Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960)

Một phần của tài liệu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam qua các văn kiện đại hội đảng từ đại hội i đến đại hội xi (Trang 40 - 42)

6. Kết cấu của đề tài:

2.1.3 Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960)

Lần đầu tiên đã đề ra đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc một cách toàn diện và cụ thể, với phương châm: tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng miền Bắc, chiếu cố miền Nam.

Đại hội lần thứ III coi cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình cải tiến cách mạng về mọi mặt, nhằm đưa miền Bắc nước ta từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất tiến lên nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở toàn dân và sở hữu tập thể, từ nền sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, từ tình trạng kinh tế rời rạc và lạc hậu tiến lên một nền kinh tế cân đối và hiện đại.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một quá trình bao gồm hai mặt: Cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hai mặt đó có quan hệ khăng khít với nhau, ảnh hưởng và thúc đẩy lẫn nhau. Thời kỳ đầu lấy cải tạo làm

trọng tâm, thời kỳ sau lấy xây dựng làm trọng tâm và tiếp tục hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa.

Đại hội cũng nêu lên những quan điểm về mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, xây dựng kinh tế và cách mạng tư tưởng, văn hóa, kỹ thuật, xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng, phân công và hợp tác quốc tế, viện trợ và tự lực cánh sinh…

Xét một cách khách quan, trong những năm trước và sau Đại hội lần thứ III, Đảng ta đã tìm tòi và hình thành một cách cơ bản và có hệ thống những quan điểm về chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta, bao gồm mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, hình thức bước đi, phương châm chỉ đạo và những giải pháp lớn. Đây là một bước trưởng thành quan trọng của Đảng ta. Nếu như trước đây, lý luận về đường lối đi lên chủ nghĩa xã hội mới chỉ hình thành như một mục tiêu lý tưởng (vào năm 1930), hoặc những nét đại cương (Đại hội II/1951) thì Đại hội lần thứ III đã đánh dấu sự phát triển quan trọng trong quan điểm lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là kết quả của một quá trình nghiên cứu chuẩn bị và từng bước phát triển, cụ thể hóa thêm những quan điểm lý luận của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam.

Tuy nhiên, ở thời điểm này cũng đã bộc lộ những mặt hạn chế về lý luận và trong thực tiễn, biểu hiện ở những vấn đề sau:

Một là: Nhanh chóng chuyển nền kinh tế nhiểu thành phần sang nền

kinh tế xã hội chủ nghĩa thuần nhất, trong đó kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể chiếm ưu thế tuyệt đối. Quan hệ sản xuất đó trên thực tế đã không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất.

Hai là: Chia quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miến Bắc nước ta

thành hai thời kỳ. Quan niệm giản đơn rằng, có thể hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa bằng chế độ chính trị tiên tiến mà chưa nhận thức đầy

dủ về mối quan hệ biện chứng, hữu cơ giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất.

Ba là: Đồng nhất việc hợp tác hóa và tập thể hóa, cho rằng việc đưa lại

bộ phận những người sản xuất nhỏ vào hợp tác xã là đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa.

Bốn là: Đề ra đường lối xây dựng một nền công nghiệp hoàn chỉnh với

nội dung phải ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đã quá nhấn mạnh yếu tố hợp tác và phân công quôc tế trong phe xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam qua các văn kiện đại hội đảng từ đại hội i đến đại hội xi (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)