Kỹ thuật phân tích phƣơng sai ANOVA

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại đồng nai (Trang 39 - 41)

Để so sánh sự khác biệt về động lực làm việc của nhân viên theo các đặc điểm cá nhân sau: giới tính, tình trạng hôn nhân và chức danh hiện tại, nhóm tác giả sử dụng phép Kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập (Independent Samples T-Test) [4 trang 134-139].

Thực hiện kiểm định sự bằng nhau của 2 phƣơng sai tổng thể (Levene Test) trƣớc khi kiểm định trung bình để xác định kết quả kiểm định nào sẽ đƣợc sử dụng.

Dựa vào kết quả của Levene’s test, xem xét kết quả kiểm định t. Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene < 0.05, có sự khác biệt giữa 2 phƣơng sai, lúc đó sẽ sử dụng kết quả kiểm định ở phần Equal variances not assumed. Ngƣợc lại, nếu giá trị Sig. >= 0.05, không có sự khác biệt giữa 2 phƣơng sai, lúc đó sử dụng kết quả kiểm định ở phần Equal variances assumed[3].

Sau khi đã chọn kết quả kiểm định t sẽ sử dụng, tiến hành so sánh giá trị Sig. (sig. (2 tailed)) trong kiểm định t. Nếu sig. (2 tailed) < 0.05: kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình giữa các nhóm, sau đó dựa vào giá trị trung bình mẫu ở bảng Group Statistics để xác định rõ sự khác biệt đó. Nếu sig. (2 tailed) > 0.05: kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình giữa các nhóm[3].

Trƣớc khi phân tích phƣơng sai ANOVA, thực hiện kiểm định xem kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng đƣợc hay không. Dựa vào kết quả ở bảng Test of Homogeneity of Variances, nếu giá trị Sig. < 0.05 thì phƣơng sai đánh giá các nhân tố và động lực làm việc của các nhóm nhân viên theo các đặc điểm cá nhân khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Khi đó, bài toán phân tích phƣơng sai ANOVA kết thúc. Ngƣợc lại, nếu giá trị Sig. >= 0.05 thì phƣơng sai đánh giá các nhân tố và động lực làm việc của các nhóm không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Khi đó, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng đƣợc[3].

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3 nhóm tác giả đã trình bày phƣơng pháp nghiên cứu bao gồm: Nghiên cứu định tính: tham khảo các đề tài trƣớc đó và tiến hành thảo luận nhóm với các nhân viên trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Đồng Nai.

Nghiên cứu định lƣợng: thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi phục cho việc phân tích dữ liệu, thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi và tiến hành xử lý bằng phần mềm spss 20.0.

Xây dựng quy trình thực hiện nghiên cứu, đƣa ra các kỹ thuật đánh giá thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích phƣơng sai.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại đồng nai (Trang 39 - 41)