Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là may gia công hàng xuất khẩu với các sản phẩm chính: Áo jacket, quần áo thể thao, quần áo trượt tuyết và các mặt hàng may mặc khác.
1.10. Công nghệ sản xuất hàng may mặc của công ty
Để quá trình sản xuất kinh doanh hiệu quả thì một yếu tố có vai trò quan trọng là việc lựa chọn công nghệ thích hợp với hoạt động sản xuất của từng mặt hàng cụ thể. Công nghệ thích hợp là các công nghệ đạt được các mục tiêu của quá trình phát triển kinh tế- xã hội, trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi địa phương mỗi doanh nghiệp.
Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm của công ty được tiến hành theo một loạt các bước thực hiện theo một trình tự nhất định từ việc thiết kế mẫu, nhập rập vào máy tính và được in trên khổ vải đã được nhập về, sao cho đúng, đủ thông số mẫu mã hàng, phân xưởng cắt sẽ nhận rập giấy này cùng với nguyên liệu tại kho nguyên liệu tiến hành cắt theo mẫu đã được phác họa trên sơ đồ giấy. Và công nghệ mà công ty đang lực chọn là công nghệ liên tục.
( I) ( II) ( III) Sơ đồ 2: Quy tình công nghệ sản xuất
(Nguồn: Phòng kế hoạch)
Nguyên liệu Sơ đồ thiết kế
Trải vải Trải sơ đồ Cắt bán thành phẩm Đánh số, bốc tập Phân chia bán thành phẩm Cấp BTP Phụ liệu may Lấy dấu May vỏ, vắt sổ
Ủi chi tiết BTP May hoàn chỉnh Đóng nút, mắc cúc... Kiểm tra chất lượng Nhập PX ủi Ủi thành phẩm Gấp xếp, đóng gói Kho thành phẩm, xuất
1.10.1. Giải thích các bước quy trình công nghệ
Nguyên liệu được sản xuất ra theo chủng loại vải và phụ kiện kèm theo mà phòng kỹ thuật công nghệ yêu cầu theo từng mã hàng. Công nghệ chuẩn bị sản xuất do phòng kinh kỹ thuật và kế hoạch- kinh doanh đàm phán.
Quy trình sản xuất sản phẩm chia làm 3 giai đoạn như sơ đồ 1
Giai đoạn (I): Là khâu sản xuất phụ, chuẩn bị cho khâu sản xuất chính. Tại
đây qua bộ phận trải vải, căn cứ vào sơ đồ, bộ phận cắt tiếp tục nhận và cắt bán thành phẩm theo mẫu, cộng phụ liệu chuyển qua giai đoạn 2.
Giai đoạn (II): Bao gồm các công đoạn sản xuất khác nhau để tạo ra sản
phẩm cuối cùng. Đây là giai đoạn sản xuất chính, sau khi cắt ra thành phẩm là các công đoạn như vắt sổ, ủi là thành phẩm..theo đúng kỹ thuật. Bộ phận may có nhiệm vụ ráp nối, may các bán thành phẩm, thùy đóng nút..theo yêu cầu mã hàng cụ thể. Ở giai đoạn này cần thực hiện một cách liên tục và mỗi công nhân trong dây chuyền may chỉ thực hiện một số công đoạn nhất định.
Giai đoạn (III): Bao gốm các công đoạn ủi thành phẩm, xếp bỏ bao, đóng
vào thùng và chuyển vào kho thành phẩm. Đây là giai đoạn cuối cùng hoàn chỉnh sản phẩm.
Hình thức sản xuất hiện nay của công ty là: Công ty > phân xưởng > tổ sản xuất > nơi làm việc.
1.11. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sau khi nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang hạch toán kinh doanh, công ty đã nghiên cứu hình thành bộ máy gọn nhẹ đồng thời nới rộng quyền sản xuất cho các đơn vị trực thuộc, cải tạo dây chuyền sản xuất, từng bước cái thiện chất lượng sản phẩm. Bám sát thị trường để đủ sức cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác đang phát triển mạnh mẽ.
Vì vậy, công ty cổ phần may Trường Giang đã tiến hành tổ chức bộ máy quản lý của mình theo mô hình trực tuyến- chức năng. Công ty được thiết lập theo trực tuyến từ trên xuống, các mối quan hệ chức năng và quan hệ phối hợp giữa các phòng ban, các tổ chức và có một ban kiểm soát chung cho toàn hệ thống. Hội đồng quản trị giám đốc không thâu tóm mọi quyền lực mà phân quyền cho các phó giám đốc. Thông qua cơ cấu này công ty vừa tận dụng năng
lực của cán bộ cấp dưới, tránh được sự chòng chéo trong khi thi hành nhiệm vụ giữa các phòng ban, giúp việc quản lý thêm chặt chẽ và khoa học
1.11.1. Số cấp quản lý
Công ty có 3 cấp quản lý:
Cấp cao : Ban giám đốc Cấp trung : Các phòng ban
Cấp cơ sở : Các phân xưởng và các xí nghiệp
1.11.2. Mô hình quản lý
: Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng
Sơ đồ 3: cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
( Nguồn: Phòng kế hoạch) Hội Đồng Quản trị Chủ tịch Hội Đồng Quản trị kiêm Giám Đốc Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Phó Giám đốc Phòng KH- VT Phó Giám đốc Phòng KT- TV Phòng TC- HC Phòng kỹ Thuật PX Cắt PX may PX hoàn thành Tổ KCS Tổ cơ điện
•Hội đồng quản trị:
Là cơ quan cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị gồm có 5 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu ra hoặc miễn nhiệm. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 3 năm.
•Giám đốc:
Là người trực tiếp lãnh đạo, quản lý hoạt độn sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty và những nhiệm vụ cần thiết nhằm hoàn thành những mục tiêu mà Hội đồng quản trị và đâị cổ đông thông qua
•Phó giám đốc phụ trách sản xuất:
Là người giúp việc cho giám đốc điêu hành quản lý về hoạt động sản xuất của công ty, trực tiếp quản lý phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật và chỉ đạo quản lý các phân xưởng.
•Phó giám đốc phụ trách sản xuất:
Là người giúp việc cho giám đốc điều hành quản lý về công tác nhân sực của Công ty, trực tiếp quản lý phòng tổ chức hành chính, chỉ đạo công tác tuyển chọn, tuyển dụng cán bộ nhân viên và công nhân lao động, tham mưu cho Giám đốc việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động cán bộ công nhân viên và công nhân lao động ở các phòng ban, phân xưởng, chỉ đọa thực hiện các chế độ đối với người lao động.
•Ban kiểm soát:
Là tổ chức thay mặt các cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành công ty, kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm, hàng quý.
•Phòng hành chính:
Là bộ phận làm công tác tham mưu cho Giám đốc để giải quyết các vấn đề có liên quan đến các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên chức trong công ty.
Tổ chức thực hiện tốt công tác hành chính, xây dựng các nôi quy, quy chế về quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
Tổ chức y tế, nhà ăn, bảo vệ làm đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
•Phòng kế hoạch- vật tư
Tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, cung ứng, giao nhận kịp thời phụ liệu cho sản xuất theo hợp đồng kinh tế, thực hiện các thủ tục liên quan đến vấn đề nhập, xuất vật tư, hàng tồn kho nói chung,
•Phòng tài vụ:
Tham mưu về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, tổ chức ghi chép một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác và giám sát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kỳ và lập báo cáo tài chính cho công ty và báo cáo thuế.
•Phòng kỹ thuật:
Tổ chức dây chuyền công nghệ đảm bảo đúng theo thời từng loại sản phẩm. Tổ chức bộ phận cơ khí phụ trợ cho phân xưởng sản xuất, phục vụ kịp thời, tăng thời gian làm việc của ca máy, đảm báo chất lượng sản phẩm.
•Phân xưởng cắt:
Tổ chức thực hiện kế hoạch tác nghiệp theo thời gian, kịp thời cung ứng đầy đủ các laooij bán thành phẩm cho phân xưởng may theo kế hoạch tiến độ, bán thành phẩm cắt ra phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức sơ đồ thiết kế.
•Phân xưởng may 1: Gồm 11 dây chuyền may, 450 công nhân
•Phân xưởng may 2: gồm 6 chuyền may công nghiệp, 225 công nhân •Phân xưởng hoàn thành:
Có nhiệm vụ hoàn tất công đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ như: ủi sản phẩm, đóng gói, bốc vác lên phương tiện vận chuyển. Việc thực hiện các công đoạn này phải theo quy trình công nghệ và chịu sự kiểm soát, theo dõi của bộ phận KCS.
•Tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm ( KCS):
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Bộ phận KCS được phân công theo nhóm kiểm tra, mỗi tổ sản xuất được bố trí một người kiểm tra sản phẩm ra khỏi dây chuyền.
•Tổ cơ điện:
Trên 2 chuyền may thì có một thợ máy để chỉnh sửa, bảo trì máy móc, tạo điều kiện sản phẩm sản xuất ra đảm bảo chất lượng, số lượng và thời gian.
Mỗi phòng ban, phân xưởng tùy theo chức năng của mình đều hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của công ty, đồng thời có đề xuất những biện pháp quản lý để công tác sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả.