CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG CƠ BẢN NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược kinh doanh bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo hải hà đến năm 2017 (Trang 72 - 84)

- Một số sản phẩm lỗ nhưng vẫn duy trì, chưa có biện pháp khắc phục như kẹo,

3.4 CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG CƠ BẢN NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

3.4.1 Giải pháp marketing

Hoạt động marketing giúp chúng ta nắm được những mong muốn, những yêu cầu của người tiêu dùng để từ đó có thể thỏa mãn một cách tốt nhất những nhu cầu đó. Chiến lược cải tiến họat động marketing của Hải Hà dựa trên cơ sở hiệu quả hoạt động Marketing của Hải Hà hiện tại kết hợp với cơ hội hợp tác với tác tập đoàn bánh kẹo lớn trên thế giới nhằm mục đích một mặt cải thiện hiệu quả họat động marketing hiện tại mặt khác học tập kinh nghiệm tiếp thị sản phẩm, đánh giá thị trường và làm thị trường của họ.

Để hiệu quả hoạt Marketing của Hải Hà được cải thiện, công ty cần thực hiện những biện pháp sau:

- Quy hoạch lại các nhãn hiệu sản phẩm cho từng ngành hàng (Cookies, Crackers, Snacks, kẹo, bánh mì cơng nghiệp) từ đó làm các chương trình phát triển thương hiệu cho từng ngành.

- Tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu về nghiên cứu thị trường, thông tin kinh doanh…để phục vụ cho công tác lập kế hoạch, đánh giá đo lường.

- Tăng cường khai thác hệ thống thông tin hai chiều giữa marketing và hệ thống phân phối.

- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và thử nghiệm thị trường.

- Thực hiện định vị sản phẩm của công ty theo hướng khác biệt hóa với các sản phẩm cùng loại của các công ty khác trên cơ sở khai thác "cái tôi" của người tiêu dùng.

- Tiếp tục duy trì hệ thống giá cả linh hoạt và nghiên cứu kỷ lưỡng trong quá trình định giá sản phẩm mới.

- Đối với các sản phẩm chức năng như các bánh kẹo có bổ sung chất dinh dưỡng như DHA làm tăng trí thơng minh… thì sử dụng chiến lược quảng cáo theo sau tức chờ các ngành khác như ngành kinh doanh Sữa quảng cáo giáo dục tuyên truyền một thời gian đủ cho người tiêu dùng hiểu được cơng dụng của DHA là gì sau đó mới tiến hành quảng cáo sản phẩm của mình, điều này giúp cơng ty tiết kiệm một khoảng lớn chi chí quảng cáo.

- Cử những nhân viên marketing có chun mơn giỏi, trình độ ngoại ngữ khá tham gia vào các dự án hợp tác kinh doanh, phân phối sản phẩm với đối tác nước ngoài để học tập kinh nghiệm.

- Tiếp thị đa kênh (Multi-channels marketing) thực hiện việc quảng bá sản phẩm thông qua nhiều phương tiện như tiếp thị qua catalogue, e-mail, online... trước tiên, để tận dụng thật tốt những thơng tin có được từ khách hàng nhằm hỗ trợ cho chiến lược marketing đa kênh, công ty cần đi sâu hơn nữa trong việc tìm hiểu khách hàng thơng qua việc đặt ra một số những câu hỏi cụ thể có tính chất định hướng như:

* Khách hàng hay mua hàng ở đâu? * Thói quen (sở thích) của khách hàng?

* Thị hiếu nào của khách hàng có ý nghĩa quan trọng cho chiến lược bán hàng của các của công ty?

* Khách hàng thích mua hàng theo hình thức nào? (cửa hàng thông qua catalogue, trực tuyến trên mạng hay nhân viên tiếp thị bán hàng đến tận nhà)

- Cùng với hoạt động PR, tiếp tục thực hiện các chương trình xây dựng thương hiệu Hải Hà, đây là vũ khí sắc bén để cạnh tranh trong mơi trường có nhiều nhà cung cấp cung cấp sản phẩm bánh kẹo.., công ty cũng phải chú ý đến việc xây dựng thương hiệu bằng cách tăng cường tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, quảng bá bằng lời và chú trọng việc trang trí các cửa hàng, nên xem mỗi cửa hàng Hải Hà là một tấm biển quảng cáo giới thiệu nhãn hiệu và hình ảnh của cơng ty.

3.4.2 Giải pháp tài chính

Công ty bánh kẹo Hải Hà cũng như mọi doanh nghiệp khác hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì phải quán triệt nguyên tắc “cạnh tranh”. Các doanh nghiệp muốn phát triển thì phải coi chất lượng là yếu tố hàng đầu, giá cả hợp lý. Muốn vậy phải sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để mục đích làm cho giá thành thấp.

Nói là như vậy nhưng việc thực hiện nó khơng dễ một chút nào. Các doanh nghiệp còn phải đương đầu với rất nhiều khó khăn mà một trong những khó khăn là thiếu vốn. Việc thiếu vốn của Công ty bánh kẹo Hải Hà làm cho công ty không đổi mới được máy móc thiết bị, khả năng cạnh tranh của cơng ty là khó.

Cơng ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp nhà nước, vốn cố định được hình thành từ nguồn chủ yếu sau: Vốn do NSNN cấp, vốn tự bổ xung, vốn vay ngân hàng và nguồn vốn khác.

Từ bảng trên ta có thể đưa ra một số nhận xét về cơ cấu nguồn vốn năm 2011 của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà như sau: Năm 2011, doanh nghiệp có quy mơ nguồn vốn tăng 63.936.085.009VND tương ứng với tốc độ tăng 28,49% do doanh nghiệp đang tập trung đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn (đầu năm 56,94%, cuối năm 62,02%) và có xu hướng tăng (cuối năm tăng 51.062.660.740VND so với đầu năm, tương ứng với tốc độ tăng 5,08%) cho thấy mức độ độc lập tài chính cao và ngày càng tốt của doanh nghiệp.

Xét riêng nguồn vốn chiếm dụng của doanh nghiệp, chủ yếu là nợ ngắn hạn (41,67% vào đầu năm, 36,63% vào cuối năm), doanh nghiệp tận dụng được nguồn vốn chi phí thấp, cũng phù hợp với ngành sản xuất có chu kỳ kinh doanh ngắn như sản xuất bánh kẹo

Xét một số chỉ tiêu tài chính: 31/12/2012 1/1/2012 Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn 0,379793067=37,98% 0.430636341 =43,06% Vốn vay / Tổng nguồn vốn 252.500.000/288.332.676.355 =0.000875725 = 0,0876% 0.001348951 =0,135% Phải trả người bán / Tổng nguồn vốn 53.702.972.318/288.332.676.355 = 0.186253508 =18,63% 0.218659285 = 21,87% + Hệ số nợ

Hệ số nợ giảm dần, cuối năm là 0,3798 tức là 37,98% tài sản được hình thành từ nguồn vốn chiếm dụng, 62,02% tài sản còn lại được tài trợ từ nguồn vốn chủ sở hữu, bởi vậy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ít phụ thuộc bên ngồi, áp lực trả nợ không quá căng thẳng. Tuy nhiên địn bẩy tài chính của doanh nghiệp tương đối thấp, do vậy doanh nghiệp hồn tồn có thể tăng địn bẩy tài chính để tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.

+ Vốn vay / Tổng nguồn vốn

Khá thấp (0,0876%) và giảm dần cho thấy mức độ chủ động huy động vốn từ nhà cung cấp tín dụng thấp, rủi ro tài chính thấp nhưng doanh nghiệp chưa sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính, chưa tiết kiệm thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Phải trả người bán / Tổng nguồn vốn

Tương đối cao (18,63%) cho thấy doanh nghiệp tận dụng khá tốt nguồn vốn trong thanh toán, tuy nhiên sử dụng nguồn vốn này không được hưởng các khoản chiết khấu thanh tốn.

Từ các chỉ tiêu tài chính trên cũng cho thấy doanh nghiệp ngày càng tăng tự chủ về tài chính, theo đuổi chính sách an tồn.

* So sánh cơ cấu nguồn vốn với Công ty Cổ phần Kinh Đô – một doanh

nghiệp cùng ngành:

Hải Hà và Kinh Đô là hai doanh nghiệp trong ngành sản xuất bánh kẹo, tuy quy mô và thị phần của Kinh Đô lớn hơn Hải Hà nhưng cùng có những đặc thù chung trong một ngành sản xuất, cơ cấu nguồn vốn của hai doanh nghiệp này có những đặc điểm khác biệt và cũng có những đặc điểm tương đồng.

Cơ cấu nguồn vốn của Hải hà, Kinh đô

Hải hà Kinh đô

% %

Vay và nợ ngắn hạn

252,500,000 0.09% 882,654,433,040 15.19% Phải trả cho người

bán 53,702,972,318 18.63% 274,134,221,072 4.72% Người mua trả tiền trước 9,463,483,416 3.28% 36,056,645,617 0.62% Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 32,280,347,707 11.20% 548,125,388,006 9.44%

Quỹ khen thưởng, phúc lợi 9,916,836,466 3.44% 42,589,225,381 0.73% Tổng nợ ngắn hạn 105,616,139,907 36.63% 1,783,559,913,116 30.70% Vay dài hạn 0% 17,039,941,861 0.29% Phải trả dài hạn khác 292,560,000 0.10% 114,079,573,944 1.96% Dự phòng trợ cấp thất nghiệp 3,598,051,456 1.25% 44,795,654,253 0.77% Tổng nợ dài hạn 3,890,611,456 1.35% 175,915,170,058 3.03%

Tổng nợ phải trả 109,506,751,363 37.98% 1,959,475,083,174 33.73%

Vốn đầu tư của chủ sở hữu 82,125,000,000 28.48% 1,195,178,810,000 20.57% Thặng dư vốn cổ phần 22,721,250,000 7.88% 1,950,665,093,455 33.58% Cổ phiếu ngân quỹ 0 % (153,869,778,400) (2.65%) Vốn khác của chủ sở hữu 3,656,202,300 1.27% 0% Chênh lệch tỷ giá hối đoái (1,814,869) 0 % (891,411,434) (0.02%) Quỹ đầu tư phát

triển 59,647,734,786 20.69% 25,370,280,515 0.44% Quỹ dự phịng tài chính 6,369,788,543 2.21% 25,792,635,752 0.44% Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0% 15,909,752,661 0.27%

Lợi nhuận chưa phân phối 4,307,764,232 1.49% 756,517,901,250 13.02% Tổng vốn chủ sở hữu 178,825,924,992 62.02% 3,814,673,283,799 65.66% Lợi ích của cổ đơng thiểu số 0% 35,273,013,640 0.61% Tổng nguồn vốn 288,332,676,355 100% 5,809,421,380,613 100 %

Ta thấy, cả hai doanh nghiệp đều theo đuổi chính sách tài chính an tồn với tỷ trọng Vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cao (Hải Hà: 62.02%, Kinh Đô: 65.66%). Doanh nghiệp có mức độ độc lập tài chính cao. Tuy nhiên, mức độ an tồn tài chính của Kinh Đơ cao hơn

Nợ phải trả của hai doanh nghiệp chủ yếu là nợ ngắn hạn (Hải Hà: 36.63%,Kinh Đô: 30.70%), chi phí vốn tiết kiệm hơn vốn dài hạn, vẫn sử dụng được địn bẩy tài

chính, lợi về thuế thu nhập doanh nghiệp, cũng phù hợp với ngành sản xuất có chu kỳ kinh doanh ngắn.

Hai doanh nghiệp có cơ cấu nguồn chiếm dụng ngắn hạn khác nhau: Hải Hà có tỷ trọng Phải trả cho người bán cao (18.63%), Kinh Đơ có tỷ trọng Vay và nợ ngắn hạn cao (15.19%) cho thấy nguồn vốn chiếm dụng ngắn hạn của Hải Hà chủ yếu từ Nguồn vốn trong thanh tốn, trong khi Kinh Đơ chủ yếu từ Nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng. Tuy khơng phải chịu chi phí lãi vay nhưng sử dụng nguồn vốn trong thanh tốn sẽ khơng được hưởng các khoản chiết khấu thanh tốn, và khơng được lợi về thuế thu nhập doanh nghiệp như nguồn vốn vay tín dụng.

Về vốn chủ sở hữu: Cả hai doanh nghiệp đều có thặng dư vốn cổ phần do cùng có đợt phát hành thêm cổ phiếu năm 2011 (7/2011 Hải Hà phát hành thêm 2.737.500 cổ phiểu, 2/2011 Kinh Đô phát hành thêm 18.241.293 cổ phiếu), Kinh Đơ có tỷ trong thặng dư vốn cổ phần cao hơn do quy mô doanh nghiệp, quy mô phát hành thêm lớn hơn…

Hải Hà có Quỹ đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng khá lớn (20.69%) do doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đặc biệt là kế hoạch hoàn thành việc xây dựng giai đoạn 1 cơ sở sản xuất tại Khu công nghiệp Tiên Sơn (Bắc Ninh) năm 2012.

Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn của hai doanh nghiệp có mức độ an toàn khá cao, phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp.

Nhận xét:

Ta thấy tỉ trọng của TSNH/Tổng tải sản cao (60%). Mặc dù đã giảm từ đầu năm chiếm đến 70% nhưng giảm xuống còn 60%, tương đương với khoảng 16.206.817.220 triệu đồng. Do hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn, đầu năm chiếm 45% cuối năm mặc dù đã giảm mạnh nhưng vẫn tỷ trọng vẫn cao chiếm 35%, giảm 10% tương đương với giảm một khoản tiền là 18.243.079 triệu đồng. Chứng tỏ doanh nghiệp đang đi đúng hướng trong việc kiểm soát hàng tồn kho nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và giảm bớt chi phí hàng tồn kho nhưng vẫn cung cấp mặt hàng kịp thời khi khách hàng cần và tránh được nguy cơ cháy kho.

Bên cạnh việc giảm hàng tồn kho thì DN cịn áp dụng biện pháp khơng cho khách hàng ứ đọng tiền nữa, hạn chế vốn bị chiếm dụng. Tỷ trọng phải thu khách hàng/tổng tài sản đã giảm 3% so với đầu năm tương đương với số tiền là 824.206.008.Tỷ trọng phải thu khách hàng/tổng tài sản cuối năm chiếm 8%.

Ta thấy TSCĐ/Tổng tài sản giảm: từ đầu năm chiếm tỷ trọng lớn 24% nhưng cuối năm chỉ còn 19% giảm 5% tuy nhiên giá trị TSCĐ lại tăng thêm : 1.971.703.395 triệu là do TSCĐ khác tăng đột biến từ 6% lên 21%. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đang mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thêm cơ sở sản xuất tại Khu công nghiệp Tiên Sơn (Bắc Ninh).

Tổng tài sản cuối năm đã tăng mạnh so với cuối năm tăng 28% tương đương với số tiền là: 63.936.085.009VND

* Phân tích tính ổn định của nguồn vốn:

Ta xét sự thay đổi của nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp thời kỳ 2010 – 2011 dựa theo số liệu giữa hai thời điểm lập Bảng cân đối kế toán qua bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn.

Đơn vị tính: VNĐ 31/12/2011 31/12/2010 Sử dụng vốn Nguồn vốn Tài sản 288,332,256,355 224,396,591,336 63,878,534,060 842,449,167 Tiền và các khoản tương đương tiền 45,088,159,010 28,400,360,329 16,687,798,681 Các khoản phải thu 23,131,585,159 23,955,791,167 824,206,008 Hàng tồn kho 100,951,294,641 100,969,537,720 18,243,079 TSCĐ 54,917,285,235 52,945,581,840 1,971,703,359 TS khác 64,244,352,310 18,125,320,280 46,119,032,020 Nguồn vốn 109,506,751,363 96,633,327,094 12,873,424,268 Nợ ngắn hạn 105,616,139,907 93,506,403,216 12,109,736,690 Nợ dài hạn 3,890.611.456 3,126,923,878 763,687,578 Tổng 397,839,007,600 321,029,918,400 128,657,068,100 27,431,746,780 Nhận xét:

Doanh nghiệp khai thác nguồn vốn bằng cách chủ yếu từ nợ ngắn hạn,tăng các khoản phải trả, phải nộp vv...Trong tổng số nguồn vốn được cung ứng là 13,715,873,360 đồng, nợ ngắn hạn là 12,109,736,690 - chiếm tới 88,29%. Như vậy, tổng số vốn của doanh nghiệp được hình thành bằng vay ngắn hạn và bằng cách chiếm dụng. Với tổng nguồn là là 12,109,736,690 triệu đồng, doanh nghiệp đã sử dụng để tài trợ chủ yếu cho phần gia tăng tiền và TS khác, tài trợ một phần nhỏ cho tài sản cố định

Nguồn tài chính là nguồn lực rất quan trọng để có thể tài trợ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra.

+ Nếu đánh giá nguồn tài chính theo cơ cấu thì sẽ xác định được tỷ trọng giữa vốn lưu động và vốn cố định. Từ đó có thể biết được cơng ty có khả năng tài chính linh hoạt về vốn lưu động trong kinh doanh ở mức độ nào.

+ Nếu đánh giá nguồn tài chính theo nguồn thì sẽ xác định được tỷ trọng giữa vốn đầu tư và vốn được tài trợ từ bên ngồi. Từ đó biệt được khả năng tự chủ nguồn vốn của cơng ty, biết được cơng ty có chịu sức ép từ bên ngồi khơng?

Kiện tồn cơng tác tài chính, quản lý chăt chẽ nguồn vốn kinh doanh, có tầm nhìn chiến lược trong huy động và sử dụng vốn. Xây dựng mối quan hệ với hệ thống ngân hàng tốt hơn nữa, tạo lập và duy trì niềm tin của ngân hàng đối với công ty một cách cụ thể và thiêt thực. Tranh thủ huy động khai thác các nguồn vốn dài hạn

Tiềm lực tài chính của Hải Hà khá mạnh, các chỉ số tài chính ln ở mức khá cao, được các nhà đầu tư đánh giá cao. Hải Hà nên tận dụng ưu thế này để huy động thêm nguồn tài chính từ bên ngồi thơng qua những dự án mới, có tính khả thi cao. Tuy nhiên, Hải Hà phải xem xét huy động hợp lý, tránh phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài.

- Thời hạn thanh toán của Hải Hà được đánh giá khá tốt so với các doanh nghiệp trong ngành, một mặt nó “hấp dẫn” các nhà cung cấp, đồng thời nó cũng tạo nên chi phí khơng hợp lý là Hải Hà phải duy trì một lượng tài sản lưu động cao. Vì vậy, Hải Hà cần xem xét lại thời hạn thanh toán cho từng nhóm nhà cung cấp để giảm chi phí vay nợ ngân hàng.

- Thực hiện khốn chi phí cho các bộ phận, trước mắt là bộ phận thu mua ngun liệu, có chính sách khen thưởng khi họ sử dụng các khoản chi phí thấp hơn định mức nhằm kích thích các bộ phận tìm các nhà cung cấp có giá cả thật cạnh tranh, điều này đồng nghĩa với việc hạ giá thành sản phẩm.

- Đối với các nhà phân phối chủ lực, cần có chính sách hỗ trợ tín dụng như: cho hưởng chiết khấu hợp lý dựa trên thời hạn thanh toán của họ, ngược lại trường hợp nhà phân phối gặp khó khăn về tài chính thì có thể tăng thời hạn thanh tốn…

3.4.3 Giải pháp nguồn nhân lực

Nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Ngày nay, các doanh nghiệp không chỉ

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược kinh doanh bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo hải hà đến năm 2017 (Trang 72 - 84)