6. Kết cấu của đề tài:
2.2.2. Đại hội VII (6/1991)
Đại hội VII của Đảng họp vào thời điểm khó khăn và sóng gió của chủ nghĩa xã hội hiện thực, khi con thuyền cải tổ ở Liên Xô và Đông Âu đang chao đảo, còn ở trong nước tình hình kinh tế - xã hội đang phải đương đầu với lạm phát và khủng hoảng
Cương lĩnh do đại hội thông qua đã đề ra những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta sẽ xây dựng. Những đặc trưng này xuất phát từ những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, từ nhưng thành tựu đã được tổng kết qua các kỳ đại hội:
“Nhân dân lao động làm chủ xã hội
Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu
Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân
Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ
Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới” [6;8,9]
Tính đúng đắn của 6 đặc trưng về xã hội xã hội chủ nghĩa được nêu trong cương lĩnh thể hiện rất rõ ràng
Thứ nhất: Đã xác định được chủ thể của xã hội xã hội chủ nghĩa là
nhân dân lao động, hơn nữa chủ thể đó không chỉ có vị thế của người chủ xã hội mà còn có năng lực để làm chủ xã hội
Chính từ bản chất và mục tiêu này mà xã hội xã hội chủ nghĩa thật sự là một kiểu xã hội mói, một sự vươn lên về chất, không hề có ở các hình thái xã hội trước trong lịch sử, kể cả xã hội tư bản chủ nghĩa hiện nay
Thứ hai: Đã chú trọng bản chất kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa
xã hội có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, ở đặc trưng này tư duy lý luận của Đảng trong đổi mới đã hướng theo yêu cầu chính xác hóa, thể hiện thái độ tôn trọng quy luật khách quan trong quy luật phát triển lớn nhất, phổ quát nhất là quy luật sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây cũng là sự sửa chữa sai lầm cũ mà một thời trước đổi mới, chúng ta đã mắc phải khi tuyệt đối hóa vai trò của quan hệ sản xuất, tách rời nó ra khỏi sự chế ước của lực lượng sản xuất
Thứ ba: bản chất, động lực của chủ nghĩa xã hội thể hiện ở các đặc trưng của xã hội Xã hội chủ nghĩa nêu trong cương lĩnh là một chỉnh thể kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội mà quá trình xây dựng và phát triển đều nhằm vào mục đích phục vụ cuộc sống của nhân dân lao đông
Thứ tư: đã đặc biệt chú trọng tới sự phát triển dân tộc, phát huy động lực quan trọng, mạnh mẽ nhất là đoàn kết dân tộc, có chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sự phát triển của một quốc gia Đảng dân tộc như Việt Nam, đồng thời khẳng định đường lối đối ngoại hòa bình, hợp tác, hữu nghị với nhân dân tấ cả các nước trên thế giới.
Thực chất của những đặc trưng nói trên là cụ thể hóa thêm một bước nữa mục tiêu, lý tưởng được đề ra từ khi thành lập Đảng, thể hiện một cách sinh động tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
Phương hướng để đi tới mục tiêu đó là
- Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân, do giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức làm nền tăng dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đai, gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động và cải thiện đời sống nhân dân lao động
- Phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chê thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân nhân dân lao động. Thực hiện nhiều hình thức phân phối theo lao động và theo hiệu quả kinh tế là chu yếu
- Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội, kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao
- Thực hiện chính sách đại đoàn kết giai cấp, các dân tộc, các ton giáo và đoàn kết quốc tế
- Xây dựng Chủ nghĩa xã hội gắn liền với bảo vệ tổ quốc
- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tàm nhiệm vụ, bảo đảm cuả Đảng là; làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước tta.
Cương lĩnh xây dưng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thể hiện sự nhân thức sâu sắc hơn vè thời kỳ quá độ, thòi kỳ chuyển biến cách mạng lên chủ nghĩa xã hội. Do đó, mọi chính sách kinh tế - xã hội trong thời
kỳ quá độ mới chỉ có thể là định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó phải trải qua nhiều bước quá độ nhỏ và các chủ trương, chính sách của Đảng phải tính đến những nhiệm vụ đặc thù của mỗi bước quá độ đó