- Cuối năm phấn đấu có trên 80% cán bộ công nhân viên đạt lao động tiên tiến.
KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Trong thời gian từ 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010, NHNNo&PTNT huyện Tân Hiệp luôn trong tình trạng nhạy cảm về tài sản. Do đó, NH sẽ gặp phải rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường giảm. Trong những năm vừa qua, tình
hình kinh tế hết sức khó khăn, lợi nhuận của NH đã giảm từ năm 2007 đến 2009
nhưng đến 6 tháng đầu năm 2010, lợi nhuận có xu hướng tăng trở lại so với 6 tháng đầu năm 2009.
Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro đặc thù của các NH thương mại. Rủi ro lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập cũng như giá trị vốn chủ sở hữu của NH vì thu nhập từ lãi và chi phí từ lãi là những nguồn thu và các khoản chỉ chủ yếu của các NH thương mại. Song, việc ngăn chặn rủi ro tuyệt đối là hoàn toàn thiếu thực tế. Do vậy, trong quá trình kinh doanh, NH nên biết chấp nhận rủi
ro ở mức độ có thể chấp nhận được đảm bảo cho NH hoạt động ôn định và phát
triển vững chắc. Do đó, việc phân tích và đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH nói chung và NHNNo&PTNT
huyện Tân Hiệp nói riêng là cần thiết, nó cũng là nhân tố quyết định đến sự thành
bại của ngân hàng.
Lãi suất đã bước đầu được tự do hoá với việc NHNN bỏ cơ chế khống
chế lãi suất cho vay ngoại tệ với các NHTM, điều này dẫn đến những biến động thường xuyên của lãi suất thị trường. Trước những diễn biến lãi suất tăng giảm
như vậy, nhiều NHTM Việt Nam đã phải chịu thiệt hại và bị suy giảm khả năng
sinh lợi.
Lãi suất là công cụ tiền tệ của nền kinh tế thị trường và nó có độ nhạy cảm
cao. Việc sử dụng lãi suất trong quá trình xây dựng và điều hành chính sách lãi
suất được coi là vấn đề nóng bỏng hiện nay. Vì vậy, đòi hỏi NH phải có những
định hướng thích hợp nhất, tuỳ thuộc vào những đặc thù và những điều kiện thực
tiễn của từng vùng nhằm mục tiêu tăng trưởng phát triển kinh tế, phát huy vai trò đòn bây của lãi suât, góp phân tạo ra sự chuyên dịch cơ câu đầu tư và thương mại
hoá theo hướng tự do bình đẳng giữa các Ngân hàng thương mại. Một chính sách
lãi suất hợp lý là một chính sách lãi suất vừa có tác dụng thu hút vốn nhàn rỗi
trong dân cư vừa có thể khuyến khích nhà sản xuất sử dụng vốn vay đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh đảm báo quyền lợi cho ngươi vay vốn người gửi tiền và NH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tiến tới công cuộc công nghiệp hóa và
hiện đại hoá đất nước như mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Đề tài đã cung cấp phần nào những thuận lợi, khó khăn, những thành quả cũng như những tồn tại của chỉ nhánh NHNNo&PTNT huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua. Đề tài đã đi sâu vào thực trạng về rủi ro lãi suất
tại NHNNo&PTNT huyện Tân Hiệp cũng như đề ra môt số giải pháp nhằm hạn
chế đến mức tối đa thiệt hại cho NH. Là một huyện chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta,
nông dân nông thôn phải là khâu đột phá quan trọng để tiến đến thành công.
Trong quá trình thực hiện đề tài, dù đã cố gắng hết sức nhưng với khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên những vấn đề mà luận văn đưa ra sẽ còn được tiếp tục nghiên cứu và trao đôi thêm. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài này góp phần thiết thực cho sự phát triển bền vững của Agribank Tân Hiệp nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung.
6.2. KIÊN NGHỊ
6.2.1. Đối với NHNN
Ngân hàng nhà nước cũng cân nâng cao năng lực và hiệu quả công tác
thanh tra về lãi suất. Đồng thời phát huy vai trò Hiệp hội Ngân hàng trong hợp
tác về lãi suất, cho vay, huy động vốn giữa các NHTM. NHNN cần xây dựng một hệ thống chỉ tiêu kiểm tra và thực hiện tốt công tác thanh tra giám sát về thực tế quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM. Trước mắt, Ban điều hành Hội đồng nên tham mưu cho Thường trực Hội đồng ra văn bản hay ký kết cam kết giữa các NHTM hội viên về cạnh tranh nói chung và cạnh tranh về lãi suất nói riêng, tổ chức sinh hoạt chuyên đề về vấn đề này.
NHNN tăng cường quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro lãi suất của các NHTM thông qua việc phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro lãi suất của các NH trong và ngoài nước, ban hành các văn bản thống nhất về
quản lý rủi ro lãi suất. Hỗ trợ các NHTM trong việc đào tạo trình độ cho cán bộ
nhân viên NH về quản lý rủi ro lãi suất.
Khuyến khích các NH và đứng ra tô chức các buổi họp giữa các NH để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm cách quản lý tài sản — nguồn vốn qua đó giúp các NHTM Việt Nam có cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động quản lý tài sản — nguồn vốn nhằm giảm bớt những rủi ro lãi suất mà các NHTM có thê
gặp phải.
Điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá để
tạo môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho hoạt động của các TCTTD, kiểm soát lạm phát; hạn chế sử dụng các liệu pháp can thiệp hành chính đối với thị trường
để tránh gây sốc hoặc làm gia tăng rủi ro đối với các TCTD. 6.2.2. Đối với NHNNo&PTNT huyện Tân Hiệp
Ngân hàng cần xác định phương pháp tốt nhất và tối ưu nhất phù hợp với tình hình thực tiễn của NH trong công tác phòng ngừa rủi ro về lãi suất có thể
Xây Ta.
Cần thiết lập bộ phân chuyên trách về quản lý rủi ro lãi suất để thực
hiện các công việc : dự báo thay đôi lãi suất thi tròng, đo lường rủi ro lãi suất,
nghiên cứu các công cụ phòng ngừa rủi ro và đưa ra các yêu cầu cụ thê cho các bộ phận tác nghiệp trong NH để thực hiện biện pháp phòng ngừa rủi ro...
Ngân hàng cần cân đối sao cho hợp lý giữ chỉ tiêu tài sản NCLS và nguồn vốn NCLS. Áp dụng các công cụ tài chính mới như các nghiệp vụ kỳ hạn về lãi
suất, thực hiện hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng quyền
chọn lãi suất... để hạn chế rủi ro cho NH.
Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả thường xuyên kiểm tra quy trình quản lý rủi ro của ngân hàng.
Hệ thống thông tm, trình độ công nghệ của NH cần được đầu tư trang bị
tốt hơn nữa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong quản lý rủi ro của xu thế hội
nhập quốc tế.