Kiến nghị đối với Chính Phủ và cơ quan nhà nớc có thẩm quyền

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí & tính GTSP đá xây dựng ở XN Xây lắp sản xuất kinh doanh vật liệu sông Đà 201 (Trang 45 - 47)

3.4.1.1. Hoàn thiện môi trờng pháp lý

Việc thực thi luật NHNN và luật các TCTD từ ngày 1/10/1998 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho các NHTM VN. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn thiếu các quy định chi tiết trong từng lĩnh vực cụ thể và bộc lộ sự bất hợp lý và thiếu đồng bộ. Trong thời gian tới, đối với nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, Cơ quan ban hành luật pháp nên kết hợp vơí NHNN, Bộ Tài chính, các NHTMnghiên cứu về quy chế, nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng nớc ngoài cộng với kinh nghiệm thực tế thực hiện bảo lãnh của các Ngân hàng Thơng mại trong thời gian qua để đa ra một hệ thống các văn bản pháp quy đồng bộ để điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng phù hợp với tình hình thc tế và xu hớng phát triển của các NHTM Việt nam. Chính phủ và các cơ quan quản lý cần có văn bản quy định hớng dẫn cụ thể về xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, xử lý phát mại tài sản thế chấp, cầm cố khi doanh nghiệp không thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng nh đã cam kết trong hợp đồng bảo lãnh. Mặc dù NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ T pháp và Tổng cục Địa chính đã ban hành Thông t liên tịch số 03/04/2001 TTLT-NHNN- BTP-BCA-BTC-TCĐC về việc xử lý tài sản đảm bảo về thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng khi bảo lãnh cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế việc thế chấp tài sản của các doanh nghiệp nhà nớc chỉ trên danh nghĩa. Tổng cục quản lý vốn và tài sản chỉ xác nhận tài sản này “ thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp” mà không xác nhận” chấp nhận cho doanh nghiệp dùng tài sản này để thế chấp”. Vậy ngân hàng rất khó phát mại tài sản khi doanh nghiệp không trả nợ đợc và ngân hàng phải gánh chịu rủi ro. Để khắc phục vấn đề này, NH có thể tiến hành các giải pháp sau:

- Thực hiện chủ trơng xoá bỏ thế chấp cho các doanh nghiệp nhà nớc, việc ra quyết định chấp nhận bảo lãnh hay không hoàn toàn sẽ căn cứ vào hiệu quả của dự án. Hoặc Tổng cục quản lý vốn và tài sản của nhà nớc phải đồng ý để ngân hàng có thể phát mại tài sản để thu hồi nợ .

- Tiếp tục bổ xung và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thị trờng vốn, thị tr- ờng chứng khoán, mua bán các giấy tờ có giá nhằm tạo điều kịên cho việc thực hiện loại hình bảo lãnh chứng khoán.

-Cần thành lập một cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm cấp chứng th tài sản và quản lý quá trình chuyển dịch sở hữu tài sản. Bởi vì trong nhiều trờng hợp

ngân hàng rất khó xác định chính xác chủ sở hữu của tài sản đó hoặc phải lấy chứng nhận của cơ quan nào về nguồn gốc tài sản thế chấp mà đây là vấn đề mấu chốt để xác định quyền và các nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ kinh tế.

- Cần ban hanh văn bản pháp luật quy định ngời nhận bảo lãnh có nghĩa vụ trả lại bản gốc th bảo lãnh hoặc xác nhận giải trừ trách nhiệm cho ngân hàng bảo lãnh khi thời hạn hiệu lực của bảo lãnh đã hết. Với quy định này sẽ tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện giải toả bảo lãnh cho khách hàng một cách nhanh chóng.

- Nên miễn giảm các loại thuế đối với các tài sản đợc phát mại để thuận lợi cho việc xử lý, giải phóng vốn. Cần nâng cao trách nhiệm của cơ quan công chứng khi công chứng sai thực tế vè tài sản thế chấp và các giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố, thế chấp.

- Chính phủ nên xem xét, phê chẩn Công ớc Liên Hợp Quốc về bảo lãnh độc lập và th tín dụng dự phòng nhằm tạo điều kiện cho việc hội nhập quốc tế, phát triển bảo lãnh trong ngoại thơng.

Bên cạnh đó để tiến hành hoạt động bảo lãnh đợc thuận lợi cần có sự hỗ trợ của một số Bộ, Ngành có liên quan, cụ thể là:

- Bộ Tài chính cần tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra bắt buộc các doanh nghiệp tiến hành hạch toán theo pháp lệnh hạch toán kế toán thống kê, đảm bảo số liệu chính xác, trung thực và kịp thời nhằm giúp các ngân hàng có đợc các thông tin tài chính chính xác để việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh đúng tình hình thực tế của doanh nghiệp.

3.4.1.2. ổn định và phát triển môi trờng kinh doanh

- Nhà nớc cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế thị trờng theo định hớng XHCN với hệ thống đồng bộ các chính sách tài chính tiền tệ, chính sách phát triển kinh tế ngành, địa phơng, chính sách xã hội, chính sách phát triển thị trờng vốn và thị tr- ờng tiền tệ, từng bớc hoàn thiện và phát triển thị trờng chứng khoán. Thị trờng chứng khoán không chỉ có ý nghĩa chung đối với nền kinh tế mà đối với riêng nghiệp vụ bảo lãnh, nó là tiền đề cho sự hình thành và phát triển các loại hình bảo lãnh mới.

- Cần có biện pháp để tạo ra một “sân chơi” bình đẳng cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tạo điều kiện để thành phần kinh tế này tiếp cận và sử dụng dịch vụ bảo lãnh NH và các dịch vụ NH khác vì đây cũng là thị trờng tiềm năng rất lớn của NH.

- Ngoài ra cần phải trú trọng đến các chính sách kinh tế đối ngoại , thu hút vốn đầu t từ nớc ngoài, hợp tác kinh tế với các nớc thông qua các chính sách u đãi với nhà thầu từ nớc ngoài. Cải cách chính sách về chế độ xuất nhập khẩu, thuế quan để đảm bảo công bằng và cạnh tranh lành mạnh.

3.4.2.Kiến nghi đối với Ngân hàng nhà nớc Việt Nam

NHNNVN cần ban hành quy chế bảo lãnh trong đó quy định rõ ràng, cụ thể về nghiệp vụ bảo lãnh đối nội và đối ngoại, tái bảo lãnh, ký quỹ bảo lãnh để tạo điều kiện cho các NHTM có thể thực hiện hiệu quả nghiệp vụ bảo lãnh.

NHNN cần quy định đồng bộ, thống nhất mẫu biểu về các loại bảo lãnh, kỹ thuật nghiệp vụ phù hợp với quy tắc, thông lệ và tập quán quốc tế trong giao dịch bảo lãnh.

Chuẩn bị ban hành các văn bản hớng dẫn một số loại hình bảo lãnh mới để tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện, đáp ứng nhu cầu trong nền kinh tế phát triển nh bảo lãnh chứng khoàn, bảo lãnh hoàn thuế, bảo lãnh hối phiếu...

NHNN không nên quy định giới hạn mức phí bảo lãnh mà nên để các NHTM linh hoạt vận dụng tuỳ theo mức độ rủi ro của từng loại bảo lãnh, mức phức tạp của nghiệp vụ, mức độ tín nhiệm của ngân hàng với khách hàng, tạo điều kiện để các NHTM có thể cạnh tranh về giá.

Nâng cao chất lợng hoạt động thông tin của NHNN để có thể cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho NHTM, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty mua bán nợ nhầm tạo điều kiện giải phóng vốn cho các NHTM.

Quy định việc trích quỹ bảo lãnh theo từng món bảo lãnh tuỳ theo mức độ rủi ro nhằm đảm bảo khả năng chống đỡ rủi ro và chủ động hơn trong việc sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí & tính GTSP đá xây dựng ở XN Xây lắp sản xuất kinh doanh vật liệu sông Đà 201 (Trang 45 - 47)