Đặc điểm sinh hóa học của vi khuẩn ở lao phổi tái phát, thất bại, bỏ trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, sinh học của vi khuẩn ở bệnh nhân lao phổi điều trị lại (Trang 26 - 27)

thất bại, bỏ trị

- Mức độ AFB dương tính nhiều trong đờm ở nhóm bệnh nhân thất bại (36,3%) nhiều hơn nhóm tái phát (22,2%) với p<0,05 và nhóm bỏ trị (23,5%). Thời gian mọc khuẩn lạc và kết quả các xét nghiệm định danh đều tương đương nhau giữa các nhóm.

- Nhóm bệnh nhân lao phổi thất bại có tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc cao nhất, sau đó là nhóm bỏ trị và tái phát. Hầu hết bệnh nhân lao thất bại có mang chủng vi khuẩn kháng thuốc bất kỳ (92,2%) cao hơn nhóm tái phát (76,9%) (p<0,01), nhóm bỏ trị là 82,4%. Đa số bệnh nhân lao thất bại có vi khuẩn kháng đa thuốc (71,6%) cao hơn nhóm tái phát (14,8%) và nhóm bỏ trị (50,6%) (p<0,01). Nhóm bệnh nhân thất bại có tỷ lệ vi khuẩn kháng từng thuốc bất kỳ isoniazid, streptomycin, rifampicin và ethambutol (86,3%; 89,2%; 76,5%, 43,1%) cao hơn nhóm tái phát (62,0%; 60,2%; 19,4%, 15,7%) (p<0,01) và cao hơn nhóm bỏ trị (74,1%; 74,1%; 55,3%, 35,3%) (p>0,05; <0,01; <0,01; >0,05). Các chủng vi khuẩn lao kháng thuốc hàng hai cũng gặp nhiều ở nhóm thất bại.

- Vi khuẩn lao kháng đa thuốc ở lao phổi tái phát muộn (23,8%) nhiều hơn so với tái phát sớm (9,1%) (p<0,05). Đa số bệnh nhân lao phổi thất bại với AFB dương tính liên tục có vi khuẩn kháng đa thuốc (81,8%) nhiều hơn lao thất bại với AFB dương tính trở lại (52,8%) (p<0,01). Nhóm bỏ trị không hoàn toàn có vi khuẩn kháng đa thuốc và kháng bất kỳ (76,9% và 100%) cao hơn nhóm bỏ trị hoàn toàn (28,3% và 67,4%) (p<0,01).

- Yếu tố liên quan rõ rệt kháng đa thuốc ở bệnh nhân điều trị lại là lao phổi thất bại, lao phổi bỏ trị, X.quang phổi có tổn thương hang, có tổn thương lan rộng độ II - III, có kháng thuốc hàng hai với OR (95% CI) lần lượt là 2,9 (2,2 - 4,1); 1,7 (1,3 - 2,1); 2,9 (1,7 - 4,7); 1,4 (1,1 - 1,7) và 3,1 (1,5 - 6,1).

Khuyến nghị

Bệnh cảnh lâm sàng và tính chất kháng thuốc của các thể bệnh lao phổi điều trị lại rất khác nhau. Áp dụng một phác đồ tái trị chung như hiện nay thì kết quả điều trị bệnh nhân thất bại và bỏ trị bị hạn chế. Vì vậy cần có thêm nghiên cứu về phác đồ điều trị để áp dụng thích hợp cho từng thể bệnh.

Chương trình chống lao quốc gia cần quản lý và điều trị nội trú cho bệnh nhân lao phổi điều trị lại tại cơ sở chuyên khoa lao chuyên sâu, vì các bệnh nhân này thường có tỷ lệ vi khuẩn kháng đa thuốc rất cao, là mối nguy hại to lớn trong chiến lược thanh toán bệnh lao ở nước ta.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, sinh học của vi khuẩn ở bệnh nhân lao phổi điều trị lại (Trang 26 - 27)