Từ đôi dép đến chiếc mũ bảo hiểm

Một phần của tài liệu Những chấn thương tâm lý hiện đại của Vương Trí Nhàn (Trang 48 - 49)

Các bạn còn trẻ hiện nay có lẽ it ai biết rằng ở nông thôn Việt Nam cũ người ta phần lớn đi đất.

Giầy dép là một thứ xa xỉ. Không ai nghĩ tới chuyện làm ra chúng nữa. Sau một ngày làm ăn lam lũ

chiều về cũng chỉ rũ chân qua loa. Chế giễu ai, người ta bảo người đó là loại dân “ba xoa hai đập

“. Thế là thế nào ? Tức là trước khi đi ngủ thì lấy hai chân xoa vào nhau vài cái cho bụi rã ra, rồi

cuối cùng phủi nốt bụi bằng cách đập thật mạnh hai bàn chân vào nhau một hai cái. Coi như xong! Ở nông thôn xưa nhiều nhà mùa rét chỉ nằm ổ rơm ( Tục ngữ có câuNo cơm tấm ấm ổ rơm ). Không sợ chân đi đất thì làm bẩn chăn, — sự tiện lợi của việc đi đất lại có thêm một lý do để duy trì.

Thói quen coi thường giầy dép còn lại đến ngày nay. Chỉ cần nhìn vào cài mà đôi chân người ta đang mang và thái độ người đó với giầy dép nói chung, tôi biết được một phần mức độ người đó văn minh lịch sự đến đâu, làm chủ con người mình đến đâu.

Không phải là tôi ra cái điều cầu kỳ, muốn mọi người họcđòi chơi bờiăn diện. Ý tôi chỉ muốnđề

nghị chúng ta phải nghĩ thêm về những chuyện nhỏ nhặt, vì nó liên quan đến trình độ làm người

cũng như cái sự sẵn sàng tựđiều chỉnh để thích ứng với cuộc sống đang biến chuyển rất cần cho

chúng ta hôm nay.

Hàng ngày vào lúc mờ sáng tôi thường có dịp qua cầu Long Biên. Đây là lúc các loại rau quả gà vịtđưa về Hà Nội. Đây cũng là thời điểmđể các xe đạp thồ đưa than sang thành phố phục

vụ việc đun nấu của các hộ nghèo bắt đầu hoạt động mạnh.

Khỏi phải nói là những người đạp xe đưa than này vất vảnhư thế nào rồi. Xe thì cũ, than thì ướt,

lại tham chở nhiều. Mà lấy đâu ra xe tốt bây giờ, những xe này may lắm chỉ được đôi vành cứng, ngoài ra “không phanh không chuông không gác đờ bu “, là cái giá đỡ biết đi, chứ đâu còn là xe nữa.

Lúc tôi hiểu rằng họ không chỉđiều khiển xe bằng đôi tay mà bằng cả sự vặn vẹo của thân hình và đôi chân, thì cũng là lúc tôi nhận ra họ chỉ có đôi dép rất tồi. Dép không có quai hậu. Lại nát lại

hỏng. Một mặt tôi khâm phục sự nhẫn nại của họ. Mặt khác tôi băn khoăn: Tại sao họ không nghĩ đến việc kiếm lấy một đôi giầy cho chắc chắn ? Sao họ cứ bám lấy đôi dép lê cà tàng vậy? Một đôi

giầy vải thì có đắt đỏ gì? Mà sao họ cứ để những đôi dép nát vắt kiệt thêm sức lực ?

Phốphường Hà Nội hàng ngày được lấp đầy bằng vô sốngười từ nông thôn lên. Có bao nhiêu

người bán rong thì bấy nhiêu người chỉ kéo lê trên đường bằng những đôi dép cà khổ. Chỉ cần nhìn

vào đây đủ hiểu trình độ đô thị hóa của dân ta.

Tôi nhắc lại chuyện những đôi dépđể liên hệ tới một việc bây khác, bây giờ mới thành nếp, nhưng

lúc đầu trầy trật mãi: đội mũ bảo hiểm.

Tại sao cái việc đơn giản, ai cũng thấy phải, nước nào cũng làm, mà ở mình lại phải có một cuộc

vận động rồi thành nghị quyết và tổ chức ra đủ mọi lực lượng kiểm tra cũng như xử phạt như vậy? Ở đây có lý do nằm trong tâm lý con người hậu chiến. Đã từng vào sinh ra tử, người ta dễ coi thường cái chết. Rồi có lý do của cái và cả nếp sống quen tự do, không muốn có gì bận vào mình. Khi Sài gòn mới giải phóng tôi cùng với cácđồng nghiệp ở Tạp chí Văn Nghệ Quân độithuộc biên chế của Tổng cục chính trị và một thời gian cùng sống trong căn nhà 61 Lý Tự Trọng. Tôi còn nhớ

một chuyện hơi kỳ: mặc dầu các phòng đều có toa-lét, nhưng nhiều người cứ thích ra cái bể nước

công cộng, ở đấy người ta được vừa tắm vừa kháo nhau chuyện nọ chuyện kia, rồi dội nước ào ào. Tôi chỉ thực hiểu ra điều này, khi nhớ lại là, phần lớn đồng đội của tôi là những người nông dân.

Một khúc sông tự nhiên hoang sơ, một cái đầm làng bát ngát, hoặc một cái giếng thơi …, đó là

những chỗ tắm quen của chúng tôi trước khi vào đây. Từ nơi tắm rửa đến cái mũ trên đầu, bất kỳ

cái gì gò bó và gây cảm giác chật chội, chúng ta đều ngại.

Sau hết tôi muốn trở lại câu chuyện nói trên, về những đôi dép. Bước ra từ xã hội của nền kinh

tế tiểu nông ta quen gặpđâu hay đấy thế nào cũng xong. Ta bằng lòng với sự cẩu thả. Ta có tâm lý bảo thủ, khó từ bỏ những thói quen cũ cũng như ngại thích ứng với cái mới. Tất cả những biểu

hiện của một quan niệm sống lạc hậu mà tôi đã chứng minh qua việc coi thường những đôi dép lại thấy xuất hiên trong sự lần chần không chịu kiếm ngay cái mũ cần thiết mỗi khi đi lại trên những con đường lớn.

Vài chục năm nữa, sự kiện này sẽđược nhắc lại với nụcười mỉm: chúng ta đã từng ngây thơ như

thế, trên con đường đi tới xã hội hiện đại.

Một phần của tài liệu Những chấn thương tâm lý hiện đại của Vương Trí Nhàn (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)