Về con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam qua các văn kiện đại hội đảng từ đại hội i đến đại hội xi (Trang 30)

6. Kết cấu của đề tài:

1.2.4 Về con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Khi nói về thời kỳ quá độ, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin.

Hồ Chí Minh đã lưu ý chúng ta cần nhận thức rõ quy luật chung và đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước khi bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội: “Nhưng tùy hoàn cảnh mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau…có nước đi thẳng đến chủ nghĩa xã hội,….có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Nói cách khác Hồ Chí Minh đã chỉ ra hai phương thức quá độ chủ yếu: Phương thức quá độ trực tiếp

(từ chủ nghĩa tư bản lên thẳng chủ nghĩa xã hội) và phương thức quá độ gián tiếp (bỏ qua tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội).

Mác - Ăngghen chủ yếu đề cập phương thức quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản đã phát triển cao lên chủ nghĩa xã hội. Lênin đã đề cập cả 2 loại hình quá độ, nhưng ở loại hình thứ 2 mới chỉ nêu lên ở dạng khái quát mang tính định hướng lý luận chung. Còn Hồ Chí Minh đã căn cứ vào thực tiễn cụ thể của Việt Nam để xây dựng quan niện và lý giải những vấn đề của phương thức quá độ gián tiếp từ một nước chậm phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội và tìm tòi những lý luận của người gắn liền với loại hình quá độ này.

Theo Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất: Sau khi cơ bản hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và tri thức đã được củng cố vững chắc, Việt Nam tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới không bắt đầu bằng một cuộc đảo lộn chính trị, dành chính quyền. Đặc điểm này được Hồ Chí Minh hết sức lưu ý và luận chứng đầy đủ. Về phương diện kinh tế, miền Bắc nhất định phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mà đặc điểm to nhất của ta trong thời ký quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này chi phối các đặc điểm khác, thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và làm cơ sở cho sự tồn tại một hệ thống mâu thuẫn có tính chất khác nhau, trong đó Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý đến mâu thuẫn cơ bản của thời ký quá độ. Đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế - xã hội quá thấp kém.

Thứ hai: Chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh; đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là

tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiếp tục hoàn thành Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai cuộc cách mạng này quan hệ chặt chẽ với nhau, phản ảnh đúng thực chất và quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Thứ ba: Về phương diện quốc tế sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế thuận lợi. Chủ nghĩa xã hội đã thành công ở một loạt nước, chúng ta nhận được sự hỗ trợ, hợp tác mạnh mẽ từ bên ngoài, theo tinh thần quốc tế chân chính, nhưng mặt khác lại luôn luôn bị chủ nghĩa đế quốc tìm cách phá hoại công cuộc hòa bình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều đó buộc chúng ta phải có ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, hạn chế những khó khăn để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Về nhiệm vụ lịch sử của thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao gồm hai nội dung lớn:

Thứ nhất: Xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng các tiền đề kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội để chủ nghĩa xã hội có thể phát triển trên cơ sở chính nó.

Thứ hai: Cải tạo xã hội, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm, làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài.

Về bước đi và phương thức, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Về bước đi của thời kỳ quá độ, do vấn đề còn quá mới, Hồ Chí Minh chưa có điều kiện làm rõ nó sẽ gồm mấy chặng đường với nội dung cho từng chặng đường, nhưng qua thực tế một số năm Người đã chỉ rõ: “Ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ hai bàn tay trắng đi lên thi khó khăn còn nhiều và lâu dài” “phải làm dần dần” “không thể một sơn một chiều”, ai nói dễ là sẽ chủ quan và thất bại. Trong tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh về bước đi của thời kỳ

quá độ ở Việt Nam là phải qua nhiều bước, “bước ngắn, bước dài, tùy theo hoàn cảnh”, nhưng chớ ham làm mau, ham rầm rộ…Đi bước nào vững chắc bước ấy, cứ tiến dần dần.

Về phương pháp, biện pháp, cách thức tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Người luôn nhắc nhở phải nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, chống giáo điều, dập khuôn kinh nghiệm nước ngoài, phải suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo ra cách làm phù hợp với thực tiễn Việt Nam .

Tóm lại, với Hồ Chí Minh chủ nghĩa xã hội khoa học là học thuyết chân chính nhất, cách mạng nhất, nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam, là trí khôn của Đảng, là mặt trời soi sáng con đường giải phóng của giai cấp công nhân và tất cả những người lao động bị áp bức.

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, tư tưởng giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội, giải phóng con người – những người lao động bị áp bức, bóc lột, mang giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc và rộng lớn. Do vậy, Hồ Chí Minh : “ở Người tỏa sáng nền văn minh của nhân loại trong tương lai”. Đó là thắng lợi cuả tư tưởng Hồ Chí Minh về một chế độ xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, mà đặc trưng cơ bản nhất, bao trùm nhất, bản chất nhất – chế độ do nhân dân lao động làm chủ; xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; cán bộ nhà nước là công bộc của nhân dân. Đó là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xác định chính xác những đặc điểm cơ bản khi nước ta bước vào thời kỳ qua độ lên chủ nghĩa xã hội, mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân Việt Nam sẽ đi tới; xác định đúng bước đi cụ thể với những nhệm vụ cụ thể của từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng ngành, từng cấp, từng lĩnh vực. Đó là thắng lợi của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học vào điều kiện lịch sử của Việt Nam, trong quá trình xây dựng đướng lối, chiến

lược, sách lược cách mạng cũng như xây dựng, phát triển mạnh mẽ phong trào cách mạng của toàn dân.

Như vậy những luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội chính là cơ sở lý luận vững chắc nhất, đúng đắn nhất và cần được đúc kết một cách sâu sắc nhất, linh hoạt nhất trong quá trình nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

CHƢƠNG 2

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ CON ĐƢỜNG ĐI LÊN

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM QUA CÁC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI CỦA ĐẢNG (TỪ ĐẠI HỘI I ĐẾN ĐẠI HỘI XI), VÀ Ý NGHĨA

TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

Sự hình thành các quan điểm lý luận của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được gắn liền với đặc điểm tình hình của mỗi giai đoạn khác nhau của cách mạng Việt Nam. Trong cương lĩnh đầu tiên của mình, Đảng ta đã xây dựng con đường phát triển đất nước lầ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tại các kỳ Đại hội, Đảng ta kiên định con đường đó và từng bước nhận thức rõ hơn về chủ nghĩa xã hội, từng bước điều chỉnh các chủ trương, chính sách, biện pháp, bước đi phù hợp với sự vận động khách quan của thực tiễn trong nước và quốc tế.

Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là vấn đề lý luận và thực tiễn rất cơ bản, trọng yếu, liên quan trực tiếp đến đường lối chính trị của Đảng, phương hướng phát triển của đất nước. Đây là vấn đề trọng tâm, cốt lõi trong đường lối cách mạng nước ta, nó chi phối toàn bộ các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng…

Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề rộng lớn và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau và hiện vẫn không còn ít nội dung, phải tiếp tục nghiên cứu, cắt nghĩa, lý giải, trả lời, cả trên định hướng chung cũng như trên định hướng cụ thể cho từng lĩnh vực. Với giới hạn không gian và thời gian, luận văn bước đầu hệ thống sự phát triển quan điểm về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội qua các Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam.

2.1 Những quan điểm cơ bản về con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ Đại hội thành lập Đảng đến Đại hội V.

2.1.1 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Chủ nghĩa Mác - Lênin được Nguyễn Ái Quốc tiếp thu và truyền bá vào Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đánh dấu một sự chuyển biến về chất của cách mạng Việt Nam, khẳng định mục tiêu lý tưởng của con đường phát triển của Việt Nam là đi lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Mục tiêu, lý tưởng của cách mạng Việt Nam đã được khẳng định ngay trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng là xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa ở Việt Nam, nhưng trước hết phải làm cách mạng tư sản dân quyền (cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân). Cách mạng tư sản dân quyền được xác định là “thời kỳ dự bị” của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ chuyển lên con đường cách mạng vô sản.

Con đường đi tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là con đường bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa, nhờ sự giúp đỡ quốc tế, mà “tranh đầu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”. Trong bối cảnh lịch sử lúc đó, việc khẳng định con đường bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan đó là sự sáng tạo, xuất phát từ điều kiện cụ thể của xã hội Việt Nam. Cách mạng Việt Nam đi vào trào lưu cách mạng vô sản toàn thế giới, và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đang được tiến hành ở Liên Xô, có thể tạo ra khả năng giúp đỡ cho Việt Nam phát triển nhanh chóng.

Ngay từ khi tiến hàng cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng ta đã ý thức rõ rệt về việc chuẩn bị đường lối đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sau khi kháng chiến thành công. Những nhận thức ban đầu về con đường đi lên chủ

nghĩa xã hội theo định hướng của Cương lĩnh đó được đề cập đến trong một số văn kiện quan trọng của Đảng:

Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 5 (3/1948) đã nêu lên những quan điểm sau đây: Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội, các nước dân chủ mới cần có 3 điều kiện:

- Quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản ngày một vững chắc.

- Thành phần kinh tế xã hội hóa ngày một rộng lớn mà có thể lấn dần kinh tế tư nhân.

- Được các nước xã hội chủ nghĩa thành công và các nước dân chủ khác giúp đỡ.

Con đường cách mạng dân chủ của ta có thể tiến lên bằng những cuộc cải cách dần dần về kinh tế, chính trị cũng có thể tiến lên bằng những bước nhảy vọt. những cải cách đó đi đôi với đà phát triển của kháng chiến. Quá trình tiến dần từ dân chủ mới lên chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn, về quân sự chính trị, kinh tế và hành chính, văn hóa giáo dục. Nhờ Liên Xô và các nước dân chủ mới giúp sức, nhờ chính quyền nhân dân do công nhân lãnh đạo ngày một củng cố có thể bước tới chủ nghĩa xã hội.

Đó là những quan điểm rất quan trọng mà Đảng đề ra sau khi cách mạng tháng Tám thành công hơn 2 năm và trong hoàn cảnh đầy khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đáng lưu ý là lúc đó Đảng ta đã hình dung con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là lâu dài, khó khăn, gian khổ.

2.1.2 Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951)

Những quan điểm sau đây đã được nêu lên trong Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam.

Cách mạng Việt Nam mang tính chất một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, có nhiệm vụ phản đế, phản phong phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội. Những nhiệm vụ đó quan hệ khăng

khít với nhau, nhưng trước mắt, tập chung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Trong quá trình chủ yếu của nó, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam chưa vượt quá khuôn khổ dân chủ tư sản. Nhưng phát triển đến một mức nào đó thì cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sẽ chuyển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Động lực của cuộc cách mạng này là công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức và tư sản dân tộc, ngoài ra còn thân sỹ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Những thành phần đó đã hợp thành nhân dân lấy công - nông - trí thức làm nền tảng dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.

Thực chất cuộc cách mạng này là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới tiến triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Con đường đi lên của cách mạng này là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là con đường đấu tranh lâu dài, trải qua 3 giai đoạn

Giai đoạn 1: Nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc. Giai đoạn 2: Nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ tàn tích phong kiến, thực hiện người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân. Giai đoạn 3: “Nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện xã hội chủ nghĩa”.

Thực hiện nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tháng 11/1953, Đảng lao động Việt Nam công bố Cương lĩnh ruộng đất nhằm xóa bỏ chế độ phong kiến, thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng.

Như vậy, ở giai đoạn này, quan điểm về con đường xã hội chủ nghĩa của Đảng ta đã có những bước phát triển mới hơn so với Cương lĩnh 1930, bước đầu đề cập đến những nội dung cụ thể. Nghiên cứu những văn kiện của Đảng ở giai đoạn này, chúng ta thấy những nội dung có giá trị về lý luận và thực tiễn như:

Từ cách mạng dân chủ mới đi lên chủ nghĩa xã hội cần trải qua một cuộc nội chiến cách mạng.

Đi lên chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh lâu dài và toàn diện, phải chia làm nhiều giai đoạn, đi từ thấp đến cao, giai đoạn trước chuẩn bị những

Một phần của tài liệu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam qua các văn kiện đại hội đảng từ đại hội i đến đại hội xi (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)