Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Một phần của tài liệu Những chấn thương tâm lý hiện đại của Vương Trí Nhàn (Trang 54 - 56)

Đường phố Hà Nội trước toàn xe đạp nay toàn xe máy — nhiều khách nước ngoài từng qua thăm

Việt Nam nhiều lần có nhận xét như vậy. Cái việc Việt Nam trở thành một “xe máy quốc “, thì dân ta ai cũng biết rồi. Điều phát hiện gần đây của nhiều người chỉ là chúng ta thường đi xe máy bằng

chính cái tâm lý từng đi xe đạp hôm qua. Khi rú lên phóng thật nhanh, khi đận đà làm dáng điệu

bộ trên đường. Hoặc nếu gặp đoạn tắc mà các nhà gần đấy không chiếm dụng vỉa hè làm chỗ bán

hàng, thì sẵn sàng lao lên luồn lách cho mau. Lại còn những kiện hàng tướng người ta thường buộc

sau xe nữa, nó khiến cho những con đường nhựa cũ kỹ ở Hà Nội hiện ra chẳng khác nhau bao

nhiêu so với những con đường làng mấp mô. Và đó chính là đặc điểm của giao thông ở các đô thị

hiện nay.

Con đê ven sông Hồng mà ngày nào tôi cũng đi qua vốn là con đường để hàng hóa ngoại tỉnh tràn về Hà Nội. Ngoài rau cỏ, trong các thứ hàng mang lên bao giờ cũng có gà vịt. Và trong số những kỷ

niệm vui vui từ mười năm trước, tôi nhớ thường có cảnh những xe đạp chở vịt đang đi bỗng dừng

lại. Một ít bánh đúc được lôi ra. Người ta dang rộng mỏ vịt để nhồi mớ bánh đúc ấy vào cho chúng thật đầy diều, nhồi cho đến “lòi tù và “ mới thôi. Rồi sang chợ Long Biên cân kẹo với nhau, số cân

con vịt sẽ gồm cả cái đống bánh đúc mới tọng đó. Có lần thấy tôi ngạc nhiên, các bà bán vịt cười

xòa, nghề của chúng tôi nó thế, từ đời các cụ xưa đã truyền lại, ai cũng phải làm, ngồi tọng bánh đúc cho vịt thế này còn hơn chốc nữa lên mặc cả với đám lái ngồi sẵn trên chợ.

Một hai năm nay chuyện nhồi bánh đúc hôm qua không còn nữa. Đám lái các tỉnh mang vịt lên Hà Nội đã chuyển qua đi xe máy cả. Song cái tâm lý làm ăn kiểu ấy vẫn đang hiện ra thiên hình vạn

trạng. Ngay trong các lô hàng xuất đi các nước, dân mình cũng có nhiều chiêu thức tương tự, khiến người ta khó chịu, có khi bị giả về vì không đạt tiêu chuẩn. Trong tôm có dư thừa lượng kháng sinh không được phép. Hàng thủ công chất lượng kém. Sức mạnh của thói quen thật ghê gớm. Tôi chợt tưởng tượng giá có ai đến tận các cơ sở sản xuất mà hỏi, thì chắc cũng thấy mấy người phụ trách cười xòa, các cụ xưa đã truyền lại, ai cũng phải làm, nhiều khi đã biết là sai mà không bỏ được. Vậy là cái tâm lý của người quen nhồi vịt vẫn đang chi phối những người làm hàng xuất khẩu.

Nhiều huyện cũ của Hà Nội nay lên quận, các xã được gọi là phường. Cũng như ở các tỉnh, nhiều

huyện lỵ nhỏ trở thành thị trấn, thị xã thành ra thành phố. Một qúa trình đô thị hóa cũng đến với chúng ta, như ở nhiều nước khác. Chỉ có điều ở những đô thị mới ấy, phố xá thường vẫn cong queo

xệch xạc – chẳng qua nó là con đường làng được đô bê tông mà thành. So với các khu phố cũ thì

lượng xe ở các “phố làng” này có ít hơn, và suốt ngày thấy có nhiều người đi bộ hơn. Quan sát kỹ hơn thì thấy người ta — cả trẻ con lẫn người lớn — thường vẫn đi bộ nghênh ngang ra tận giữa đường. Tại xưa nay vẫn đi vậy một phần. Nhưng cũng tại những căn phố mới này phần lớn không

có vỉa hè, muốn trở thành người thành phố đi theo vỉa hè cũng không có chỗ mà đi.

Những thói quen cũ còn có mặt trong mọi sinh hoạt gia đình. Bên Gia Lâm tôi, hồi sốt đất, nhiều nhà có vài trăm mét tự nhiên thành tỷ phú, xây nhà ba tầng bốn tầng, nhà cũng chia làm nhiều

phòng kiểu cách như các biệt thự. Nhưng tối tối nhìn vào nhiều nhà, thấy người ta chỉ quanh quẩn

phòng khách dưới nhà. Ở đó, con cái học bài, bố mẹ xem tivi hoặc trò chuyện với hàng xóm. Cả

nhà cứ phải sống bên cạnh nhau, chứ không ai tính chuyện về phòng riêng làm việc một mình. Vỏ

là dân thành phố, nhưng ruột vẫn là người nông dân thời cũ, ngay trong nếp sống.

Thời nào thì trong con người cũng có cài chen cả mới lẫn cũ. Anh Trương Ba chết, nhưng hồn

không chịu chết, cứ tồn tại trong cái vỏ anh hàng thịt.

Bi kịch riêng của con người hiệnđại chúng ta chỉ bắt đầu từ chỗ nhập nhèm sau đây:

— Bởi biết rằng cái cũ không bao giờ thay đổi nổi, nên mặc dầu đã ngán ngẩm nó lắm rồi, song lại

– Còn với cái mới, biết rằng không bao giờđạt tới, liền lờ đi coi như không có, chỉ cốt sao có cái danh hão là được rồi.

Cũ mới nhập nhèm, trông cũng buồn cười. Nhưng vì ai cũng thế, cả mình cũng thế, nên không

dám cười nữa.

Một phần của tài liệu Những chấn thương tâm lý hiện đại của Vương Trí Nhàn (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)