Người ta thường chỉ nhớ tới là các đầu lĩnh cai quản PMU 18 như những quái kiệt vung tiền
nhà nước làm bậy và đua nhau ăn chơi hưởng thụ. Lẽ ra, tôi nghĩ, phải kết tội họ, — cũng như các đồng nghiệp hư hỏng của họ trong ngành giao thông vận tải — ở một khía cạnh quan trọng hơn: vì sự kém cỏi và thiếu hiệu quả của toàn ngành mà khi gia nhập WTO ( = hòa mạng với nền thương
mại toàn cầu ), chúng ta đang có một hệ thống giao thông thuộc loại cổ lỗ nhất thế giới. Hậu quả
xảy ra trông thấy nhãn tiền. Các vùng sâu vùng xa vẫn sống như những hoang đảo. Các công ty nước ngoài không thể lên đó đầu tư. Thế mạnh của kinh tế thị trường không phát huy tác dụng.
Nông thổ sản của từng vùng dừng lại ở dạng tự cung tự cấp. Mà người dân vùng đó đại khái xưa
thế nào nay vẫn thế. Họ đã bị tước đi cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh lành mạnh trong phạm
Những suy nghĩ đóđến với tôi, khi đọc lại bài tạp bútCái cốc ba mươi năm trong tậpGiấc mơ ông
thợ dìu do nhà xuất bản Hội nhà văn cho in, 2006. Trong bài này,Tô Hoài kể chuyện, có lần đến
một vùng núi, vùng đất quá nghèo, có mỗi chuyện lo nước ăn ở sinh hoạt cũng chật vật, mấy lần
tỉnh huyện về giúp cũng không làm nổi. Ghé vào một gia đình xin nước, Tô Hoài đưa cho ông cụ
chủ nhà một đôi cốc thô, loại cốc thủy tinh cầm đi từ một cửa hàng bia. Vậy mà ba chục năm sau, đi qua thì đó vẫn là một vùng thiếu nước. Tại các chợ vẫn thấy bán loại chậu gỗ, các gia đình mua về, vo gạo rửa thịt khô, rửa chân cũng chậu nước ấy. Gia đình thay đổi, ông cụ già xưa đã chết, người con trai ngồi đấy trông cũng nhang nhác như ông bố ngày trước,và giữa đống gọi là tài sản gia đình vẫn đôi cốc xưa, như một của gia bảo.
Hai mốc thời gian mà Tô Hoài kể là những năm sáu mươi vàchín mươi của thế kỷ trước. Giờ đây
thì sao? Bản tin VTV1 tối 24-4-07 cho thấy: dân Mèo Vạc thiếu nước. Các bể nước do Unicef tài trợ đã bé tí mà vẫn cạn khô. Dân cả tuần mới được tắm một lần. Học sinh phải bỏ học đi gùi nước.
Quý cô giáo lắm thi xan xẻ cho cô mấy bát.
Còn bao nhiêu bản miền núi phải sống trong cảnh tương tương tự, chứ đâu phải riêng Mèo Vạc? Tưởng như có buông bao nhiêu lời oán trách đối với những người tham nhũng trong giao thông
cũng là không đủ. Vì họ một phần mà trong xã hội sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo, giữa các vùng đô thị ngày càng tăng lên. Và đứng ngoài mà nói thì cả xã hội có lỗi. Nếu chưa đến
nỗi vô cảm dửng dưng thì chúng ta cũng đang bất lực trước mọi đau khổ tưởng như không còn trong thời đại hiện nay.
Thế là lan man lại nhớ sang những đợt làm từ thiện xã hội vẫn phát động. Không phải đợi đến
những kỳ lũ lụt mà hàng ngày chúng ta vẫn nghe có sự kêu gọi giúp đỡ người nghèo. Cái cảnh người đứng xếp hàng bỏ phong bì vào hòm kính để quyên góp đã thành quen thuộc trên các
chương trình truyền hình. Mấy tháng trước, còn nghe có chính sách cho các hộ nghèo được vay với
mức lãi 0%, điều kiện được vay là phải thật nghèo, tổng giá trị tài sản không quá ba triệu đồng, cố
nhiên phải có họp hành bình tuyển xác minh trước khi cho vay chính thức.
Thế nhưng thử hỏi chúng ta đã có thể an tâm với cái việcđó chưa? Đáng lẽ phải lo đường xá cho
đàng hoàng đểđưa khoa học kỹ thuật và nền nếp làm ăn mới tới những vùng đó. Đáng lẽ phải lo
mởtrường đưa con em đồng bào đi học. Đáng lẽ phải giúp để người dân địa phương có thể tự trưởng thành lên, tự lo lấy đời sống của mình và với thế mạnh tiềm tàng, đóng góp vào hoạt động
chung của đất nước… Đáng lẽ phải như thế ! Đó là trách nhiệm chung mà chính đó mới là sự giúp đỡ nhau thiết thực.Những việc cơ bản đó, ta đã làm được bao nhiêu?
Nếu xem xét sự việc theo kiểuấy thì chắc chắn còn lâu chúng ta mới có thể an tâm với lòng từ thiện mà chúng ta đang tự hào, một thứ từ thiệnđắp điếm tạm thời hơn là có ý nghĩa lâu dài.
Đài báo lại còn tố cáo nhiều nơi quỹ từ thiện quản lý lỏng lẻo, người ta xà xẻo ngay vào số tiền thu được từ quỹ, trước khi đưa nó tới các địa chỉ cần tới. Liệu có phải các sáng kiến loại đó chỉ có tăng
lên chứ không giảm ? Rồi còn trường hợp các công ti tham gia quyên góp cốt để quảng cáo tiếp thị
nữa chứ. Nghĩa là họ chỉ lấy cớ làm từ thiện để trục lợi.Từ hồi 1936-1939, trong Vỡ đê, Vũ Trọng
Phụng đã nói tới cảnh mỗi lần làm từ thiện là một dịp để con cái các ông quan huyện quan tỉnh trưng diện, lăng –xê những mốt quần áo mới, và khoe khoang về một nếp sống tài hoa son trẻ vừa
du nhập từ nước ngoài về. Sáu bảy chục năm qua đi mà lòng người có khác được bao nhiêu ? 4. Bữa ăn ngoài chợ
Miếng ăn quá khẩu thành tàn, người xưa có lúc đã nói như vậy, ngụ ý đừng quá coi trọng chuyện ăn uống. Nhưng cũng không ai xem thường chuyện này được. Chữ Hán có câu Dĩ thực vi thiên, ngụ
ý cái ăn to như ông trời. Dân gian ở ta đọc trệch đi thành Dĩ thực vi tiên, vẫn giữ được cái ý chính, coi cái ăn là quan trọng hàng đầu.
Quan niệm về ăn uống của một cộng đồng vốn không mấy khi được nói ra, song nó vẫnổn định với
thời gian và làm nên chứng tích của một giai đoạn cụ thể.
Đọc lại văn chương hồi trước, thấy cáiăn luôn được mô tả ở cận cảnh rất đáng buồn. Trong văn
Nguyễn Công Hoan có cảnh một thằng bé lang thang bị cả chợ đuổi đánh chỉ vì ăn của bà hai xu bún riêu rồi … quỵt, bỏ chạy. Nam Cao có truyệnMột bữa no kể về cái chết của một bà già quá
đói. Sâu săc hơn nữa, Nam Cao tả ngay cái đói của các những người có suy nghĩ như nhà văn còm nọ, với đám bạn mê thịt chó của anh ta. Nhân vật chính trong một truyện ngắn của Nguyên Hồng
ngủ nhờ nhà bạn đang đêm đói quá không ngủ được, trở dạy lục cơm nguội ăn vội và đây là một
trong những đoạn văn hay nhất của tác giả này. Ở Kim Lân đầu đuôi mối tình của nhân vật Tràng với người vợ nhặt của gã là ở câu ví “Muốn ăn cơm nắm với giò – Lại đây mà đẩy xe bò với anh “. Những chuyệnăn uống như thế này biết nói về chúng ta không kém gì mọi chuyện quan trọng
khác.
Những chi tiếtđó mấy hôm nay vừa trở lại với tâm trí tôi. Đó là cái lần tôi ngồi xem bản tin thời
sự, thấy các phóng viên truyền hình chĩa ống kính vào bữaăn của mấy người bán hàng ngoài chợ.
Bà này cầm xuất cơm chạy vội về nơi mình ngồi, bà nọ tay vừa cầm vào con cá trong chậu nước
vẩn đục, đã cầm ngay vào cái thìa. Cô kia lúng búng vừa nhai vừa gỡ ra sợi tóc trong bát canh trước mắt.
Chả là dạo này đang có dịch bệnh. Ban đầu mọi người chỉ nghĩ đến một vài tác nhân gây bệnh cụ
thể, sau mới hiểu rằng vấn đề là toàn bộ cách ăn uống của chúng ta, từ đó mới có chuyện đưa mấy
cảnh ăn uống nói trên lên màn ảnh nhỏ.
Tôi xem mà giật mình.
— Ăn uống như thế, thì làm sao tránh khỏi dịch bệnh cho được ?
Chắc mọi người cũng như tôi, cảm tưởng đầu tiên đến với chúng ta là vậy.
Phần tôi chỉ muốn bổ sung ởđây không chỉ có vấn đề vệ sinh mà còn một cái gì lớn hơn, nó cho tôi thấy thực chất cuộc sống quanh mình mà hàng ngày mình quan liêu, xao nhãng.
Mấy chục năm nay cuộc sống đã bao thay đổi. Đường phố chật xe ô tô. Các khu chung cư mọc
lên san sát. Nhìn vào nhà nào cũng TV màu. Các mốt quần áo của nước ngoài tràn ngập phố xá. Giá kể có nhắc tới chuyện ăn, thì trên màn ảnh toàn thấy tiệc tùng hoành tráng, những người thắt cơ-ra-vát chúc rượu nhau, và thịt cá thì ê hề trên các bàn.
Thếnhưng thử nghĩ lại, có phải người nghèo còn quá đông, cảnh sống nhếch nhác còn phổ biến,
và những bữa cơm ăn vội ăn vàng như vừa thấy trên TV vẫn là cuộc sống hàng ngày của rất
nhiều người.
Chẳng phảiđó chính là cuộc sống trần trụi của chúng ta đó sao?
Chưa nói những vùng lũ lụt miền Trung, ngay trong đám đông những người dân nghèo thành thị
hôm nay, mọi chuyện ăn uống bao lâu nay vẫn đại khái vậy. Và đằng sau những thứ ta ăn, cái cách
nhi nhiên” chuồi theo thói quen. Chúng ta sống cho qua ngày. Chúng ta không bao giờ chủ động được trong cái việc lớn hàng ngày là việc nuôi thân mình. Chúng ta sống đến đâu hay đến đấy. Sự
nguy hiểm rình rập không phải là ta không biết, nhưng không có cách lựa chọn, âu là tặc lưỡi làm liều cho xong …
Từ những cảnh vẫn xảy ra hàng ngày, thấy hiểu thêm những vấn đề chung của đời sống chung.
Lâu nay thấy chuyện bà con sẵn sàng bán các loại rau có phun cả thuốc trừ sâu, cả những con
gà dịch bệnh cho người mua, nói chung là các loại hàng không rõ nguồn gốc, tôi thường thắc mắc
đơn giản sao mà người mình ẩu, vô trách nhiệm với nhau đến thế. Nhưng hôm nay nhìn lại bữa ăn trưa của họ thì hiểu ngay. Với chính miếng ăn đưa vào bụng mình, người ta còn không lo nổi, làm sao lo cho mọi người bây giờ ?!
Trong truyện ngắn Phiên chợ tết, Nguyễn Minh Châu kể: Sau mấy chục năm xa quê trở về làng, ông cảm thấy mấy người bán hàng ở chợ hình như vẫn là người cũ còn sống sót. Sau hỏi ra mới
biết họ là con cái của người bán hàng ngày xưa. Hôm qua mẹ bán ở chỗ nào mặt hàng gì thì hôm nay con vẫn chỗ ấy, mặt hàng ấy. Sự trì trệ của đời sống đã được nhà văn miêu tả đầy ấn tượng.
Bữa ăn và cái cách ăn của mấy người ngoài chợ hôm nay cũng gợi cho tôi những ấn tượng tương
tự. Về sự ngưng đọng của đời sống và sự dai dẳng của cái cũ.