
Vẫn còn một mối lo ngại khác về vấn đề nội sinh trong khi xem xét mối quan hệ giữa quản trị công ty đại chúng và tính thanh khoản. Hiện vẫn còn những tranh luận rằng tính thanh khoản của thị trƣờng ảnh hƣởng đến quản trị công ty đại chúng vì thanh khoản tốt hơn sẽ dễ dàng giúp cho các cổ đông xây dựng vị thế để thực hiện những thay đổi trong chính sách của công ty. Hơn nữa, tính thanh khoản của thị trƣờng cho phép việc sử dụng hiệu quả hơn thị trƣờng vốn thứ cấp cho các hoạt động kiểm soát công ty. Chúng tôi giải quyết vấn đề này bằng cách xem xét mối quan hệ giữa tính thanh khoản và chỉ số quản trị công ty đại chúng có độ trễ nhƣ mô tả trong công thức (1). Theo các tài liệu nghiên cứu trƣớc đây, chúng tôi chọn quy mô của công ty (SIZE), đòn bẩy (LEVERAGE), tỷ số giá trị sổ sách/giá thị trƣờng (BM) và độ biến động tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu (VOL) là các biến kiểm soát trong bài nghiên cứu này.
Giả thuyết chính trong bài nghiên cứu của chúng tôi thừa nhận rằng chất lƣợng quản trị công ty đại chúng tốt hơn sẽ làm giảm bất cân xứng thông tin, tăng cƣờng lòng tin của nhà đầu tƣ, và có tƣơng quan cùng chiều với tính thanh khoản của công ty. Giả thuyết này đƣa đến kỳ vọng một mối tƣơng quan dƣơng giữa CGI và TURNOVER cũng nhƣ một mối tƣơng quan âm giữa CGI và AMIHUD.