Quy trình xây dựng đề kiếm tra đánh giá.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh trong dạy học chương i, II sinh học 11 (Trang 28 - 32)

Trong quá trình xây dựng đề KTĐG theo nănglực HS thì GV cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng trong đó khó khăn nhất

2.3. Quy trình xây dựng đề kiếm tra đánh giá.

Đế đề kiếm tra đạt được các yêu cầu và tiêu chí nói trên, cần thực hiện theo một quy trình biên soạn tương đối chặt chẽ, nghiêm ngặt. Qui trình này gồm 3 bước cơ bản:

• Thiết kế ma trận đề:

Ma trận đề kiếm tra là một bảng có 2 chiều: một chiều chứa đựng các chủ để cần kiểm tra đã qui định trong chương trình; chiều kia là các mức độ cần đạt, hay cấp độ nhận thức đã qui định trong chương trình. Mỗi ô của ma trận trình bày các chuẩn cần kiểm tra, số lượng và trọng số điểm tương ứng. Thiết lập ma trận thường theo 7 bước:

- Xác định hình thức đề (tự luận, trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai).

- Xác định thời gian dành cho từng phần và trọng số điếm tương ứng. - Liệt kê các nội dung cần kiếm tra và các cấp độ nhận thức cần đánh giá. - Viết các chuẩn cần đánh giá ứng với mỗi nội dung, mỗi cấp độ nhận thức. - Tính trọng số điếm của mỗi nội dung (căn cứ chủ yếu vào số tiết qui định

trong phân phối chương trình và tầm quan trọng của nó trong chương trình).

- Tính trọng số điểm của mỗi cấp độ nhận thức: nhận biết từ 2 đến 3 điểm; thông hiểu từ 3 đến 4 điểm; cấp độ vận dụng từ 3 đến 5 điểm (đảm bảo HS

trung bình có thể đạt tổng điểm từ 5 đến 6,5; HS khá, giỏi có thể đạt từ 7 đến 10).

- Tính trọng số điểm của mỗi chuẩn; xác định số lượng câu hỏi tương thích. + Ví dụ:

Chủ đề kiểm tra

Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng thấp Vận dụng cao - Cảm ứng ở động vật - Trình bày được khái niệm cảm ứng ở động vật. - Trình bày được chiều hướng tiến hóa

của hệ thần kinh. - Trình bày được một số động vật có hệ thần kinh dạng lưới. - Trình bày được khái niệm phản xạ. - Vận dụng một số kiến thức về hệ thần kinh vào giải thích các hiện tượng về phản xạ. - Giải thích một số hiện tượng phản xạ ở người và động vật.

So câu hỏi 6 câu 4 câu

10 điểm

6 điểm = 60% tổng số điểm bài kiểm tra

4 điểm = 40% tổng số điểm bài kiểm tra

• Biên soạn câu hỏi;

Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuân hoặc một vấn đề, khái niệm; số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề quy định.

Đe các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau:

Yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. 1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình.

2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng.

3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể.

4) Không trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa. 5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh.

6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức.

7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh.

8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra.

9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn. 10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất.

11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.

Yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm tự luận.

1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình.

2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng.

3) Câu hỏi yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới. 4) Câu hỏi thế hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo.

5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thế về cách thực hiện yêu cầu đó.

6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh.

7) Yêu cầu học sinh phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ nhữngkhái niệm,thông tin; tránh những câu hỏi yêu cầu học sinh học thuộc lòng.

8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của

giáo viên ra đề đến học sinh.

10) Neu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình thì cần nêu rõ: bài trả lời của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điếm đó.

+ Ví dụ:

Đe kiếm tra môn: Sinh học 11

Thời gian: 15 phút Câu 1: (Mức độ: thông hiểu - Đánh giá năng lực: tự học)

Ớ động vật, cảm ứng là:

A. Các phản xạ không điều kiện và các phản xạ có điều kiện, giúp bảo vệ cơ thế và thích nghi với môi trường.

B. Các phản xạ có điều kiện, giúp cơ thể thích nghi với môi trường, c. Các phản xạ không điều kiện, giúp bảo vệ cơ thế.

D. Là khả năng tiếp nhận và đáp ứng các kích thích của môi trường, giúp cơ thể tồn tại và phát triển.

Câu 2: (Mức độ: vận dụng thấp - Đánh giá năng lực: giải quyết vấn đề) Dùng một chiếc kim nhọn đâm vào thân con thủy tức, con thủy tức sẽ co thân lại để tránh kích thích. Bộ phận thực hiện của cảm ứng trên là:

B. Te bào mô bì. c. Lưới thần kinh. D. Kim nhọn.

Câu 3: (Mức độ: thông hiếu - Đánh giá năng lực: tư duy)

Mức độ chính xác của cảm ứng ở động vật đa bào phụ thuộc vào? A. Dễ nhận thấy.

B. Hình thức phản ứng đa dạng, c. Diễn ra nhanh, dễ nhận thấy.

D. Mức độ chính xác cao, diễn ra nhanh, dễ nhận thấy. Câu 4: (Mức độ: thông hiếu - Đánh giá năng lực: tư duy)

Động vật nào sau đây cảm ứng có sự tham gia của hệ thần kinh dạng lưới? A. Giun dẹp.

B. Đỉa.

c. Thủy tức. D. Côn trùng.

Câu 5: (Mức độ: thông hiểu - Đánh giá năng lực: tư duy)

Các dạng thần kinh ở động vật có chiều hướng tiến hóa theo trình tự: A. Dạng chuỗi => dạng lưới => dạng hạch => dạng ống.

B. Dạng hạch => dạng chuỗi => dạng lưới => dạng ống. c. Dạng lưới => dạng chuỗi => dạng hạch => dạng ống. D. Dạng chuỗi => dạng hạch => dạng lưới => dạng ống.

Câu 6: (Mức độ: vận dụng thấp - Đánh giá năng lực: nghiên cứu) Nhóm động vật nào gồm toàn động vật có hệ thần kinh dạng ống? A. Giun đốt, chân khớp, lưỡng cư, chim, thú.

B. Giun dẹp, thân mềm, bò sát, chim, thú. c. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực học sinh trong dạy học chương i, II sinh học 11 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w