Khi cúm gà còn đang là câu chuyện dai dẳng điểm qua trong các bản tin hàng ngày thì chung quanh cái nạn dịch này đã nảy sinh những chuyện đáng gọi là bi hài. Có lần thấy TV quay được
cảnh người ta băm những con gà bị bệnh cho gà còn sống ăn, đã ghê cả người. Lần khác, lại tin
gà ở Trung quốc bị cúm giá rẻ chỉ có năm ngàn một cân được mang về trà trộn với gà nội địa vốn đã lên đến bốn năm chục ngàn một cân, bán rộng rãi ở Hà Nội. Có vụ dân xông vào cướp gà bị
thiêu huỷ đến mức người thi hành công vụ bảo nhau, từ nay phải có công an bảo vệ khi hành sự.
— Một tờ báo đưa tin tuyến đường mới mở từ đường Hoàng Quốc Việt đi Cầu Giấy men sông Tô Lịch chi phí 54 tỉ bị chặn vì một ngôi nhà. Cả dự án dừng lại hàng nửa năm, phế thải đổ ngập cả đường nhựa, tuyến đường nhiều chỗ thành một bãi rác.
– Còn đây một tin cũ, liên quan đến dân ở Thạch Bàn ( vốn thuộc ngoại thành, nay đã thuộc về
quận Long Biên ). Hàng ngày xe tải chở cát làm cầu Vĩnh Tuy đi qua vùng này làm bụi bậm bẩn
thỉu và hỏng hết nhà cửa. Người dân kiến nghị mãi không được, liền phản đối bằng cách mang giường ghế chặn không cho xe qua lại. Bên cần vận chuyển cát không chịu, cho quân đổ cả thuốc
trừ sâu trước nhà người ta để ngăn đe. Điều qua tiếng lại mãi nay đã được giải quyết, song yên hẳn chưa thì không ai dám chắc.
Đặt những tin này cạnh nhau, thấy gợi lên đủ cảm giác lẫn lộn, vừa bực bội, vừa xót xa. Các cơ quan làm ăn đã vô trách nhiệm mà dân cũng hư quá đi. Cả hai đều là cách sống của thời hỗn
Lại có những tin nghe tưởng như không đâu, mà khi điểm lại trong đầu vẫn thấy rờn rợn: Ở một
góc rất nhỏ trên báo, thấy có tin ở một tỉnh nọ, có những em bé vị thành niên chót dại chửa đẻ, và
người ta đã dùng que để chọc cho những thai nhi bất hợp pháp đó “rụng” ra mới thôi. Chuyện
nghe rùng rợn như hồi trung cổ, và có thể nói là hiếm hoi, không phổ biến ! Thế nhưng nhẹ hơn
một chút chỉ gần đến mức như vậy thì nhiều lắm. Một anh bạn tôi kể là ở vùng quê gần Hà Nội, đến nhiều nhà thấy có cảnh những đứa trẻ mười lăm mười bảy bị xích vào bên cổng, tới bữa bố
mẹ mang cơm cho ăn. Thì ra đó là những đứa trẻ nghiện. Người kể lưu ý thêm là chỗ bị xích thường được đặt ngay chỗ đi vệ sinh để khi cần chúng khỏi gào lên đòi giải quyết …
Những chuyện bé nhỏ lặt vặt ấy tưởng là nó đã xa lăm lắm mà nó vẫn ở ngay bên cạnh ta. Như
những con đường khói xe đen đặc mà hàng ngày ta phải chen chúc để đi làm. Như những vỉa hè
đen ngòm nước cống mà ta vẫn phải ngồi ăn sáng ngay bên cạnh.
Đây nữa, một câu chuyện liên quan đến giới văn nghệ của tôi, cũng tưởng không đâu vào đâu nhưng trong đầu vẫn cứ thấy vương vướng. Đơn giản lắm, anh em bên điện ảnh kể rằng làm phim nhiều khi phải dùng đến ô tô. Mà ô tô nào thì cũng có biển số, ghi nhận rằng nó đăng ký ở một tỉnh nào đó. Điều khốn khổ là ở chỗ cứ đưa xe nào lên phim, mà có chuyện gì không hay một chút, thì lập tức ít hôm sau nhận được công văn biện bác rằng tỉnh tôi không có những xe làm chuyện đó, đề nghị không dùng loại xe như vừa qua, để tỉnh tôi khỏi mang tiếng. Chao ôi, bây giờ mà chúng ta còn quan niệm về phim ảnh như thế ư ? Lần này thì đích thực là những dư âm của thời xa vắng,
chứ còn gì nữa ?! Không khí xa vắng ôm trùm, đâu mà chẳng gặp.