Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hộ

Một phần của tài liệu thông tin của phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục sở giáo dục và đào tạo kiên giang (Trang 36 - 40)

- Điểm mạnh cơ bản của nhà trường:

4. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hộ

4.1. Tiêu chí 1: Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện chamẹ học sinh. mẹ học sinh.

a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;

b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động;

c) Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

4.1.1. Điểm mạnh:

Thống nhất điểm mạnh của nhà trường: Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp và trường được tổ chức và hoạt động có hiệu quả theo đúng theothông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 20111 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Thông tư ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Mỗi năm, nhà trường đã tổ chức được 3 cuộc họp định kì. Cha mẹ học sinh tham dự họp định kì khá đầy đủ. Nhà trường có mối liên hệ chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh, có sự thống nhất trong việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch. Ban đại diện cha mẹ học sinh nhiệt tình, có trách nhiệm, luôn quan tâm đến hoạt động giáo dục nhà trường.

4.1.2. Điểm yếu:

Thống nhất điểm yếu của nhà trường: Việc trao đổi trực tiếp tình hình học tập của học sinh với cha mẹ học sinh chưa được thực hiện thường xuyên làm hạn chế đến công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên do gia đình học sinh còn gặp

khó khăn về kinh tế, cha mẹ đi làm ăn xa, thường là ông bà đi họp thay cha mẹ

4.1.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

Thống nhất kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường: Nhà trường tiếp tục phát huy những điểm mạnh. Trong năm học 2017- 2018 Lãnh đạo nhà trường cùng giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh tăng cường công tác tuyên truyền các hoạt động giáo dục, vận động trong cha mẹ học sinh làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm tăng cường thông tin hai chiều với cha mẹ học sinh qua phiếu liên lạc và liên lạc qua điện thoại làm cho họ thấy rõ hơn vai trò và trách nhiệm của mình đối với việc học của con em, cùng với nhà trường chăm lo đến việc học tập của con em mình nhiều hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương

4.1.4. Những điểm chưa rõ: Không.

4.1.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

4.2. Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng,chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.

a) Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường;

b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh;

c) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật.

4.2.1. Điểm mạnh:

Thống nhất điểm mạnh của nhà trường: Nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu với các cấp chính quyền địa phương, đồng thời cũng luôn chủ động phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương nhằm huy động các nguồn lực để xây dựng, tu sửa, nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng quy mô trường lớp; động viên tinh thần các học sinh đạt thành tích cao trong học tập, hỗ trợ các

hoạt động phong trào trong nhà trường.

4.2.2. Điểm yếu:

Thống nhất điểm yếu của nhà trường: Nhà trường huy động sự đóng góp nguồn kinh phí của cha mẹ học sinh chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị dạy học của nhà trường do đời sống kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn.

4.2.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

Thống nhất kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường: Nhà trường tiếp tục phát huy những điểm mạnh. Trong năm học 2017-2018 và những năm tiếp theo. Hiệu trưởng làm tốt công tác tham mưu với Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Mỹ Hiệp Sơn, Lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện Hòn Đất, luôn chủ động phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh với các lực lượng xã hội và các mạnh thường quân nhằm huy động các nguồn lực để xây dựng, tu sửa, nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng quy mô trường lớp; động viên tinh thần các học sinh đạt thành tích cao trong học tập; hỗ trợ các hoạt động, các phong trào trong nhà trường.

4.2.4. Những điểm chưa rõ: Không.

4.2.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

4.3. Tiêu chí 3: Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địaphương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.

a) Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc;

b) Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương;

c) Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp và cách đánh giá học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.

4.3.1. Điểm mạnh:

phối hợp với các đoàn thể, các đơn vị trường bạn, với cha mẹ học sinh để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc. Tổ chức tốt việc tuyên truyền về nội dung, phương pháp và cách đánh giá học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.

4.3.2. Điểm yếu:

Thống nhất điểm yếu của nhà trường: Công tác tổ chức các hoạt động cho học sinh về truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc của nhà trường còn thể hiện ở phạm vi nhỏ, chưa đủ sức lan tỏa đối với quy mô toàn trường do nguồn kinh phí không đủ để tổ chức theo hình thức quy mô lớn.

4.3.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

Thống nhất kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường: Nhà trường tiếp tục phát huy điểm mạnh. Năm học 2017-2018, Hiệu trưởng thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp với tổ chức đoàn thể: hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân để huy động rộng rãi sự tham gia của cộng đồng trong việc giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh, nhất là những người dân có am hiểu về truyền thống dân tộc. Ngoài ra tổ chức thực hiện tốt việc huy động nguồn lực từ cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân để có nguồn kinh phí tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường.

Vào dịp 30/4/2018, Hiệu trưởng chỉ đạo Ban phụ trách Đội tổ chức cho học sinh toàn trường giao lưu với cán bộ lão thành cách mạng, giúp các em hiểu biết thêm về truyền thống thống anh hùng lịch sử của địa phương.

4.3.4. Những điểm chưa rõ: Không.

4.3.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

Đánh giá chung (về Tiêu chuẩn 4):

- Điểm mạnh cơ bản của nhà trường:

Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp và trường được tổ chức và hoạt động có hiệu quả theo đúng theo thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường đã làm tốt công tác tham

mưu với các cấp chính quyền địa phương, đồng thời cũng luôn chủ động phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương, với cha mẹ học sinh để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc. Tổ chức tốt việc tuyên truyền về nội dung, phương pháp và cách đánh giá học sinh Tiểu học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.

- Điểm yếu cơ bản của nhà trường:

Nhà trường huy động sự đóng góp nguồn kinh phí của cha mẹ học sinh xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị dạy học của nhà trường còn ít. Công tác tổ chức các hoạt động cho học sinh về truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc của nhà trường còn thể hiện ở phạm vi nhỏ.

- Kiến nghị đối với trường:

Lãnh đạo nhà trường tăng cường công tác tham mưu với chính quyền địa phương, phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường để huy động được sự đóng góp của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, cha mẹ học sinh hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho nhà trường từ đó nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Một phần của tài liệu thông tin của phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục sở giáo dục và đào tạo kiên giang (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w