Đại hội VIII (6/1996)

Một phần của tài liệu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam qua các văn kiện đại hội đảng từ đại hội i đến đại hội xi (Trang 55 - 58)

6. Kết cấu của đề tài:

2.2.3 Đại hội VIII (6/1996)

Đánh giá tình hình thực hiện đướng lối đổi mới do đại hội Đảng lần thứ VI đề ra, đại hội khẳng định: Thế và lực của đất nước ta đã có sự biến đổi rõ rệt về chất, nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng kéo dài hơn 15 năm, tuy còn một số mặt chưa vững chắc, song đã tạo được tiền đề cần thiết chuyển sang thời kỳ phát triển mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Điều đó có ý nghĩa sâu sắc là Đảng ta đã đề ra và tổ chức thực hiện thắng lợi, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa với những quan điểm đường lối đúng đắn, bảo đảm cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước giành được thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng. Từ những bài học thành công và chưa thành công, chúng ta đã điều chỉnh và bổ sung nhận thức, làm cho quan niệm về chủ nghĩa xã hội ngày càng cụ thể, đường lối, chủ trương, chính sách ngày càng đồng bộ, có căn cứ khoa học và thực tiễn, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn

Đại hội VIII đưa ra quan niệm mới, rất quan trọng: “Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng”

Nét nổi bật của Đại hội VIII của Đảng là khẳng định mạnh mẽ, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phê phán nghiêm khắc những khuyết điểm lệch lạc lớn và kéo dài, đẫn đến chệch hướng mà hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ (khóa VIII) đã nêu ra là nguy cơ không thể xem nhẹ

Ý nghĩa lịch sử trọng đại của Đại hội VIII của Đảng là đề ra nục tiêu cho một giai đoạn tương đối dài của đất nước đến năm 2020: hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ biến nước ta thành một nước công nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với nội dung cơ bản là có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội .

Đại hội VIII của Đảng nhấn mạnh quan điểm chăm lo phát triển nguồn lực con người và thức hiện công bằng xã hội; trong đó nổi bật là vấn đề phát huy trí tuệ người Việt Nam thể hiện trong khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo. Đó là một bước phát triển quan trọng về lý luận và thực tiễn cách mạng ơ nước ta

Cùng với sự phát triển kinh tế, gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong cả các khâu phân phối lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát huy khả năng của người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội để làm cho mọi người, mọi nhà đều tiến tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ai cũng có việc làm, có cơm ăn, áo mặc, được học hành, chữa bệnh, từng bước thực hiện điều mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, pháy huy vai trò làm chủ của nhân dân, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Đại hội VIII của Đảng phát triển cao hơn một bước. Lấy đại nghĩa dân tộc làm điểm tương đồng, đông thời chấp nhận những điểm khác nhau, không trái với lợi ích chung của dân tộc, cùng nhau xóa bỏ định kiến, mặc cảm, hướng tới tương lai, xây dựng tinh thần đại đoàn kết cởi mở, tin cậy. Đó thực sự là sự phát triển trong chiến lược đại đoàn kết đan tộc của Đảng ta trong giai đoạn mới.

Xây dựng và kiện toàn hệ thống chính trị, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ chế làm chủ của nhân dân, bao gồm làm chủ gián tiếp, làm chủ trực tiếp cùng các hình thức tự quản ở cơ sở là bước phát triển và cụ thể hóa tư tưởng dân chủ của Cương lĩnh

Trên con đường đi tới năm 2020, giai đoạn 1996 – 2000 đóng vai trò quan trọng, đạt nền móng co việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các giai đoạn tiếp theo. Đại hội VIII đã nêu lên những quan điểm cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là: giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế; công nghiệp hóa, hiện đại hóa quôc tế là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế; lấy việc phát huy nhân tốn con người làm yếu tố cơ bản cho phát triển nhanh và bền vững; khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để lựa chọn phương án đầu tư và phát triển, kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh.

Đó là những bước phát triển mới trong quan điểm về công nghiệp hóa đất nước của Đảng ta. Những quan điểm đó các tác dụng rất quan trọng trong việc hoạch định nội dung và bước đi để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Con đường tiếp tục đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa không tach rời việc kiện toàn bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là tăng cường công tác xây dựng Đảng, trước hết là giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất năng lực cán bộ đảng viên, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ

Những quan điểm của Đại hội VIII của Đảng đã đi vào cuộc sống, nó sẽ được tiếp tục bổ sung, ngày càng rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước ta.

Một phần của tài liệu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam qua các văn kiện đại hội đảng từ đại hội i đến đại hội xi (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)