Nhận thức của Hồ Chí Minh về tính tất yếu khách quan của chủ nghĩa

Một phần của tài liệu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam qua các văn kiện đại hội đảng từ đại hội i đến đại hội xi (Trang 25 - 27)

6. Kết cấu của đề tài:

1.2.2Nhận thức của Hồ Chí Minh về tính tất yếu khách quan của chủ nghĩa

mạng Việt Nam và xu hướng phát triển của thời đại.

Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ thứ XX đặt ra yêu câu khách quan là tìm một ý thức hệ mới đủ sức vạch ra đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn đem lại thắng lợi cho cách mạng Việt Nam. Cách mạng Việt Nam đòi hỏi có một giai cấp tiên tiến đại diện cho phương thức sản xuất mới, có hệ tư tưởng độc lập, có ý thức tổ chức và trở thành giai cấp tự giác đứng lên làm cách mạng. Hồ Chí Minh đã nhận thấy phong trào yêu nước Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng về đường lối, vì vậy cách mạng giải phóng dân tộc chưa thành công được.

Trong khi đó thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga đã mở ra con đường hiện thực giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, đó là thực tiễn đã mở ra cho cách mạng Việt Nam.

Nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Hồ Chí Minh là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế; kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hóa. Hồ Chí Minh đã làm phong phú thêm cách tiếp cận về chủ nghĩa xã hội, đóng góp vào sự phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.

1.2.2 Nhận thức của Hồ Chí Minh về tính tất yếu khách quan của chủ nghĩa xã hội. chủ nghĩa xã hội.

Vận dụng và quấn triệt quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh quan niệm lịch sử xã hội loài người là một quá trình tự nhiên của sự thay thế lần lượt các phương thức sản xuất. Quy luật phổ quát, tiến hóa chung này là một tất yếu thép được quyết định bởi sự vận động không ngừng của lực lượng sản xuất xã hội. Học thuyết mác xít về hình thái kinh tế - xã hội được Hồ Chí Minh diễn dải một cách giản lược, hết sức dễ hiểu. Theo Hồ Chí Minh: cách sản xuất và sức sản xuất phát triển và biến đổi

mãi, do đó tư tưởng của người, chế độ xã hội v..v..cũng phát triển và biến đổi. Chúng ta đã biết từ đời xưa đến nay, cách sản xuất từ chỗ dùng cành cây, búa đá phát triển dần dần đến máy móc, sực điện, sức nguyên tử. Chế độ xã hội cũng phát triển từ cộng sản nguyên thủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản chủ nghĩa và chế độ cộng sản chủ nghĩa. Sự phát triển và tiến bộ đó không ai ngăn cản được.

Xã hội loài người phát triển theo xu hướng đi lên, với những hình thái ngày càng cao hơn về chất, cho nên đã đến lúc chủ nghĩa tư bản mở đường cho sự ra đời một chế độ xã hội mới – chế độ Xã hội chủ nghĩa. Tiến lên chủ nghĩa xã hội là quy luật vận động khách quan của lịch sử trên phạm vi toàn thế giới. Kết luận này của Hồ Chí Minh hoàn toàn tuân thủ các nguyên lý phổ biến của học thuyết Mác - Lênin vê hình thái kinh té – xã hội.

Theo Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa xã hội là sự phát triển tất yếu không chỉ đối với các nước đã qua tư bản chủ nghĩa mà cả đối với Việt Nam, một nước nông nghiệp lac hậu. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được Người luận chứng trên nhiều góc độ khác nhau.

Về phương diện lý luận, Hồ Chí Minh tìm thấy trong lý luận của Lênin nhiều câu trả lời cho cách mạng Việt Nam, đặc biệt là những vấn đề về dân tộc và thuộc địa, về khả năng và triển vọng tương lai của các dân tộc phương Đông. Trong điều kiện lịch sử mới, Lênin đã phát triển tư tưởng cách mạng không ngừng của Mác - Ăngghen để luận chứng một cách toàn diện khả năng đi tới chủ nghĩa xã hội, bỏ quan chế độ tư bản chủ nghĩa của các dân tộc thuộc địa có nền kinh tế lạc hậu kém phát triển.

Trên lý luận chung đó, Hồ Chí Minh đã lĩnh hội những vấn đề mấu chốt, cần thiết cho nhân dân, dân tộc mình.

Về phương diện thực tiễn - lịch sử: khẳng định của Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam được đặt trên sự hiểu biết sâu rộng lịch sử các cuộc cach mạng đã từng diễn ra trên thế giới.

Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, cơ sở hàng đầu để đánh giá tính triệt để của một cuộc cách mạng không phải là những lý tưởng, khẩu hiệu được nêu ra, mà là quy mô giải phóng quần chúng nhân dân lao động bị áp bức. Cách mạng tháng 10 Nga là một cuộc cách mạng nằm trong dòng chảy liên tục của quá trình giải phóng con người. Xét về bản chất, Cách mạng tháng 10 như là một sự nổi trội vượt xa và khác hẳn với cuộc cách mạng xã hội đã từng diễn ra trong lịch sử trước đó.

Sự so sánh về mặt lý luận và kinh nghiệm lịch sử của nhiều chế độ xã hội đương đại đã tạo ra cho sự lựa chọn con đường phát triển cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh có sức thuyết phục, dễ đi vào lòng người. Chính sự so sánh này đã dẫn dắt Hồ Chí Minh đến một nhận thức là cách mạng Việt Nam muốn thắng lợi triệt để thì không còn con đường nào khác con đường cách mạng tháng 10, con đường cách mạng vô sản.

Một phần của tài liệu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam qua các văn kiện đại hội đảng từ đại hội i đến đại hội xi (Trang 25 - 27)