Sự cố đập gây ra do dòng thấm

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng công tác tư vấn thiết kế để đảm bảo an toàn đập đất ba cầu thanh hóa (Trang 25 - 28)

Thấm gây ra hư hỏng cục bộ trong đập và nền là hiện tượng thường gặp ở phần lớn các đập đất - đá đang hoạt động. Chúng thuộc loại nguy cơ tiềm ẩn mà về lâu dài có thể dẫn đến sự cố vỡ đập. Sự phá hủy ngầm của thấm diễn ra ở bên trong

(không phát hiện được) một cách lặng lẽ, thường kéo dài trong nhiều năm nên khi bùng phát ra sự cố thường rất khó khắc phục. Tuy nhiên, nếu quản lý chặt chẽ, thường xuyên quan sát thì có thể nhận biết được bằng mắt thường qua các biểu hiện như: mái hạ lưu bị ướt, vùng thềm sau đập bị lầy hóa các hố sụt, võng trên mặt đập, sự phát sinh các dòng chảy có mang theo đất,... để tiến hành ngăn chặn ngay từ đầu.

Dưới đây là một số dạng sự cố điển hình

1.3.3.1. Sự cố thấm trong thân đập

Do một số nguyên nhân sau:

- Bản thân đất đắp đập có chất lượng không tốt: Hàm lượng cát, bụi dăm sạn nhiều, hàm lượng sét ít, đất bị tan rã mạnh.

- Kết quả khảo sát sai thực tế, cung cấp sai các chỉ tiêu cơ lý lực học, do khảo sát sơ sài, khối lượng khảo sát thực hiện ít, không thí nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu cơ lý, lực học cần thiết, từ đó đánh giá sai chất lượng đất đắp.

- Chọn dung trọng khô thiết kế quá thấp, nên đất sau khi đầm vẫn tơi xốp , bở rời.

- Không có biện pháp thích hợp để xử lý độ ẩm, do đó độ ẩm của đất đắp không đều, chỗ khô, chỗ ẩm, làm cho đất sau khi đắp có chỗ chặt, có chỗ vẫn rời rạc tơi xốp.

- Khi thiết kế và thi công không có biện pháp xử lý khớp nối thi công do phân đoạn đập để đắp trong quá trình thi công.

- Đất được đầm nện không đảm bảo độ chặt do yêu cầu do: lớp đât rải dày quá quy định, số lần đầm ít, nên đất sau khi đắp có độ chặt không đều, phân lớp.

- Bố trí ống tiêu thoát nươc không hợp lý (hình thức, cao trình, cấp phối. vị trí …).

Hình 1.5. Thấm nước qua đập thủy điện sông Tranh 2 1.3.3.2. Sự cố thấm ở mang công trình

Khi trong đập đất có bố trí công trình bê tông (cống, tràn,…) thì ở vị trí tiếp giáp của công trình với đắp đập thường gây nên sự cố về thấm do một số nguyên nhân sau đây:

- Thiết kế không đề ra được biện pháp xử lý hoặc biện pháp xử lý để ra không tốt

- Đất đắp ở mang công trình không đảm bảo chất lượng: Chất lượng đất đắp không được lựa chọn kỹ, không dọn vệ sinh sạch sẽ để vứt bỏ các tạp chất trước khi đắp đất, đầm nện không kỹ.

- Thực hiện biện pháp xử lý không đảm bảo chất lượng. - Hỏng khớp nói của công trình.

1.3.3.3. Sự cố thấm ở nền đập

Do các nguyên nhân sau:

- Đánh giá sai tình hình địa chất nền, để sót lớp đất thấm mạnh không được xử lý.

- Biện pháp thiết kế xử lý nền không đảm bảo chất lượng.

- Chất lượng xử lý nền kém: Khoan phụt không đạt yêu cầu, thi công chân khay, sân phủ kém dẫn đến thủng lớp cách nước

- Xử lý tiếp giáp nền và thân đập không tốt do thiết kế không để ra biện pháp xử lý hoặc do thi công không thực hiện tốt biện pháp xử lý.

1.3.3.4. Sự cố thấm qua bờ vai đập

Hiện tượng mất ổn định do thấm dẫn đến hư hỏng bờ vai đập thường xảy ra ở vùng bờ vai là đất có độ rỗng lớn, xốp và đất bụi cỏ tính dính kết yếu, các đá nứt nẻ lớn. Thông thường do một số nguyên nhân sau:

- Thiết kế không đề ra được biện pháp hoặc biện pháp không tốt. - Không bóc hết lớp thảo mộc ở các vai đập.

- Đầm nện đất trên đoạn tiếp giáp ở các vai đập không tốt.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng công tác tư vấn thiết kế để đảm bảo an toàn đập đất ba cầu thanh hóa (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)