Mục tiêu của bài nghiên cứu này là nhằm khám phá tác động của hiệu quả quản trị công ty đại chúng tổng hợp lên tính thanh khoản cổ phiếu của công ty, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện chất lƣợng quản trị công ty và nâng cao tính thanh khoản của thị trƣờng chứng khoán. Trên cơ sở tìm hiểu những bài nghiên cứu trƣớc đây về vấn đề này của các tác giả có uy tín, chúng tôi đã lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng dựa trên ý tƣởng bài nghiên cứu “Quản trị công ty đại chúng và tính thanh khoản: Bằng chứng từ thị trƣờng chứng khoán Trung Quốc” của hai tác giả Ke Tang và Changyun Wang (2011). Tổng quan phƣơng pháp nghiên cứu của chúng tôi đƣợc tiếp cận theo sơ đồ sau:
Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đại chúng đến tính thanh khoản của cổ phiếu.
Đo lƣờng hiệu quả quản trị công ty đại chúng bằng cách xây dựng chỉ số tổng hợp CGI thông qua 5 nhóm nhân tố chính gồm tổng cộng 14 tiêu chí
Đo lƣờng tính thanh khoản của cổ phiếu bằng các tỷ số: - Tỷ số Turnover
- Tỷ số AMIHUD
Mô hình ảnh hƣởng cố định FEM:
LIQi,t = α + βCGIi,t-1 + γjΣXj,t + λi + εt
Thu thập số liệu từ BCTC, Báo cáo thƣờng niên và dữ liệu giá đóng cửa, khối lƣợng giao dịch của 40 công ty phi tài chính đáp ứng đủ các tiêu chí về quản trị công ty trên hai sàn HSX và HNX trong giai đoạn 2008-2012
Phân tích kết quả
Đề xuất hƣớng nâng cao chất lƣợng quản trị công ty đại chúng nhằm cải thiện tính thanh khoản của thị trƣờng chứng khoán.
Đầu tiên, để đánh giá hiệu quả quản trị công ty đại chúng, chúng tôi xây dựng chỉ số quản trị công ty đại chúng CGI dựa trên ý tƣởng bài nghiên cứu của Ke Tang và Changyun Wang năm (2011) và Bai và công sự (2004). Chỉ số CGI đƣợc xây dựng từ 5 nhóm nhân tố gồm tổng cộng 17 tiêu chí liên quan đến vấn đề quản trị công ty đại chúng.
Tiếp theo, để đo lƣờng tính thanh khoản của cổ phiếu, chúng tôi sử dụng hai chỉ số là Turnover và Amihud. Trong khi tỷ số Turnover chỉ đơn thuần là đo lƣờng khối lƣợng giao dịch trong một năm so với số cổ phiếu đang lƣu hành tại thời điểm cuối năm trƣớc của công ty nhằm phản ánh tính thanh khoản thì tỷ số Amihud xem xét phản ứng của giá chứng khoán dƣới tác động của dòng đặt lệnh và khối lƣợng giao dịch đại diện cho tính thiếu thanh khoản.
Sau đó chúng tôi sử dụng mô hình ảnh hƣởng cố định (fixed effect model – FEM) để kiểm định thực nghiệm mối quan hệ giữa quản trị công ty và tính thanh khoản nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra rằng liệu quản trị công ty đại chúng có thực sự tác động đến tính thanh khoản của cổ phiếu công ty hay không? Và mức độ tác động là nhiều hay ít?
Ngoài ra, chúng tôi cũng xem xét tác động của hai nhóm nhân tố chính mà theo nhiều bài nghiên cứu là có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng quản trị công ty đại chúng là nhóm nhân tố về Hội đồng quản trị (Attig và cộng sự, 2003; Ajinkya và cộng sự, 2005) và nhóm nhân tố về Cấu trúc sở hữu (Jain, 2001; Attig và cộng sự, 2003; Ajinkya và cộng sự, 2005) đến tính thanh khoản của cổ phiếu công ty nhƣ thế nào bằng cách xây dựng hai chỉ số phụ đại diện cho 2 nhóm này và tiến hành hồi quy tính thanh khoản theo hai chỉ số phụ này tƣơng tự nhƣ cách hồi quy tính thanh khoản theo chỉ số quản trị tổng hợp CGI.
Sau khi thực hiện kiểm định F-test và Hausman test nhằm kiểm tra tính phù hợp và thuyết phục của mô hình ảnh hƣởng cố định, chúng tôi phân tích kết quả đạt đƣợc và ứng dụng kết quả này để đề xuất một số phƣơng pháp nâng cao chất lƣợng quản trị công ty và cải thiện tính thanh khoản cho thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Bài nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu đƣợc thu thập và tổng hợp từ Báo cáo tài chính, Báo cáo thƣờng niên, Nghị quyết đại hội cổ đông và Điều lệ công ty và các thông tin công bố trên các phƣơng tiện đại chúng của 40 công ty phi tài chính đƣợc niêm yết trên hai sàn HNX và HSX.