Công tác lao động, tiền lương của công ty

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn trong công việc của công nhân may tại công ty may trường giang thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 40 - 48)

1.12.3.1. Cơ cấu lao động của công ty

Công ty cổ phần may Trường Giang chuyên gia công hàng may mặc xuất khẩu nên cơ cấu lao động của công ty được quản lý và giám sát một cách chặt chẽ nhằm đảm bảo số lượng lạo động, hoàn thành kế hoạch đặt ra, giao hàng

đúng thời hạn cho khách hàng. Để tiện cho công tác quản lý công ty phân loại lao động theo 3 tiêu thức: theo giới tính, chức năng sản xuất, trình đọ lao động. Hiện tại, cơ cấu lao động của Công ty được xác định như sau: ( tính đến ngày 31/12/2010 và ngày 31/12/2011)

Bảng 4: Số lượng và cơ cấu lao động

Tiêu thức Năm 2010 Năm 2011

Số lượng ( LĐ) Tỷ trọng ( %) Số lượng ( LĐ) Tỷ trọng ( %) Tổng số lao động 871 100 850 100 Theo giới Nam 72 8,27 65 7,65 Nữ 799 91,73 785 92,35 Theo

chức năng Gián tiếp 106 12,17 70 8,24

Trực tiếp 765 87,83 780 91,76 Theo trình độ LĐ Trên đại học 0 0 0 0 Đại học 9 1,03 10 1,17 Cao đẳng 22 2,53 22 2,58 Trung cấp 4 0,46 4 0,47 LĐPT 836 95,98 814 95,76 ( Nguồn: Phòng tổ chức- hành chính)

Nhìn chung tình hình lao động của công ty năm 2011 so với năm 2010 giảm bớt.

 Đặc thù của công ty là gia công hàng may mặc xuất khẩu nên nếu xét theo giới tính thì lao động nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam qua các năm.

 Đặc điểm sản xuất của công ty được bố trí theo dây chuyền công nghệ liên tục nên đòi hỏi lao động trực tiếp cao. Do đó nếu xét cơ cấu lao động theo chức năng sản xuất thì lao động trược tiếp chiếm tỷ trọng 91,76%, lao động gián tiếp chiếm 8,24%

 Còn nếu xét trên khía cạnh trình độ lao động số cán bộ công nhân viên trong công ty có trình độ Đại học, Cao đẳng chiếm khoảng 4%. Đây là bộ phận lao động có trình độ cao, phần lớn làm công tác lãnh đạo, quản lý nhằm đưa ra các chiến lược kinh doanh cho công ty, là đầu tàu đưa công ty không ngừng phát triển và vươn lên. Bộ phận còn lại gồm lao động phổ thông chiếm 96% phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty.

1.12.3.2. Tình hình sử dụng thời gian lao động

Tình hình sử dụng thời gian lao động ở mỗi doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào doanh nghiệp đó mà cần phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước về chế độ làm việc cho người lao động. Quán triệt đúng nội dung để đạt được hiệu quả cao trong công tác sản xuất cán bộ lao động phải bố trí thời gian làm việc hợp lý, vừa bảo đảm tuân thủ pháp luật vừa đảm bảo sức khỏe cho người lao động đồng thời sản xuất đúng tiến độ.

Hiện nay công ty phân bổ thời gian làm việc theo 3 hình thức là:

•Làm việc theo giờ hành chính: Áp dụng cho các cán bộ quản lý, làm việc 8h/ngày

•Làm việc 2 ca: Áp dụng cho tất cả công nhân viên sản xuất trực tiếp Ca 1: Từ 6h đến 14h

Ca 2: Từ 14h30 đến 22h30

• Làm việc 3 ca: Áp dụng cho tổ bảo vệ. Bắt đầu làm việc từ 6h, mỗi ca làm việc 8h

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm tránh tình trạng lãng phí cũng như những biểu hiện thái độ chưa tốt của người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động là vấn đề được các nàh quán lý đặc biệt quan tâm. Ở mỗi doanh nghiệp dưới năng lực của nhà lãnh đạo thì mỗi doanh nghiệp có những biện pháp cụ thể khác nhau để đtạ được kết quả tốt nhất. Biện pháp quản lý thời gian lao động của công ty Trường Giang áp dụng là Bảng chấm công: bảng chấm công đươch sử dụng để chấm công hằng ngày cho công nhân lao động trực tiếp ở công ty, bảng chấm công được xác định công khai tại nơi làm việc, xác định thời gian ngừng nghĩ của công nhân viên ( trường hợp nghỉ ốm thì các chứng từ nghĩ phải đính kèm với bảng chấm công)

1.13. Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần May Trường Giang Bảng 5: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động chung tại Công ty:

(ĐVT: đồng) TT Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 1 DTT BH & CCDV 29.060.618.040 30.981.722.010 44.927.816.922 2 Giá vốn hàng bán 23.507.452.847 24.917.677.818 31.960.422.672 3 Lợi nhuận gộp 5.553.165.193 6.064.044.192 12.967.394.250 4 Doanh thu tài chính 644.744.392 1.020.630.082 1.453.291.503 5 Chi phí tài chính 170.509.535 103.323.339 133.471.082 6 Chi phí bán hàng - - - 7 Chi phí quản lý DN 3.257.057.326 4.196.842.952 4.914.681.600 8 LN thuần từ HĐKD 2.770.342.724 2.784.507.983 9.372.533.071 9 Thu nhập khác 20.548.488 81.460.223 185.997.223 10 Chi phí khác 21.548.386 155.007.271 28.178.807 11 Lợi nhuận khác (999.898) (73.547.048) 157.818.416 12 Tổng LNTT 2.769.342.826 2.710.960.935 9.530.351.487

Bảng 6: So sánh các chỉ tiêu phản ánh tình hình họat động chung tại Công ty T

T Chỉ tiêu

Chênh lệch năm 10/09 Chênh lệch năm 11/10

Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ

1 DTT BH & CCDV 1.921.103.970 6,61 13.946.094.912 45,01 2 Giá vốn hàng bán 1.410.224.971 6 7.042.744.854 28,26 3 Lợi nhuận gộp 510.878.999 9,2 6.903.350.058 113,84 4 Doanh thu tài chính 375.885.690 58,3 432.661.421 42,39 5 Chi phí tài chính (67.186.196) (39,4) 30.147.743 29,18 6 Chi phí bán hàng - - - - 7 Chi phí quản lý DN 939.785.626 28,85 717.838.648 17,1 8 LN thuần từ HĐKD 14.165.259 0,51 6.588.025.088 236,6 9 Thu nhập khác 60.911.735 296,43 104.537.000 128,33 10 Chi phí khác 133.458.885 619,35 (126.828.464) (81,82) 11 Lợi nhuận khác (72.547.150) (7255,46) 231.365.464 314,58 12 Tổng LNTT (58.381.891) (2,11) 6.819.390.552 251,55

Thông qua các chỉ tiêu cơ bản trên các BCTC và bảng tổng hợp trên ta có thể nhận xét tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm 2009-2011 như sau :

 Năm 2010 so với năm 2009:

Theo bảng số liệu trên cho thấy doanh thu của Công ty năm 2010 cao hơn năm 2009 vì như chúng ta biết năm 2009 là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của các nước trên thế giới lâm vào tình trạng suy thoái. Thị phần của Công ty tại Mỹ và EU bị thu hẹp dần, đơn đặt hàng ít. Bước sang năm 2010 nền kinh tế bắt đầu khôi phục, Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu cũng như gia công làm cho doanh thu tăng 1.921.103.970 đồng tương ứng tỷ lệ 6,61%. Bên cạnh đó, giá vốn hàng bán cũng tăng 1.410.224.971 đồng. Chính vì vậy đã làm cho lợi nhuận gộp tăng 510.878.999 đồng với tốc độ tăng là 9,2%.

- Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh trong năm này tăng 14.165.259 đồng do doanh thu tài chính tăng 375.885.690 đồng với tỷ lệ 58,3%.

- Lợi nhuận khác trong năm 2010 giảm mạnh với số tiền 72.547.150 đồng tương ứng tỷ lệ 7255,46% là do trong năm này chi phí khác tăng nhanh hơn thu nhập khác (chi phí khác tăng 133.458.885 đồng, thu nhập khác tăng 60.911.735 đồng).

Như vậy, tuy trong năm này lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhưng do tốc độ gia tăng của các chi phí khá cao, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp nên làm cho tổng lợi nhuận của Công ty giảm.

 Năm 2011 so với năm 2010:

Lợi nhuận gộp trong năm này tăng với tốc độ khá ấn tượng (113,84%) và đạt mức cao nhất trong ba năm. Đó là do doanh thu thuần BH&CCDV tăng với tốc độ 45,01%, đồng thời giá vốn cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn (tăng 28,26%).

- Giống như lợi nhuận gộp, LN thuần trong năm này cũng tăng với mức 6.588.025.088 đồng với tốc độ 236,6% . Đó là do hoạt động tài chính đã đem lại hiệu quả; doanh thu tài chính tăng đến 42,39% trong khi đó chi phí tài chính chỉ tăng 29,18%. Bên cạnh đó, chi phí quản lý trong năm này cũng tăng nhưng thấp hơn với tỷ lệ 17,1%.

- Hoạt động bất thường năm nay đã mang lại lợi nhuận cho Công ty do thu nhập khác tăng 104.537.000 đồng (thu nhập từ bán vải tồn kho, thanh lý máy móc, thiết bị…). Mặt khác, chi phí khác lại giảm 126.828.464 đồng. Lợi nhuận bất thường đã đóng góp một phần lớn làm gia tăng tổng lợi nhuận của Công ty.

Tóm lại, lợi nhuận trong năm này tăng mạnh là có sự đóng góp của lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần. Lợi nhuận gộp tăng 6.903.350.058 đồng tương ứng 113,84%, lợi nhuận thuần tăng 6.588.025.088 đồng với tỷ lệ 236,6%.

Trong những năm đến, Công ty cần có biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận, đặc biệt là lợi nhuận BH&CCDV, ngoài ra cần có biện pháp để kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính hiệu quả hơn nhằm gia tăng tổng lợi nhuận cho toàn Công ty.

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.14. Mô tả đặc điểm của mẫu

1.14.1. Cơ cấu mẫu điều tra

Đối tượng 1: Theo cách thức tiến hành chọn mẫu thì đối với đối tượng điều tra là các lao động gián tiếp thì tiến hành điều tra toàn bộ tổng số 51 nhân viên bao gồm: Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, các phó Giám đốc và các nhân viên tại các phòng ban. Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian và trong quá trình thực tập khó có thể tiếp cận với Hội đồng Quản Trị tại công ty cũng như một số nguyên nhân khách quan khác nên đề tài chỉ có thể điều tra được một số nhân viên tại các phòng ban, là những người luôn thường trực tại công ty. Với cơ cấu như sau:

Bảng 7: Cơ cấu mẫu điều tra nhân viên

STT Phòng ban Tổng số LĐ Số lượng được

điều tra 3 Phó Giám đốc 3 1 4 Phòng Kế hoạch- vật tư 13 7 5 Phòng Kế toán- tài vụ 4 4 6 Phòng Tổ chức- hành chính 6 6 7 Phòng kỹ thuật 15 9 Tổng 51 27

( Nguồn: số liệu điều tra)

Đối tượng 2: Với đối tượng này cỡ mẫu điều tra dự kiến là 162. Tuy nhiên, nhận thấy đối tượng điều tra này hầu hết là những lao động phổ thông, làm việc ăn theo sản phẩm vì vậy thời gian của họ rất ít để có thể tiếp cận điều tra. Vì vậy, đề tài quyết định phát ra 180 bảng hỏi nhằm mục đích có thể thu về được số bảng hỏi hợp lệ phù hợp với cỡ mẫu dự kiến. Cơ cấu mẫu điều tra như sau:

Tỉ lệ hồi đáp bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi Số lượng bảng hỏi phát Số lượng bảng hỏi thu lại Số lượng bảng hỏi không đạt yêu cầu

Số lượng bảng hỏi đạt yêu cầu

180 165 5 160

( Nguồn: số liệu điều tra)

Bảng 8: Cơ cấu công nhân điều tra STT Phân xưởng Tổng số Số lượng được điều tra Phần trăm % Phần trăm hợp lệ % 1 Phân xưởng cắt 27 19 11.9 11.9

2 Phân xưởng may 684 101 63.1 63.1

3 Phân xưởng hoàn thành 25 12 7,5 7.5

4 Tổ KCS 36 20 12.5 12.5

5 Tổ cơ điện 8 8 5 5

Tổng 780 160 100 100

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm SPSS 16)

Đề tài tiến hành điều tra 160 công nhân, sau khi thu bảng hỏi về tiến hành kiểm tra lại và loại những bảng hỏi không hợp lệ. Trong 160 bảng hỏi hợp lệ thu về, do số lượng công nhân tại các phân xưởng có sự chệnh lệch nhau khá lớn, nên bảng hỏi thu về có tỷ lệ khác nhau rõ rệt. Phân xưởng may chiếm tỷ lệ cao nhất với 101 bảng hỏi chiếm tỷ lệ 63.1% trong tổng thể điều tra. Tổ cơ điện chiếm tỷ lệ thấp nhất với 5% bảng hỏi.

Kết quả thống kê trên cho thấy cơ cấu mẫu điều tra của nghiên cứu đã đảm bảo tính đại diện cho từng phân xưởng. Cơ cấu mẫu là đảm bảo và hợp lý để tiến hành phân tích.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn trong công việc của công nhân may tại công ty may trường giang thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w