Cải thiện tình hình tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại ngân thu (Trang 33 - 38)

- Thực trạng cải thiện tình hình tài sản

Để phân tích biến động theo thời gian các chỉ tiêu tài sản trên Bảng CĐKT, ta sử dụng phương pháp so sánh. Bằng cách so sánh năm 2012 với năm 2011 và năm 2013 với năm 2012 về số tương đối và số tuyệt đối trên từng chỉ tiêu được phản ánh khái quát tình hình tài sản. Và căn cứ số liệu đó để đưa ra nhận xết và ý nghĩa của từng chỉ tiêu.

25

Sau đây là bảng các chỉ tiêu tài sản trên bảng cân đối kế toán như sau:

Bảng 2.2. Các chỉ tiêu tài sản trên bảng cân đối kế toán từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 A.Tài sản ngắn hạn 2.772.810.278 2.732.018.872 3.330.806.084

Tiền và các khoản tương đương

tiền 345.570.863 435.075.368 2.060.353.519 Các khoản phải thu NH 1.035.000.000 1.047.000.000 1.258.000.000 Hàng tồn kho 1.310.000.000 1.130.700.121 0 Tài sản ngắn hạn khác 82.239.415 119.243.383 12.452.565

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 2.772.810.278 2.732.018.872 3.330.806.084

(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH TM Ngân Thu)

Qua bảng tổng hợp theo thời gian của các chỉ tiêu tài sản trên Bảng CĐKT, ta thấy: Tổng tài sản năm 2012 giảm 40.791.406 đồng, tương ứng giảm 1,47% so với năm 2011. Do công ty không đầu tư vào tài sản cố định cho nên chỉ tiêu tài sản dài hạn là không có trên bảng cân đối kế toán. Chính vì vậy, sự giảm của tổng tài sản cũng chính là sự giảm của tài sản ngắn hạn. Để biết được sự thay đổi của tổng tài sản qua các năm, ta nghiên cứu đến sự thay đổi của từng chỉ tiêu tài sản ngắn hạn trong bảng cân đối kế toán như sau:

Về tài sản ngắn hạn:

- Tiền và các khoản tương đương tiền

Năm 2012, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 89.504.505 đồng, tương ứng tăng 25,9% so với năm 2011. Trong khi đó, năm 2013 tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh là 1.625.278.151 đồng, tương ứng 373,56% so với năm 2012. Nguyên nhân là do tiền tăng đã làm tăng khả năng thanh toán của công ty đối với các nhà cung cấp. Bên cạnh đó, việc dự trữ tiền nhiều, công ty có thể thực hiện việc thanh toán các loại xe ô tô mà công ty kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều này làm cho công ty mất cơ hội đầu tư vào các công cụ tài chính trên thị trường tiền tệ.

- Các khoản phải thu khách hàng

Năm 2012, các khoản phải thu khách hàng tăng 12.000.000 đồng, tương ứng tăng là 1,16% so với năm 2011. Trong khi đó, năm 2013 các khoản phải thu khách hàng so với năm 2012 tăng 211.000.000 đồng (tương ứng tăng 20,2%) so với năm 2012. Sở dĩ

26

có sự tăng đó là do công ty đang áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ để có thể bán được nhiều xe ô tô hơn so với năm 2012. Do đó đã làm cho tổng doanh thu năm 2012 thay đổi không nhiều so với năm 2012. Vì vậy, việc công ty sử dụng chính sách nới lỏng tiền tệ năm 2012 là không hiệu quả. Điều này dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không tốt so với năm 2012.

- Hàng tồn kho

Năm 2012, giá trị lượng hàng tồn kho giảm là 179.299.879 đồng, tương đối giảm 13,69% so với năm 2011. Nhưng sang đến 2013 giá trị hàng tồn kho đã giảm xuống bằng 0. Nguyên nhân là do TS chủ yếu của doanh nghiệp là TS ngắn hạn, doanh nghiệp quay vòng nhanh số lượng hàng bán ra cho nên hàng hóa không tồn đọng lại trong kho của doanh nghiệp. Năm 2011, do công ty nhập về một số mặt hàng mới đó là 3 chiếc xe ô tô hãng Dong Feng Trung Quốc và 1 chiếc ô tô Kia. Vì hãng xe Dong Feng ở bên thị trường Việt Nam không được ưa chuộng cho nên công ty đành phải cất giữ chúng ở trong kho. Bên cạnh đó, 1 chiếc xe của Kia do bị lỗi đồng hồ xăng và chờ người kỹ thuật bên hàng đến sửa cho nên nó cũng được cất trữ trong kho. Do đó hàng tồn kho năm 2011 là 1.130.700.121 đồng. Năm 2013, công ty đã bán được 4 chiếc xe đó cho công ty TNHH Cơ Khí Mạnh Quang. Điều này dẫn đến năm 2013, giá trị hàng tồn kho của công ty bằng 0.

Về tài sản dài hạn

Do Công Ty TNHH Thương Mại Ngân Thu là một doanh nghiệp nhỏ cho nên công ty chỉ đi thuê tài sản tài chính đó là văn phòng, nhà kho, xưởng sửa chữa chứ không đầu tư vào tài sản dài hạn mà doanh nghiệp chỉ tập trung đầu tư vào toàn bộ tài sản ngắn hạn.

- Thực trạng cải thiện tình hình nguồn vốn

Bảng 2.3. Bảng chỉ tiêu nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 A. Nợ phải trả 600.000.000 460.000.000 1.098.553.765 I. Nợ ngắn hạn 600.000.000 460.000.000 1.098.553.765

1. Vay ngắn hạn 240.000.000 200.000.000 0 2. Phải trả cho người bán 100.000.000 0 839.368.400 3. Người mua trả tiền trước 260.000.000 260.000.000 260.000.000 4. Thuế và các khoản nộp Nhà nước 0 0 (814.635)

27

B. VỐN CHỦ HỮU 2.172.810.278 2.272.018.872 2.232.252.319 I. Vốn chủ sở hữu 2.172.810.278 2.272.018.872 2.232.252.319

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.500.000.000 2.500.000.000 2.500.000.000 2. Lợi nhuận sau thuế (327.189.722) (227.981.128) (267.747.681) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 2.772.810.278 2.732.018.872 3.330.806.084

(Nguồn: Phòng kế toán)

Tình hình nguồn vốn của công ty không ổn định qua các năm cụ thể như sau:

Nguồn vốn năm 2012 là 2.732.018.872 đồng, giảm 40.791.408 đồng, tương ứng giảm 1,47% so với năm 2011. Trong khi đó nguồn vốn năm 2013 là 3.330.806.084 đồng, tang mạnh 598.787.212 đồng, tương ứng tăng 21,9% so với năm 2012. Nguyên nhân là trong năm 2013 các khoản nợ phải trả của công ty tăng mạnh. Cụ thể như sau:

Nợ phải trả - Nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn của công ty bao gồm: vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước.

+ Vay ngắn hạn

Năm 2012, công ty có khoản vay ngắn hạn từ phía ngân hàng giảm 40.000.000 đồng, tương ứng giảm là 20% so với năm 2011. Và trong năm 2013, công ty không có khoản vay ngắn hạn nào từ phía ngân hàng so với năm 2012. Điều này, cho thấy công ty không sử dụng đòn bẩy tài chính để tăng nguồn vốn. Năm 2012, do lượng vốn của công ty ít cho nên khi nhập 1 chiếc xe của hãng Dong Feng của Trung Quốc về, công ty phải vay ngân hàng với số tiền vay là 200.000.000 đồng để nhập xe.

+ Phải trả cho người bán

Năm 2012, công ty đã thanh toán đủ cho nên không xuất hiện khoản phải trả người bán. Trong khi đó năm 2011, công ty lại xuất hiện khoản phải trả bán là 100.000.000 đồng vì công ty vẫn chưa thanh toán đầy đủ cho nhà cung cấp xe ô tô. Khoản phải thu khách hàng năm 2012 giảm 100% so với năm 2011. Trong khi đó, năm 2013 công ty xuất hiện một khoản phải trả cho người bán là 839.368.400 đồng do công ty trả chậm tiền cho nhà cung cấp.

+ Người mua trả tiền trước

Năm 2011, năm 2012 và năm 2013, công ty xuất hiện một khoản người mua trả tiền trước là 260.000.000 đồng. Đây là khoản tiền mà khách hàng tạm ứng trước cho công

28

ty để mua xe ô tô. Điều đó, chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang chiếm dụng vốn của khách hàng.

- Vốn chủ sở hữu

Năm 2012, vốn chủ sở hữu của công ty tăng 99.208.594 đồng, tương ứng tăng 4,57% so với năm 2011. Trong khi đó, VCSH mức độ biến động theo chiều hưởng giảm giữa năm 2013 và 2012. Lượng vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm, lý do là lợi nhuận phân phối sau thuế của công ty năm 2013 nằm ở mức âm 267.747.681 đồng, giảm 39.766.553 đồng, tương đương giảm (17,44%) so với năm 2012. Tuy mức biến động theo chiều hướng giảm này làm ảnh hưởng đến tình hình KD của công ty. Điều đó khiến cho công ty gặp khó trong bối cảnh ảm đạm chung của nền kinh tế Việt Nam thời gian vừa qua.

- Thực trạng cải thiện mối quan hệ giữa TS và NV

Bảng 2.4. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Tài sản ngắn hạn 2.772.810.278 2.732.018.872 3.330.806.084 2. Nợ ngắn hạn 600.000.000 460.000.000 1.098.553.765 3. Tài sản dài hạn 0 0 0 4. Nợ dài hạn + VCSH 2.772.810.278 2.732.018.872 3.330.806.084 (Nguồn: Phòng kế toán) Nhận xét:

Dựa vào số liệu trên bảng ta thấy mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn có thể thấy rằng cơ cấu là không hợp lý. Vì công ty không có tài sản dài hạn do công ty thuê tài sản chính như: văn phòng, nhà xưởng, máy móc nên công ty chỉ có khoản nợ ngắn hạn không có nợ dài hạn. Tài sản ngắn hạn không ổn định qua các năm. Năm 2012, tài sản ngắn hạn đạt 2.732.018.872 đồng, giảm tương ứng 1,47% so với năm 2011.

Nợ ngắn hạn năm 2012 đạt 460.000.000 đồng, giảm tương ứng 23,33% so với năm 2011. Năm 2013, tài sản ngắn hạn đạt 3.330.806.084 đồng, tăng tương ứng 21,92%. Nợ ngắn hạn năm 2013 đạt 1.098.553.765 đồng, tăng tương ứng 138,82% so với năm 2012.

Do công ty là một công ty thương mại vừa mới thành lập được 5 năm, những biến động của cơ cấu NV và cơ cấu nguồn TS là tương đương nhau. Tuy rằng cơ cấu NV trong năm 2013 cũng như cơ cấu TS 2013 có tăng so với năm 2012, nhưng nếu xét

29

mức tăng này trên tốc độ lạm phát hiện tại thì đây là mức tăng rất ít, phản ánh tình hình khó khăn mà công ty gặp phải cũng như các công ty vừa và nhỏ khác trong thời điểm này.

Một phần của tài liệu giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại ngân thu (Trang 33 - 38)