XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ 1 Chiến lược cạnh tranh của công ty

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược kinh doanh bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo hải hà đến năm 2017 (Trang 68 - 72)

- Một số sản phẩm lỗ nhưng vẫn duy trì, chưa có biện pháp khắc phục như kẹo,

3.3 XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ 1 Chiến lược cạnh tranh của công ty

3.3.1 Chiến lược cạnh tranh của công ty

Ta dùng mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh để phân tích cấu trúc ngành của Hải Hà.

Sự cạnh tranh giữa các công ty bán: đó là các cơng ty có ngành nghề kinh doanh tương đồng, có năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh với Hải Hà cao như: Bibica, Kinh Đô, Hải Châu. Đây là những cơng ty có bề dày kinh nghiệm, các sản phẩm mới, cũng như giá cả và quảng cáo thương hiệu tốt là đối thủ đáng gờm của Hải Hà.

Các công ty mới có thể gia nhập ngành: ngồi các cơng ty lâu năm trong ngành sản xuất bánh kẹo thì hiện nay có các cơng ty liên doanh nước ngồi mới gia nhập vào ngành sản xuất bánh kẹo như Orion Food, Perfetti Van Melle , là những công ty cũng đã khẳng định được vị thế của mình.

Sự cạnh tranh của nhà cung ứng: Các nguyên vật liệu chính mà cơng ty sử

dụng để sản xuất là đường, sữa, nước hoa quả, bột gạo… những nguyên vật liệu này chủ yếu được mua từ các công ty trong nước. Ngồi ra có một số nguyên vật liệu phải nhập về như cacao, bơ, các loại hương liệu. Các nguồn nguyên vật liệu này được công ty lựa chọn ký kết thường là các cơng ty có nguồn cung ứng lớn, có uy tín trong nước và nước ngồi. Nhưng hiện nay chúng ta có thể thấy nguyên vật liệu như đường là sản phẩm trong nước của chúng ta rất nhiều nhưng giá cả của nguyên vật liệu này trong nước đắt hơn các nước lân cận như Trung Quốc, tạo nên sự cạnh tranh về giá cả của nguồn cung ứng.

Sự cạnh tranh của khách hàng: khách hàng là yếu tố thành công của công ty, từ

trước đến nay Hải Hà đang có nhóm khách hàng chủ yếu là có thu nhập bình dân và trong chiến lược hiện nay của Hải Hà là đang nhắm đến cả thị trường nhóm khách hàng có thu nhập cao.

Cạnh tranh của các sản phẩm thay thế: Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới

nên lượng hoa quả khá nhiều và từ đây họ đã sử dụng nguồn nguyên liệu này để tạo nên các sản phẩm có thể thay thế cho một số loại bánh kẹo như các sản phẩm của công ty Vinamit.

Từ 5 yếu tố trên chúng ta có thể vẽ ra được mơ hình M.Porter cho Cơng ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Mơ hình 5 thế lực cạnh tranh M.Porter của Hải Hà

*Phân tích vị thế cạnh tranh

Mỗi một cơng ty đều có mong muốn là đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ở đây chúng ta phân tích vị thế cạnh tranh của Hải Hà xem giá trị mà Công ty mang đến cho khách hàng thế nào? Để đánh giá được khả năng cạnh tranh của Cơng ty thì ta xem xét chuỗi giá trị của nó.“Chuỗi giá trị của một cơng ty là một tập hợp gồm các phần tử liên kết chặt chẽ với nhau. Các phần tử này là các hoạt động, chức năng và quá trình kinh doanh mà cơng ty thực hiện trong tiến trình thiết kế, sản xuất, tiếp thị, giao chuyển và hỗ trợ sản phẩm, dịch vụ và từ đó tạo ra giá trị khách hàng.” (

Chúng ta có thể đánh giá khả năng cạnh tranh của Cơng ty dựa vào việc tính điểm các yếu tố tạo nên chuỗi giá trị Công ty. Sau đây là bảng đánh giá khả năng cạnh tranh trong ngành bánh kẹo Việt Nam.

Đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành bánh kẹo

Từ cấu trúc ngành và vị thế cạnh tranh của Công ty HAIHACO, tôi tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (mơ hình SWOT ) trong bảng 3:

3.3.2 Chiến lược hợp tác của công ty

Hải Hà có thể mua lại, liên doanh các doanh nghiệp trong ngành. Phương án này giúp cho Hải Hà giảm chi phí đầu tư ban đầu, chỉ tập trung cải tạo và khai thác theo chiến lược của Hải Hà.

Mặt khác, liên doanh sẽ tạo ra năng lực sản xuất lớn hơn, khả năng đáp ứng được nhiều chủng loại sản phẩm hơn, điều hòa các nguồn lực, các thế mạnh của mỗi công ty, tiếp cận thị trường, nghiên cứu thị trường hiệu quả hơn. Đặc biệt, liên doanh với các cơng ty nước ngồi giúp Hải Hà học hỏi được trình độ quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, chia sẽ công nghệ, thị trường của đối tác…

Hải Hà cần phải thiết lập được mối quan hệ khắn khít với nhà cung cấp để được nguồn cung ổn định và giá cạnh tranh bằng cách ký hợp đồng dài hạn, hỗ trợ tài chính…

Hải Hà cần mời các công ty maketing chuyên nghiệp để tư vấn và hỗ trợ cho hoạt động maketing của mình.

Cần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, tìm bạn hàng ở nước ngoài, tham gia hội trợ triển lãm, cử nhân viên đi tìm hiểu thị trường và tìm đối tác ở nước ngồi, phối hợp chặt chẽ với Tham tán thương mại Việt Nam ở các nước

Trong giai đoạn 2012-2015, các chiến lược thích hợp nhất là : Chiến lược

chỉnh đốn, chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược phát triển thị trường. Cùng với xu hướng hội nhập và quốc tế hóa, Hải Hà vẫn còn là một đơn vị sản xuất kinh doanh còn rất non trẻ so với các tập đồn, cơng ty nước ngoài thâm nhập vào thị thường trong nước, kinh nghiệm chưa nhiều, chất lượng sản phẩm chưa cao , thị phần chưa thật vững chắc… nên việc thực hiện các chiến lược nêu trên trong giai đoạn 2012-2015 thật sự cần thiết nhằm từng bước nâng cao tiềm lực và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Trong giai đoạn 2015-2017, đến giai đoạn này, Hải Hà đã đủ khả năng về tài

chính, kinh nghiệm quản lý, uy tín thương hiệu để “hấp dẫn”, để chi phối các nhà cung cấp, nhà phân phối theo hướng có lợi cho Hải Hà. Mặt khác với xu thế hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, Hải Hà sẽ vươn mình ra khỏi thị trường nội địa, từng bước khai thác thị trường khu vực và thế giới, chiến lược kết hợp theo chiều ngang rất thích hợp để Hải Hà tiếp tục thành công trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược kinh doanh bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo hải hà đến năm 2017 (Trang 68 - 72)