Các giải pháp đối với quy trình bảo lãnh:

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí & tính GTSP đá xây dựng ở XN Xây lắp sản xuất kinh doanh vật liệu sông Đà 201 (Trang 39 - 42)

Quy trình bảo lãnh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện bảo lãnh, là tài liệu hớng dẫn cán bộ ngân hàng và khách hàng thực hiện công việc một cách khoa học và hợp lý đồng thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Trong thời gian tới, quy trình nghiệp vụ bảo lãnh của NHNTVN cần phải đợc hoàn thiện và phát triển hơn nữa để đảm bảo cho nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng đợc thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện và an toàn cho khách hàng.

3.3.1.1. Nâng cao chất lợng công tác thẩm định dự án

Thẩm định là một khâu hết sức quan trọng, ảnh hởng lớn đến việc ra quyết định bảo lãnh. Khâu thẩm định không tốt sẽ dẫn đến hai loại sai lầm.

Thứ nhất, khâu thẩm định không tốt dẫn tới quyết đinh sai lầm là chấp thuận bảo lãnh cho khách hàng mà sau đó khách hàng không đủ năng lực tài chính để thực hiện nghĩa vụ của mình khi phát sinh thanh toán và nh vậy rủi ro xảy ra đối với ngân hàng. Trong trờng hợp này món bảo lãnh trở thành món vay bắt buộc và đợc coi nh một khoản nợ quá hạn.

Thứ hai, khâu thẩm định không tốt sẽ dẫn tới quyết định sai lầm là không chấp thuận bảo lãnh cho khách hàng có đủ điều kiện và năng lực thực hiện nghĩa vụ đợc bảo lãnh. Trờng hợp này cũng gây nhiều thiệt hại cho ngân hàng: ngân hàng sẽ mất đi một khách hàng, mất cơ hội tăng thu nhập và mở rộng thị phần.

Nguyên nhân dẫn đến công tác thẩm định cha tốt:

Doanh nghiệp tìm đến với ngân hàng xin bảo lãnh phải xuất trình Hợp đồng kinh tế, phơng án, dự án sản xuất kinh doanh. Các cán bộ ngân hàng sẽ xét , tính toán, đánh giá các chỉ tiêu, các thông số để từ đó đa ra kết luận về ính khả thi của dự án. ở đây nảy sinh một vấn đề: Các dự án của các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau gây khó khân cho các cán bộ ngân hàng. Ngoài kỹ năng nghiệp vụ có thể còn hạn chế, cán cán bộ cũng không thể hiểu tờng tận những chuyên môn khác thuộc các lĩnh vực kinh tế khác dẫn đến bản thân cán bộ khó có thể đa ra kết luận chính xác. Thêm đó cơ chế kế toán kiểm toán của ta hiện nay cha đồng bộ, cha chặt chẽ có thể có nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thiếu trung thực

vì thế mà các kết luận thẩm định cũng có thể có những sai lệch. Hơn nữa có tình trạng cán bộ thẩm định có đạo đức nghề nghiệp không tốt, có các hành vi tiêu cực khi đợc giao nhiệm vụ thẩm định...

Những lý do trên đã làm cho công tác thẩm định nhiều khi không đạt nh mong muốn dẫn đến có thể ngân hàng bị gặp rủi ro hoặc ngân hàng sẽ bỏ lỡ những dự án hiệu quả.

Vậy ngân hàng cần có những biện pháp gì?

Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu định lợng chuẩn mực, thu thập nhiều nguồn thông tin khác nhau ( Từ bạn hàng, khách hàng, báo chí...), kết hợp kinh nghiệm thực tế đa ra những đánh giá tổng quan, dùng các số liệu cụ thể so sánh đối chiếu và đi đến kết luận chính xác. Đó là những việc rất cần thiết.

Cần đặt những dự án thẩm định trong các điều kiện bên ngoài khác nh xem xét tính chất mùa vụ, thị hiếu tiêu dùng, nhu cầu thị trờng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, vị trí của doanh nghiệp trên thị trờng... để đánh giá tính khả thi của dự án.

Đặc biệt chú ý đến nguồn trả nợ đối với bảo lãnh vay vốn và nguồn cung cấp hàng hoá đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Xem xét mội nguồn tiền doanh nghiệp có khả năng dùng trả nợ ngay qua việc xác định hệ số thanh toán, số vốn lu động...Cẩn trọng đối với các khoản nợ của doanh mghiệp với các cá nhân, tổ chức khác vì có thể chúng sẽ đợc u tiên trả trớc khoản bảo lãnh của ngân hàng.

3.3.1.2 Nâng cao chất lợng công tác t vấn cho khách hàng

Đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng là xu hớng của các Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện canh tranh gay gắt. T vấn khách hàng cũng là một loại hình dịch vụ mới của ngan hàng. Dịch vụ t vấn vừa thể hiện tính chủ động của ngân hàng vừa giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.

Từ trớc đến nay công tác t vấn cho khách hàng của ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc hớng dẫn khách hàng về quy chế, quy định, thể lệ chứ cha đa ra đợc những lời góp ý, những lời khuyên, những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp về tính pháp lý của hợp đồng ký kết, chất lợng hàng hoá, đa ra những điều kiện có lợi mà vẫn hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Trong trờng hợp khách hàng có nhu cầu , Ngân hàng có thể tham gia t vấn trong quá trình soạn thảo hợp đồng, đàm phán về các điều kiện thanh toán, thời hạn, lãi suất... để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng nh đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong khi tiến hành bảo lãnh.

Thực hiện tốt công tác t vấn cho khách hàng sẽ giúp khách hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng, qua đó sẽ nâng cao vị thế của ngân hàng.

3.3.1.3. Công tác tiếp nhận và quản lý tài sản thế chấp

Khi ngân hàng không đòi đợc bồi hoàn từ phía khách hàng thì lúc đó tài sản thế chấp trở thành nguồn bù lỗ vô cùng quý giá đối với ngân hàng. Do vậy ngân hàng cũng rất cần quan tâm tới tài sản thế chấp để đảm bảo an toàn cho quá trình kinh doanh của mình.

Tiếp nhận và quản lý tài sản thế chấp là khâu rất cần có sự cẩn thận và chính xác. Đối với hồ sơ thế chấp tài sản cần phải kiểm tra kỹ lỡng xác nhận của cơ quan công chứng nhà nớc. Cần phải giữ bản gốc của các giấy tờ sở hữu, giấy

nộp thuế trớc bạ, giấy cấp đất, cam kết thế chấp tài sản cho ngân hàng để phòng ngừa sự lừa đảo của khách hàng. Thực tế cho thấy đã không ít vụ lừa đảo của những công ty ma và các giấy tờ khống. Ngành ngân hàng cũng đã có nhiều bài học quý giá về công tác tiếp nhận tài sản thế chấp.

Chỉ chấp nhận những tài sản thế chấp dễ phát mại khi có rủi ro xảy ra. Công tác định giá tài sản thế chấp cũng phải đảm bảo đã tính đến giá trị hiện tại và dự đoán những biến động nhằm chắc chắn sẽ bù đắp đợc mọi chi phí khi có bất trắc.

Cần phải có bộ phận bảo quản tài sản thế chấp và các giấy tờ liên quan để tránh mất mát, thất lạc. Bộ phận này cũng có trách nhiệm định kỳ đánh giá lại tài sản thế chấp, trích khấu hao định kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Khi có rủi ro xảy ra cần phải xử lý linh hoạt tài sản thế chấp, tim mọi biện pháp phù hợp ít gây tổn thất cho khách hàng, đảm bảo cho ngân hàng thu hồi vốn nhanh

3.3.1.4.Theo dõi, quản lý các khoản bảo lãnh

Sau khi đã phê duyệt và ký các hợp đồng bảo lãnh, chi nhánh cần làm tốt việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện hợp đồng liên quan đến bảo lãnh của doanh nghiệp đợc bảolãnh. Các hợp đồng, nhất là các hợp đồng thi công, việc đôn đốc sẽ làm giảm rủi ro tiềm ẩn. Cán bộ ngân hàng cần tới nơi công trình thi công để giám sát, đôn đốc tiến độ thực hiện hợp đồng. Những giải pháp này rất khó với những công trình ở xa địa bàn hoạt động của ngân hàng. Do vậy trong hợp đồng ký kết ngân hàng có thể liên hệ để uỷ quyền giám sát thi công cho chi nhánh NHNT trên địa bàn công trình đang thi công nhờ nắm và báo cáo thông tin cho khách hàng.

Trong thời gian bảo lãnh nếu nhân thấy các dấu hiệu không tốt cho quá trình thực hiện hợp đồng hay khách hàng gặp khó khăn, ngân hàng có thể t vấn cho khách hàng và giúp đỡ họ giải quyết khó khăn. Ngân hàng sẽ cố vấn cho doanh nghiệp về cách thức xử lý hoặc giới thiệu các chuyên gia để cùng doanh nghiệp tháo gỡ.Doanh nghiệp cũng cần phải tìm mọi biện pháp thu hồi các hoá đơn chậm trả giúp doanh nghiệp và giúp họ thanh toán hàng tồn kho... làm đợc nh thế chẳng những củng cố đợc mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng mà còn góp phần giúp ngân hàng hạn chế rủi ro cho mình.

3.3.1.5. áp dụng quy chế nghiệp vụ bảo lãnh một cách linh hoạt

Tuân thủ quy chế một cách linh hoạt có nghĩa là xem xét một cách hợp lý các yếu tố nh: thời hạn bảo lãnh, mức phí bảo lãnh, hạn mức bảo lãnh...

Theo quy định chung, thời hạn bảo lãnh phải căn cứ vào thời hạn thực hiện nghiệp vụ đợc bảo lãnh của khách hàng đối với bên nhận bảo lãnh. Tuy nhiên ngân hàng nên tiến hành đàm phán với bên cho vay để xác định đợc một khoảng thời gian bảo lãnh hợp lý, phù hợp với tình hình luân chuyển vốn của ngân hàng, đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng đợc ngân hàng bảo lãnh khi đến hạn.

Hạn mức bảo lãnh hiện nay hoàn toàn do các chi nhánh tự tính toán và đa lên Ngân hàng TW xem xét và phê duyệt trên cơ sở tình hình bảo lãnh năm trớc và tỷ lệ tăng trởng dự tính, do vậy không mang tính khách quan. Cần có một hạn mức bảo lãnh thờng xuyên cho khách hàng, nhằm hạn chế thủ tục và chi phí cho cả khách hàng và ngân hàng.

Đối với công tác thu phí và tính phí cho khách hàng cũng nên linh hoạt. áp dụng mức phí khác nhau cho các đối tợng khách hàng khác nhau, dựa vào mức độ rủi ro , mối quan hệ với khác hàng và mức phí của đối thủ cạnh tranh trên thị tr-

ờng...Tuy nhiên mức phí vẫn phải nằn trong khung giá cho phép nhằm đảm bảo thu nhập cho ngân hàng và đảm bảo lợi ích cho khách hàng.

3.3.2.Các giải pháp đối với nhân tố con ng ời nguồn nhân lực của ngân hàng

Trong ngành ngân hàng thì yếu tố nguồn nhân lực luôn đợc đặt lên hàng đầu. Chúng ta không những cần quy trình nghiệp vụ tốt, đối tác tốt mà còn cân cả đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ. Xét riêng đối với nghiệp vụ bảo lãnh, đây là nghiệp vụ mà các ngân hàng Việt nam cha có nhiều kinh nghiệm, hệ thống pháp luật điều chỉnh cha hoàn thiện mà nghiệp vụ bảo lãnh lại liên quan nhiều đến các thơng vụ có phạm vi quốc tế nên tính phức tạp cao hơn nhiều. Đòi hỏi các cán bộ phải có nghiệp vụ thành thạo, có khả năng quản lý tốt các dự án vay vốn nớc ngoài đồng thời phải giỏi về ngoại ngữ và thông hiểu luật pháp quốc tế. Ngân hàng cần quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ , phải bố trí cán bộ, nhân viên một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả. Công việc này phải đợc tiến hành một cách khách quan, không dựa trên những mối quan hệ bản thân sẵn có mà phải dựa vào năng lực, trình độ, phẩm chất của cán bộ. Cần thực hiện luân chuyển cán bộ qua các phòng ban nhằm trang bị cho cán bộ ngân hàng những kiến thức nghiệp vụ tổng hợp.

Ngoài ra ngân hàng cũng nên quan tâm tới việc đào tạo lại kiến thức cho các cán bộ lâu năm và phổ biến rộng rãi kinh nghiệm kinh doanh cho các cán bộ trẻ mới bớc vào công tác.

Tuyển chọn cán bộ là nội dung quan trọng trong việc thực hiện tiêu chuẩn hoá và trẻ hoá cán bộ. Muốn vậy cần phải thực hiện cơ chế thi tuyển một cách khách quan, khoa học, công bằng, công khai để thu hút đợc các nhân tài.

Ngân hàng cũng cần có chính sách thởng phạt thích hợp, biểu dơng khen th- ởng kịp thời những gơng lao động tốt, có sáng kiến hoặc thành tích cao trong công việc đồng thời cũng kỷ luật những cá nhân có hành vi làm ảnh hởng đến chất lợng dịch vụ và uy tín của ngân hàng.

Cuối cùng, phải luôn đế cao việc giáo dục ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ cũng nh phẩm chất về đạo đức nghề nghiệp trong cán bộ công nhân viên NH. Có nh vậy thì trong bất kỳ hoàn cảnh nào họ cũng sẽ làm chủ đợc bản thân không bị chi phối bởi các mối quan hệ cá nhân và lợi ích vật chất mà làm phơng hại đến lợi ích chung của tập thể.

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí & tính GTSP đá xây dựng ở XN Xây lắp sản xuất kinh doanh vật liệu sông Đà 201 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w