Trong văn chương và báo chí

Một phần của tài liệu Những chấn thương tâm lý hiện đại của Vương Trí Nhàn (Trang 53 - 54)

Người ta thường coi Nguyễn Bính như một nhà thơ có tâm hồn đồng ruộng và tha thiết kêu gọi trở

về với chân quê. Thật ra nhà thơ đã bị hiểu nhầm. Tác giảLỡ bước sang ngang chỉ gợi lại những kỷ

niệm về quê hương trong lòng người. Chứ trong thâm tâm ông thừa biết rằng cây đa bến nước hoăc mối tình của cô hàng xóm chỉ còn là kỷ niệm trong tâm trí. Nó thuộc hẳn về quá khứ. Một đi

là ông không trở về với nó nữa, trừ phi bị bắt buộc. Nhìn từ góc độ xã hội học, Nguyễn Bính là một

hồn thơ của dân di cư. Từ nông thôn ra thành thị, họ như cái cây bị mang từ mảnh đất này sang trồng ở mảnh đất khác và cuộc đời họ phải chấp nhận nhiều bi kịch tiêu biểu cho số phận con người trong xã hội hiện đại.

Suốt thế kỷ XX, làn sóng người dân quê Việt Nam rời bỏ làng xóm ra thành thị chia thành nhiều đợt

nhu cầu tái thiết kinh tế. Số dân quá đông. Kỹ thuật làm ăn cũ kỹ. Tình trạng lạc hậu không phải

bỗng chốc mà được cải thiện. Dù không muốn đi, dù biết rời quê là trăm cay ngàn đắng trên

phương diện tình cảm, họ cứ phải theo nhau mà đi. Một nhà văn như Nguyễn Minh Châu đã thông cảm với cái nỗi niềm ấy ở họ. Trong thiên truyện Ngày tết về thăm quêin đầu 1986, nông thôn trì trệ được ông miêu tả dưới con mắt một người xa quê đã lâu. Hàng mấy chục năm cả con người lẫn

cách sống vùng quê này không đổi. Bởi vậy ở cuối thiên truyện rất hay nhưng lại ít người biết này, nhân vật của Nguyễn Minh Châu sau cuộc trò chuyện với một thanh niên tên Kim đã thầm kêu lên

đâu đớn “Kim, Kim, Kim. Đời cháu mai ngày sẽ ra sao nếu gắn chặt với những làng xóm quê nhà yêu dấu ! “

Hai chục năm nay, dù đã dặn dò nhau rất nhiều song các vấn đề nông thôn chưa được chúng ta đề cập tới đúng như nó cần phải có. Nông thôn ta đã thay đổi ra sao trong hiện đại hóa ? Khi tìm cách trả lời cho câu hỏi này, nhìn vào văn chương, người ta không khỏi lúng túng.

May mà gần đây còn có Cánh đồng bất tận. Tác phẩm này đã đáp ứng được sự chờ đợi của nhiều người.

Nhưng những sáng tác như của Nguyễn Ngọc Tư mới nói về cái bộ phận nông dân ở lại chính

mảnh đất cũ. Còn các vấn đề của cái bộ phận “nông thôn ra đi ”–“ nông thôn từ bỏ chính mình”, vẫn ít được văn chương báo chí nhắc nhở tới. Một con số thống kê cho biết hàng ngày có khoảng

nửa triệu dân nhập cư sống làm việc ở một đô thị như Hà Nội. Có người sáng đi tối lại quay về với

làng xóm của họ. Có người lên theo mùa. Ngày càng có thêm những người lên một thời gian dài và

năm chỉ lai vãng về quê vài lần. Song họ mới là dân đô thị một nửa. Sinh hoạt của họ có cái gì chắp

nối vá víu tạm bợ.

Họ cần có một Nguyễn Ngọc Tư của họ.

Và trước mắt họ cần được thông cảm của toàn xã hội, được nhắc tới và chia sẻ trong các phương

tiện thông tin đại chúng.

Những ý nghĩ trên lâu nay vốn đã lởn vởn trong đầu óc tôi, càng dội lên như ám ảnh trong những

ngày tết. Lúc này, Hà Nội như vắng đi, tàu xe khó khăn vì người về quê. Còn sau tết, có tin nhiều

khu công nghiệp ở các tỉnh phía nam, công nhân không chịu lên làm việc tiếp. Thế là người ta lại

nháo lên bàn bạc. Chính sách cần thay đổi thế nào, ngoài lương thì còn phải lo cho đời sống hàng ngày của họ ra sao, trong câu chuyện bên bữa cơm ở các gia đình, nhiều người đã có nhắc nhở. Nhưng so với chuyện thị trường chứng khoán chuyện cúm gà cúm vịt, thì các câu chuyện tương

tự rộ lên được ít ngày rồi lại lọt thỏm đi.

Có lần, tôi đọc được một mẩu tin ngắn trên mạng:Việt Nam cần giải quyết tình trạng di cư gia tăng. Đó là

khuyến nghị của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam đưa ra trong hội thảo về vấn đề

di cư tổ chức hôm nay ở Hà Nội.

Cho là chủ đề quan trọng, tôi đi tìm tiếp. Nhưng tìm suốt lượt các tờ báo chính chỉ thấy có một ít tờ đưa tin này, và cách đưa thì hết sức sơ lược, chẳng hề nói hội thảo đã diễn ra với sự tham dự của

những ai, có báo cáo nào xuất sắc, đâu là vấn đề tiếp theo cần khai thác. Tóm lại là tin đưa không

mấy mặn mà như những tin về cô ca sĩ này có bầu hoặc hoa hậu kia thay mốt ăn mặc.

Nghĩ ra mà thấy cám cảnh quá !

Một phần của tài liệu Những chấn thương tâm lý hiện đại của Vương Trí Nhàn (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)