Tiêu chí 2: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường.

Một phần của tài liệu thông tin của phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục sở giáo dục và đào tạo kiên giang (Trang 41 - 45)

- Điểm mạnh cơ bản của nhà trường:

5. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

5.2. Tiêu chí 2: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường.

a) Có chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hằng năm;

b) Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch với các hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp với lứa tuổi học sinh;

c) Phân công, huy động giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

5.2.1. Điểm mạnh:

chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp với lứa tuổi của các em. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường tích cực tham gia các hoạt động với tinh thần và trách nhiệm cao. Cuối mỗi đợt, Ban tổ chức đều có đánh giá cụ thể về kết quả thực hiện; động viên khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân đạt thành tích tốt.

5.2.2. Điểm yếu:

Thống nhất điểm yếu của nhà trường: Chất lượng việc tổ chức sinh hoạt Đội và Sao nhi đồng chưa cao do đội ngũ Ban chỉ huy và phụ trách sao chưa được tập huấn kỹ năng để tổ chức một buổi sinh hoạt Sao.

5.2.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

Thống nhất kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường. Năm học 2017- 2018, nhà trường tiếp tục phát huy những điểm mạnh đã đạt được. Bên cạnh đó Hiệu trưởng cử Tổng phụ trách Đội tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho đội đồng thời Tổng phụ trách đội tự nghiên cứu tài liệu, sách, báo và học hỏi đồng nghiệp có kinh nghiệm để nâng cao tay nghề một cách thiết thực để nâng cao chất lượng sinh hoạt Đội, Sao trong nhà trường.

5.2.4. Những điểm chưa rõ: Không.

5.2.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

5.3. Tiêu chí 3: Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu họcđúng độ tuổi của địa phương. đúng độ tuổi của địa phương.

a) Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, ngăn chặn hiện tượng tái mù chữ ở địa phương;

b) Tổ chức và thực hiện "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường", huy động trẻ trong độ tuổi đi học;

c) Có các biện pháp hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật tới trường.

5.3.1. Điểm mạnh:

tra của UBND tỉnh đến kiểm tra và công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 năm 2015; Thực hiện tốt công tác huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, đầu mỗi năm học phối hợp cùng với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức tuyên truyền “Ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường”, thực hiện tốt huy động trẻ 6 tuổi trong địa bàn quản lý vào lớp 1 đạt 100%; Kịp thời hỗ trợ những học sinh khó khăn để các em yên tâm đến trường.

5.3.2. Điểm yếu:

Thống nhất điểm yếu của nhà trường: Trong địa bàn thuộc phạm vi quản lý của nhà trường vẫn còn một số hộ dân chỗ ở chưa ổn định do điều kiện kinh tế khó khăn cả gia đình đi làm xa, nên học sinh thường phải chuyển đi, chuyển đến gây cho nhà trường nhiều khó khăn trong công tác phúc tra, cập nhật thông tin.

5.3.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

Thống nhất kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường: Năm học 2017- 2018, nhà trường tiếp tục phát huy những điểm mạnh đã đạt được. Hiệu trưởng phối hợp thường xuyên với các đoàn thể địa phương Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục, chống mù chữ của xã chỉ đạo chặt chẽ đến từng giáo viên phụ trách địa bàn trong việc thực hiện đầy đủ về số liệu, chính xác về thông tin trong những lần đi phúc tra.

5.3.4. Những điểm chưa rõ: Không.

5.3.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

5.4. Tiêu chí 4: Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh đáp ứng mụctiêu giáo dục. tiêu giáo dục.

a) Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên đạt ít nhất 90% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 95% đối với các vùng khác;

b) Tỷ lệ học sinh xếp loại khá đạt ít nhất 30% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 40% đối với các vùng khác;

c) Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi đạt ít nhất 10% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 15% đối với các vùng khác.

5.4.1. Điểm mạnh:

Thống nhất điểm mạnh của nhà trường: Số học sinh hoàn thành tốt các môn học được nhà trường khen thưởng luôn đạt tỉ lệ khá cao (từ 60% trở lên trên tổng số học sinh toàn trường). Hằng năm chất lượng giáo dục của nhà trường được đánh giá về các hoạt động các môn học đạt mức hoàn thành và hoàn thành tốt chiếm tỉ lệ cao. 100% học sinh sinh được đánh giá tốt về năng lực và phẩm chất.

5.4.2. Điểm yếu:

Thống nhất điểm yếu của nhà trường: Một vài giáo viên chưa phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh về việc giáo dục toàn diện cho học sinh từ đó học sinh yếu vẫn còn trên 2%.

5.4.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

Thống nhất kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường: Năm học 2017- 2018, nhà trường tiếp tục phát huy những điểm mạnh đã đạt được. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, thường xuyên trao đổi thăm hỏi nắm rõ hoàn cảnh, tình hình từng gia đình học sinh để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ học sinh yếu kịp thời, đồng thời có nhiều giải pháp phụ đạo học sinh yếu nhằm hạn chế học sinh lưu ban của lớp cũng như của trường.

5.4.4. Những điểm chưa rõ: Không.

5.4.5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

5.5. Tiêu chí 5: Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất,giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

a) Có các hình thức phù hợp để giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khoẻ cho học sinh;

b) Khám sức khoẻ định kỳ, tiêm chủng cho học sinh theo quy định; c) Học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

5.5.1. Điểm mạnh:

Thống nhất điểm mạnh của nhà trường: Nhà trường đã tổ chức thực hiện thường xuyên việc tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh, chăm sóc

sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh. Công tác giáo dục thể chất, rèn luyện sức khỏe, phòng chống các loại dịch bệnh thường mắc phải cũng như việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, biết tự chăm sóc sức khỏe, đều được thực hiện đầy đủ và đạt hiệu quả tốt.

Đầu mỗi năm học, nhà trường đều phối hợp với Trạm Y tế địa phương để khám và chăm sóc sức khỏe học sinh. Giáo viên kiêm công tác y tế của trường luôn đề cao tinh thần, trách nhiệm, thường xuyên quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho các em; tủ thuốc học đường luôn được trang bị đầy đủ các cơ số thuốc thiết yếu. Các dụng cụ y tế cần thiết phục vụ cho công tác sơ cấp cứu ban đầu cũng được nhà trường quan tâm đầu tư.

5.5.2. Điểm yếu:

Thống nhất điểm yếu của nhà trường: Một số học sinh chưa thực hiện nghiêm túc nội quy của trường nên chưa thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, chưa tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường khi nhà trường tổ chức.

5.5.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

Thống nhất kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường: Năm học 2017- 2018, nhà trường tiếp tục phát huy những điểm mạnh đã đạt được. Hiệu trưởng chỉ đạo Tổng phụ trách kết hợp với nhân viên Y tế thường xuyên giáo dục các em luôn có ý thức chung tay bảo vệ môi trường, mặt khác trích từ nguồn quỹ đội làm ngôi nhà 100 đồng cho các em bỏ ly nhựa vào để không những bảo vệ môi trường mà gây thêm nguồn quỹ cho đội hoạt động.

5.5.4. Những điểm chưa rõ: Không.

5.5.5. Đánh giá tiêu chí: Chưa đạt

Một phần của tài liệu thông tin của phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục sở giáo dục và đào tạo kiên giang (Trang 41 - 45)