Đến năm 2013

Một phần của tài liệu giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại ngân thu (Trang 41 - 66)

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1. Tiền thu từ bán hàng,

cung cấp dịch vụ khác 8.225.400.000 9.522.300.000 11.060.500.000

2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ

(10.367.134.931) (11.763.543.193) (9.098.533.786)

3. Tiền chi trả cho người lao

động (20.000.000) (24.000.000) (134.860.000) 4. Tiền chi nộp thuế thu

nhập doanh nghiệp (2.314.635)

5. Tiền thu khác từ hoạt

động kinh doanh 968.165 1.068.561 5.491.767 6. Tiền chi khác từ hoạt

động kinh doanh (570.000) (750.000) (5.005.195)

Lưu chuyển tiền thuần từ

hoạt động kinh doanh (2.131.336.766) (2.264.924.632) 1.825.278.151 III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của CSH

33 2. Tiền vay ngắn hạn, dài

hạn nhận được 2.500.000.000 2.500.000.000 2.000.000.000 3.Tiền chi trả nợ gốc vay (1.800.000.000) (2.300.000.000) (2.200.000.000)

Lưu chuyển tiền thuần từ

hoạt động tài chính 2.200.000.000 2.700.000.000 (2.000.000.000) Lưu chuyển tiền thuần

trong năm 68.663.234 435.075.368 1.625.278.151 Tiền và tương đương tiền

đầu năm 0 0 435.075.368 Tiền và tương đương tiền

cuối năm 68.663.234 435.075.368 2.060.353.519

(Nguồn: Phòng kế toán)

Nhận xét: Qua bảng số liệu cho ta thấy, về cơ bản luồng tiền phát sinh tăng, giảm chủ yếu ở hoạt động kinh doanh, điều đó cho thấy dòng tiền của công ty phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của công ty. Cụ thể ta đi sâu vào phân tích như sau:

- Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh

Năm 2012, chi nhiều hơn thu là 2.241.243.190 đồng. Lưu chuyển tiền thuần so với năm 2011 giảm 133.587.866 đồng, tương ứng giảm 6,27% chủ yếu do tiền chi trả cho nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ giảm 1.396.408.262 đồng, tương ứng giảm 13,47%. Trong khi đó tiền thu bán hàng từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng 1.266.900.000 đồng, tương ứng tăng 15,35% làm cho lượng tiền giảm đi không đáng kể. Bên cạnh đó cho ta thấy, công ty đã mất đi lợi thế chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Tuy đó chỉ là nguồn tiền ngắn hạn nhưng nó có thể giúp công ty có thêm vốn để kinh doanh. Tiền chi trả cho người lao động năm 2012 tăng 4.000.000 đồng, tương ứng tăng 20% so với năm 2011.

Năm 2013, chi ít hơn thu là 1.538.200.000 đồng. Lưu chuyển tiền thuần so với năm 2013 tăng 4.090.202.783 đồng, tương ứng tăng 180,59% so với năm 2012. Sở dĩ có điều đó là do tiền chi trả nhà cung cấp giảm 2.665.009.407 đồng, tương ứng giảm 22,65% so với năm 2012. Trong khi đó, tiền thu từ hoạt động kinh doanh tăng là 1.538.200.000 đồng, tương ứng tăng 16,15% so với năm 2012. Tiền chi trả cho lao động tăng 110.860.000 đồng, tương ứng tăng 461,92% so với năm 2012. Điều đó cho thấy trong hoạt động kinh doanh công ty đang mất lợi thế chiếm dụng vốn của đối tác.

34

- Đối với hoạt động tài chính

Năm 2012, công ty chi trả nợ gốc vay là 2.300.000.000 đồng tăng 500.000.000 đồng, tương ứng tăng 27,78% so với năm 2011. Trong khi đó số tiền thu từ hoạt động tài chính năm 2011 và năm 2012 đạt 2.500.000.000 đồng từ việc phát hành cổ phiếu để nhận vốn góp của nhiều chủ đầu tư khác nhau. Điều đó chứng tỏ tiền thu từ hoạt động tài chính lớn hơn chi năm 2012 là 200.000.000 đồng. Cho thấy công ty đang tích cực trả nợ ngân hàng.

Năm 2013, công ty chi trả nợ gốc vay là 2.200.000.000 đồng, giảm 100.000.000 đồng, tương ứng giảm 4,35% so với năm 2012. Trong khi đó, số tiền thu từ hoạt động tài chính năm 2013 bằng 0. Điều này chứng tỏ tiền chi từ hoạt động tài chính lớn hơn tiền thu là 2.200.000.000 đồng. Cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.

Số tiền tồn cuối năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 là 366.412.134 đồng, tương ứng tăng 533,64% cho thấy trong năm 2012 công ty thu tiền nhiều hơn chi mà chủ yếu là hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính thể hiện tiềm lực tài chính của công ty không ổn định, công ty mất dần lợi thế và chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp.

Số tiền tồn cuối năm 2013 tăng mạnh so với năm 2012 là 1.625.278.151 đồng, tương ứng tăng 373,56%. Cho thấy năm 2013 thu từ hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh nhiều hơn chi. Chính vì vậy, công ty nên đề ra chiến lược thu hút các nhà đầu tư để công ty có thêm vốn kinh doanh.

- Thực trạng cải thiện khả năng tạo tiền

Bảng 2.8. Phân tích thực trạng khả năng tạo tiền

Chỉ tiêu

Giá trị (Triệu đồng) Khả năng tạo tiền (%) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Tổng số tiền thu từ HĐKD 8.226,39 9.523,37 11.065,99 76,69 79,21 100 2. Tổng số tiền thu từ HDĐT 0 0 0 0 0 0 3. Tổng số tiền thu từ HĐTC 2.500 2.500 0 23,31 20,79 100 4.Tổng số tiền thu t năm 10.726,39 12.023,37 11.065,99 100 100 100 (Nguồn: Phòng Kế toán)

35

Qua bảng số liệu trên cho thấy trong ba năm thì tiền mà công ty thu được chủ yếu từ hoạt động kinh doanh, tỷ trọng qua các năm tăng. Điều đó chứng tỏ tiền của công ty thu chủ yếu từ hoạt động bán hàng chiếm nhiều hơn so với tiền thu từ các hoạt động khác. Tiền đó được thu từ các công ty lớn mua ô tô với số lượng nhiều. Đây có thể được coi là dấu hiệu tốt, cho thấy khả năng tạo tiền ở công ty cao và là nguồn đảm bảo cho khả năng thanh toán của công ty.

Tiền thu từ hoạt động đầu tư của công ty không có. Vì công ty không đầu tư vào lĩnh vực khác nào ngoài kinh doanh ô tô.

Tiền thu từ hoạt động tài chính năm 2011 và năm 2012 đều đạt 2.500 triệu đồng. Nhưng đến năm 2013, công ty không xuất hiện khoản thu từ hoạt động đầu tư tài chính. Cho thấy tình hình huy động vốn của công ty bị giảm do năm 2013, công ty không phát hành cổ phiếu để tăng thêm vốn kinh doanh cho công ty.

2.2.2. Nhóm chỉ tiêu cụ thể

2.2.2.1. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty

Bảng 2.9. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Tỷ lệ khả năng thanh toán nói chung là thước đo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty, nó cho biết mức độ các khoản nợ được đảm bảo trang trải bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một thời gian tương ứng với thời hạn của các khoản nợ đó.

Đơn vị tính: lần

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

1. Khả năng thanh toán hiện thời 3,03 5,93 4,62 2. Khả năng thanh toán nhanh 3,03 4,78 2,73 3. Khả năng thanh toán tức thời 1,87 0,94 0,57

- Về khả năng thanh toán hiện thời

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp dùng để đo lường khả năng của các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp (như nợ và các khoản phải trả) bằng các ngắn hạn của doanh nghiệp (như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho).

Hệ số này qua các năm có biến động lên xuống, nhưng nhìn chung đều lớn hơn 1, thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp ở tình trạng tốt. Công ty có thể đáp ứng nghĩa vụ trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn.

Khả năng thanh toán hiện thời của công ty trong năm 2012 là 5,93 lần. Điều này có nghĩa là trong năm 2012, một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 5,93 đồng tài sản ngắn hạn. Trong khi đó năm 2011 thì một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 4,62

36

đồng tài sản ngắn hạn. Ta có thể thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty tăng tương ứng 1,31 lần. Nguyên nhân là do khoản phải thu ngắn hạn tăng 12.000.000 đồng, tương ứng tăng 1,16 %. Bên cạnh đó, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 89.504.505 đồng, tương ứng 25,9%. Bên cạnh đó, nợ phải trả của công ty cũng tăng 53,33%. Vì vậy khả năng thanh toán hiện thời tăng.

Khả năng thanh toán hiện thời của công ty trong năm 2013 là 3,03 lần. Điều này có nghĩa là trong năm 2013, một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 3,03 đồng tài sản ngắn hạn. Trong khi đó năm 2012 thì một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bới 5,93 đồng tài sản ngắn hạn. Nếu xét về số tuyệt đối, khả năng thanh toán hiện thời của công ty đã bị giảm tương ứng 2,90 lần. Điều này là do trong năm 2013, công ty xuất hiện khoản phải thu khách hàng tăng. Đồng thời, các khoản tiền và tương đương tiền cũng tăng mạnh.

Mặt khác, tốc độ tăng của khoản phải thu khách hàng và các khoản tương đương tiền nhỏ hơn tốc độ tăng của các khoản chiếm dụng từ nhà cung cấp và ứng trước của khách hàng. Điều này đã dẫn đến khả năng thanh toán hiện thời của công ty giảm. - Về khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn. Tiền ở đây có thể là tiền gửi, tiền mặt, tiền đang chuyển; tài sản có thể chuyển đổi thành tiền là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (cổ phiếu, trái phiếu). Nợ đến hạn và quá hạn phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn phải trả, nợ khác kể cả những khoản trong thời hạn cam kết doanh nghiệp còn được nợ.

Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2011 là 2,73 lần, tức là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 2,73 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2012, khả năng thanh toán nhanh là 4,78 lần, tức là một đồng tài sản ngắn hạn được đảm bảo bởi 4,78 đồng tài sản sản ngắn hạn. Điều đó cho ta thấy, khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2012 tăng so với năm 2011 là 2,05 lần. Sở dĩ có sự tăng này là do khoản phải thu khách hàng, tiền và các khoản tương đương tiền tăng nhưng giá trị hàng tồn kho lại giảm.

Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2013 là 3,03 lần, nghĩa là trong năm 2013, một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 3,03 đồng TS ngắn hạn mà không cần bán hàng tồn kho. Trong năm 2012, khả năng thanh toán nhanh của công ty là 4,78 lần, nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bởi 4,78 đồng tài sản ngắn hạn không tính hàng tồn kho. Điều đó cho ta thấy, khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2013 giảm so với năm 2012 là 1,75 lần. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của khoản phải thu khách hàng, tiền và các khoản tương đương tiền không lớn bằng tốc độ tăng

37

của nợ vay do từ chiếm dụng vốn của nhà cung cấp và các khoản khách hàng ứng trước tiền để mua hàng.

- Về khả năng thanh toán tức thời

Khả năng thanh toán tức thời của công ty tăng, từ mức 0,57 lần của năm 2011 lến đến mức 0,94 lần. Bên cạnh đó, khả năng thanh toán tức thời của công ty tăng, từ mức 0,94 lần của năm 2012 lên mức 1,87 lần năm 2013. Con số năm 2012 ở mức hợp lý nhưng con số năm 2013 thì lại ở mức quá cao.. Điều này phản ánh rằng công ty đã huy động được nguồn tiền và các khoản tương đương tiền có tính thanh khoản cao với số lượng đảng kể. Đồng thời dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền ở mức hợp lý thể hiện khả năng linh động trong quay vòng tiền.

2.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản

Bảng 2.10. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản

Đơn vị tính: lần

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Hiệu suất sử dụng tổng TS 2,79 3,43 3,29

Vòng quay vốn 4,17 4,12 4,21

Vòng quay hàng tồn kho - 8,46 7,23 Vòng quay các khoản phải thu 7,39 8,95 8,83 Kỳ thu tiền bình quân 40,78 40,22 48,69

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty tăng nhẹ trong năm 2012, từ mức 3,29 lần (năm 2011) tăng lên 3,43 lần (năm 2013). Năm 2012, một đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra 3,43 đồng doanh thu thuẩn. Còn năm 2011, một đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra 3,29 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng trong khi đó tổng tài sản bình quân lại giảm.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty giảm trong năm 2013, từ mức 3,43 lần (năm 2011) giảm xuống còn 2,79 lần (năm 2012). Năm 2013, một đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra 2,79 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần không nhanh bằng tốc độ tăng của tổng tài sản.

Vòng quay vốn là chỉ tiêu phản ánh vốn của doanh nghiệp trong 1 kỳ quay được mấy vòng. Năm 2012, vòng quay vốn ít hơn so với năm 2011 là 0,09 lần. Nguyên nhân là do doanh thu bán hàng năm 2012 tăng so với năm 2011 là 2,56%. Trong khi đó, vốn kinh doanh của năm 2012 lại giảm so với năm 2011 là 1,47%.

38

Năm 2013, vòng quay vốn nhiều hơn so với năm 2012 là 0,05 lần. Vì năm 2013 doanh thu bán hàng giảm so với năm 2011 là 0,8%. Mặt khác, vốn kinh doanh của năm 2013 lại tăng so với năm 2012 là 21,9%.

Vòng quay hàng tồn kho cho ta biết số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyênr trong kỳ. Năm 2012, vòng quay hàng tồn kho tăng so với năm 2011 là 1,23 lần. Do giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 0,98% so với năm 2011. Bên cạnh đó, hàng tồn kho năm 2012 cũng giảm so với năm 2011 là 13,69%. Vì năm 2013, công ty bán hết hàng cho nên không có hàng tồn kho. Chính vì thế, năm 2013 không thể xác định được số vòng quay hàng tồn kho.

Vòng quay các khoản phải thu cho biết quan hệ giữa doanh thu với số dư bình quân các khoản phải thu của khách hàng trong kỳ. Năm 2012, số vòng quay khoản phải thu tăng 0,12 lần so với năm 2011. Bởi vì, doanh thu bán hàng năm 2012 tăng so với năm 2011 là 2,56%. Khoản phải thu khách hàng cũng tăng 1,16% so với năm 2011.

Năm 2013, vòng quay khoản phải thu lại giảm so với năm 2012 là 1,56 lần. Do doanh thu bán hàng năm 2013 giảm so với năm 2012 là 0,8%. Bên cạnh đó, khoản phải thu khách hàng lại tăng 20,2% so với năm 2012.

Kỳ thu tiền bình quân năm 2011 là 40,78 ngày và năm 2012 là 40,22 ngày là một con số đáng báo động đối với doanh nghiệp. Nhưng đến năm 2013 kỳ thu tiền bình quân đã tăng lên là 48,69 ngày đã thể hiện rằng tốc độ thu hồi tiền bán chịu của công ty ngày càng chậm. Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn trong khoảng thời gian dài. Điều này là tín hiệu xấu cho hoạt động thu hồi vốn của doanh nghiệp.

2.2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Bảng 2.11. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (0,0430) (0,0243) (0,0004) 2. Tỷ suất sinh lời trên tổng TS (0,0119) (0,0834) (0,0013) 3. Tỷ suất sinh lời trên VCSH (0,0178) (0,1003) (0,0017)

- Về tỷ suất sinh lời trên doanh thu

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu cho ta biết một đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Trong năm 2012, tỷ suất sinh lời trên doanh thu âm 0,0243%, tức một đồng doanh thu thuần tạo ra âm 0,000243 đồng lợi nhuận, giảm 0,0239% so với năm 2011. Trong khi đó năm 2013 tỷ suất sinh lời trên doanh thu là

39

âm 0,0430%, tức là 1 đồng doanh thu thuần tạo ra âm 0,000430 đồng lợi nhuận, giảm 0,0187% . Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận ròng ít hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Như vậy việc quản lý tài sản, chi phí và doanh thu của công không tốt trong cả 3 năm. Nếu đánh giá trên mặt bằng chung và so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, mức tăng trưởng này ở mức thấp trong ngành.

- Về tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Năm 2012, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản âm 0,0834%, tức một đồng tài sản tạo ra âm 0,0834 đồng doanh thu, giảm 0,0821% so với năm 2011. Trong đó, năm 2013, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đạt âm 0,0119%, tức một đồng tài sản tạo

Một phần của tài liệu giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại ngân thu (Trang 41 - 66)