Đây là khâu rất quan trọng trong công tác quản lý, giám sát và nghiệm thu các hạng mục xây dựng, đòi hỏi mỗi người cán bộ quản lý, giám sát phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với công việc và phải chịu trách trước pháp luật về công việc và Quyết định của mình phụ trách, cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
- Nghiệm thu nền đập và các công trình trên nền đất;
- Thường xuyên kiểm tra nghiệm thu kích thước, cao độ mặt cắt.
- Kiểm tra phần biên khối đắp với mái, với các kết cấu cứng như: Tường cánh, cống, tràn…
- Kiểm tra tầng lọc, thiết bị bảo vệ mái dốc thượng, hạ lưu; rãnh tiêu nước trên mặt đập, lớp bảo vệ đỉnh đập.
- Đặc biệt đối với công trình đê, đập đất, kênh mương phải kiểm tra chất lượng đất đắp dựa vào tiêu chuẩn: TCVN 4447-1987 công tác đất, Quy phạm thi công và nghiệm thu; TCVN 8718:2012 đến TCVN 8731:2012 xác định đổ ẩm, độ chặt, độ thấm nước, khối lượng thể tích của đất; TCVN 8297:2009 – Công trình thủy lợi – Đập đất – yêu cầu kỹ thuật trong thi công bằng phương pháp đầm nén;
Kiểm tra chất lượng khối đắp phải kiểm tra tại hai nơi:
- Tại mỏ vật liệu: Trước khi khai thác vật liệu phải lấy mẫu thí nghiệm để kiểm tra lại một số tính chất cơ lý và các thông số chủ yếu khác của vật liệu đối chiếu với yêu cầu thiết kế. Quan sát tầng đào để so sánh với tài liệu báo cáo địa chất.
- Tại công trình: phải tiến hành kiểm tra thường xuyên quá trình đắp nhằm đảm bảo đúng quy trình công nghệ và chất lượng khối đắp. Nguyên tắc lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra: mẫu phải lấy ở những vị trí đại diện, những vị trí quan trọng đặc biệt như khe hốc công trình, nơi tiếp giáp công trình xây lắp, bộ phận chống thấm. Mẫu phải lấy phân bố đều trên mặt bằng và trên mặt cắt công trình. Mỗi lớp đất đắp phải lấy một đợt mẫu thí nghiệm. Số lượng mẫu phải đủ đảm bảo tính khách quan và đại diện khi kết luận kiểm tra. Đối với những công trình đặc biệt số lượng mẫu có thể lấy nhiều hơn và do thiết kế quy định.
- Kiểm tra công nghệ và quy trình thi công: Trong quá trình đắp đất đầm theo từng lớp, phải theo dõi thường xuyên kiểm tra quy trình công nghệ, trình tự đắp, bề dày lớp dải đất, số lượt đầm, tốc độ di chuyển của máy, bề rộng phủ vệ đầm, khối lượng thể tích khô có đạt thiết kế hay không…. Đối với những công trình chống thấm, chịu áp lực nước, phải kiểm tra mặt tiếp giáp giữa hai lớp đắp, phải đánh xờm kĩ để chống hiện tượng mặt nhẵn.
- Những hạng mục của công trình đất cần phải nghiệm thu, lập biên bản trước khi thi công các hạng mục tiếp theo:
+ Nền móng tầng lọc và vật thoát nước; + Tầng lọc và vật thoát nước;
+ Những biện pháp xử lý đảm bảo sự ổn định của nền ( xử lý nước mặt, cát chảy, hang ngầm…).
+ Móng các bộ phận công trình trước khi xây, đổ bê tông; + Nghiệm thu đất tại mỏ vật liệu trước khi bước vào khai thác;
+ Những phần công trình thi công bị gián đoạn thi công lâu ngày trước khi bắt đầu thi công.
- Khi nghiệm thu san nền cần kiểm tra: + Cao độ và độ dốc của nền;
+ Kích thước hình học;
+ Chất lượng đất đắp, khối lượng thể tích khô; + Phát hiện những nơi đất quá ướt hoặc lún cục bộ.
- Đối với các công trình đầu mối như đập dâng, khi nghiệm thu phải đặc biệt chú ý kiểm tra các phần sau: Những bộ phận chống thấm, chân khay, sân trước, màn chắn,lõi, hệ thống tầng lọc, vật thoát nước.
+ Kiểm tra chất lượng vật liệu sử dụng; + Chất lượng đầm nén:
+ Các mặt cắt kiểm tra chất lượng công trình có ghi rõ số liệu về: độ chặt, độ ẩm, thành phần hạt của vật liệu của từng cao trình;
+ Kích thước gia tải trên sân trước và số lượng đầm nén;
+ Vị trí, quy cách chất lượng các thiết bị quan trắc trong thân đập. - Trong quá trình thi công phải thường xuyên kiểm tra:
+ Đất đắp đập có phù hợp với yêu cầu của thiết kế hay không, việc phân bố đất đắp trên mặt đập có đúng theo thiết kế không?
+ Độ dốc mặt đập đang thi công; + Xử lý các khe dọc, ngang thi công; + Mặt tiếp giáp giữa hai lớp đắp gần nhau; + Kiểm tra độ ẩm của đất;
Kết luận chương III:
Đập Ba Cầu là công trình cấp thủy lợi cấp III có nhiệm vụ chủ động tưới cho hơn 200 ha đất canh tác của xã, cấp nước sinh hoạt cho 9757 khẩu với vốn đầu tư lớn hơn 55 tỷ đồng. Nó có ảnh hưởng lớn đến phát triển KTXH vùng thị trấn Vân Du – huyện Thạch Thành – Thanh Hóa. Cho nên nếu để xảy ra sự cố công trình sẽ gây những tổn thất lớn về tài sản của Nhà nước và ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, đặc biệt ở đây đa số đồng bảo là dân tộc, có nền kinh tế khó khăn, xã hội chưa phát triển.
Để chủ động đảm bảo chất lượng công trình, phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra, khi thiết kế cần phải có các giải pháp chủ động để đảm bảo chất lượng công trình. Trong luận văn đã đề cập đến các giải pháp:
- Lựa chọn nhà thầu TVTK đủ năng lực theo quy định của luật XD và luật đấu thầu.
- Lựa chọn các chỉ tiêu thiết kế phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng xây dựng và khả năng thi công.
- Yêu cầu các nội dung của TVTK cần thực hiện. - Công tác thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế.
- Công tác kiểm tra hồ sơ, phê duyệt đồ án để đảm bảo chất lượng hồ sơ thiết kế và công tác lưu trữ hồ sơ.
- Cuối cùng là công tác giảm sát tác giả thi công công trình.
Các giải pháp trên được thực hiện một cách đồng bộ và trên cơ sở các TCVN và các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận :
Đập đất là loại đập vật liệu địa phương có nhiều ưu điểm nên được sử dụng rộng rãi ở nước ta và trên thế giới, Song đập đất là loại công trình có nhiều sự cố có thể xảy ra so với những loại công trình đập khác như: Nước tràn qua đỉnh đập, thấm qua nền, qua vai đập, qua phần tiếp giáp với công trình bê tông, so sụt lở mái thượng, hạ lưu…là những sự cố phần lớn liên quan đến công tác tư vấn thiết kế.
Vì vậy để chủ động bảo đảm an toàn cho đập đất, trước hết chúng ta cần quản lý nâng cao chất lượng trong khâu tư vấn thiết kế công trình. Trong luận văn tác giả đã nêu: các nội dung, yêu cầu cần phải đạt đươc của công tác khảo sát địa chất, địa hình, thủy văn khí tượng và nhiệm vụ của công tác thiết kế công trình cần phải đạt tới. Đồng thời luận văn đã để cập tới các căn cứ để quản lý chất lượng các nội dung trên là dựa vào các văn bản: Luật XD, nghị đinh,… và các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
Một số nội dung quan trọng trong công tác TKCTXD là công tác thẩm tra, thẩm đinh, các nội dung trong hồ sơ thiết kế, và cuối cùng là vai trò của người phê duyệt quyết định sự ra đời của một công trình có đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn trong mọi điều kiện và đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao.
Từ những nội dung trên tác giả cũng đã đưa một số ứng dụng để chủ động đảm bảo chất lượng công trình, phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra đối với đập đất Ba Cầu –Thạch Thành – Thanh Hóa trong giai đoạn thiết kế là:
- Lựa chọn nhà thầu TVTK đủ năng lực theo quy định của luật XD và luật đấu thầu.
- Lựa chọn các chỉ tiêu thiết kế phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng xây dựng và khả năng thi công.
- Yêu cầu các nội dung của TVTK cần thực hiện. - Công tác thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế.
- Công tác kiểm tra hồ sơ, phê duyệt đồ án để đảm bảo chất lượng hồ sơ thiết kế và công tác lưu trữ hồ sơ.
Kiến nghị:
Để nâng cao chất lượng công tác Thiết kể nhằm chủ động phòng tránh các sự cố ảnh hưởng đến an toàn đập đất, tác giả có một số kiến nghị sau:
- Giảm thiểu sự cố đập căn bản và hiệu quả nhất vẫn là tiếp tục nâng cao năng lực khảo sát thiết kế. cần sớm hoàn thiện, nâng cao công nghệ bằng cách định ra những bài toán trực tiếp liên quan đến an toàn đập và phải xem đó là một thành phần trong đồ án KSTK công trình, cần có kinh phí để chủ đập cùng tư vấn thiết kế có điều kiện theo dõi, đánh giá diễn biến của công trình sau xây dựng, có thêm tư liệu nâng cao chất lượng kỹ thuật.
-Trong xây dựng các hồ chứa, công tác khảo sát địa chất cực kỳ quan trọng, nó không những tác động đến giá thành, hiệu quả của dự án mà còn tác động đến sự an toàn của công trình. Song kinh phí dành cho khảo sát là ít và nhất là trong giai đoạn lập dự án nên rất hạn chế cho việc lựa chọn các vật liệu đất tốt nhất, tuyến đập tốt nhất.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác TVTK cũng như công tác QLXD.
-Hoàn thiện hành lang pháp lý, kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, doanh nghiệp thi công xây dựng công trình để đảm bảo chất lượng công tình từ khâu kế hoạch đến khâu quyết toán công trình.
- Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về quản lý CLCT từ khâu khảo sát thiết kế đến khâu vận hành công trình.
- Phải có sự chỉ đạo thống nhất, thông suốt, đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị hữu quan trong việc đảm bảo chất lượng đối CLCT. Từ cán bộ Chủ nhiệm đồ án thiết kế, thiết kế viên, thẩm định thiết kế, thi công, quản lý khai thác phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn hồ đập.
- Phải phân loại phân cấp với các doanh nghiệp tư vấn, đầu tư xây dựng, công khai trên các trang mạng của các địa phương (Huyện, tỉnh, ngành dọc) và của chính phủ về các công trình đã và đang thi công; đánh giá của hội đồng nghiệm thu về chất lượng công trình từ khi lập kế hoạch đến khi khai thác sử dụng, Nếu các doanh nghiệp nào không đảm bảo chất lượng, để xẩy ra sự cố nhất quán thu hồi giấy đăng kí kinh doanh không cho hoạt động.
-Việc đấu thầu rộng rãi có mục tiêu làm tăng tính cạnh tranh nhưng nó cũng làm cho việc lựa chọn nhà thầu không chính xác, không đạt đến mức chuyên nghiệp dẫn đến chất lượng thiết kế và thi công đều kém.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
1. Định mức dự toán xây dựng công trình Phần xây dựng ban hành kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây Dựng.
2. Vương Hách (2009), Sổ tay xử lý sự cố Công trình xây dựng tập I. NXB Xây dựng, Hà Nội.
3. Đinh Tuấn Hải (2008), Quản lý dự án xây dựng. Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội. 4. Phan Sỹ Kỳ (2000), Sự cố một số công trình thủy lợi ở Việt Nam và các biện pháp phòng tránh. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nôi.
5. Luật Đấu Thầu số 43/2013/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 4 quy định về hoạt động xây dựng.
6. Luật Xây Dựng số 1/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 4 quy định về hoạt động xây dựng.
7. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
8. Phạm Ngọc Quý, Tràn sự cố trong đầu mối hồ chứa nước – Nhà xuất bản Nông nghiệp năm 2008.
9. Trịnh Quốc Thắng (2010), Quản lý dự án đầu tư xây dựng. NXB Xây dựng, Hà Nội.
10. Mỵ Duy Thành (2012), Bài giảng Chất lượng công trình, Trường đại học Thủy Lợi.
11. Bùi Ngọc Toàn (2010), Quản lý dự án xây dựng – Thiết kế, đấu thầu và các thủ tục trước xây dựng. NXB Xây dựng.
12. Tổng hội xây dựng Việt Nam, Bộ xây dựng (10/12/2009). Hội thảo khoa học toàn quốc Sự cố và phòng ngừa sự cố công trình xây dựng, Hà Nội.
13. Nguyễn Xuân Trường (1972), Thiết kế đập đất, NXB Khoa học và kỹ thuật. 14. Trường Đại học Thủy lợi – Bộ môn thi công (2004), Thi công các công trình thủy lợi tập I, NXB Xây dựng.
15. Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh – Khoa xây dựng – Đặng Đình Minh – Thi công đất – Đào đắp, xử lý nền, nổ mình – NXB Xây dựng năm 2009.
16. Nguyễn Bá Uân (2012), Tập bài giảng quản lý dự án, Trường Đại học Thủy Lợi.
17. Viện quản lý dự án (PMI) cẩm nang kiến thức cơ bản về quản lý dự án. NXB Khoa học và kỹ thuật.
18. Viện khoa học thủy lợi Việt Nam (2009), Tuyển tập khoa học công nghệ 50 năm xây dựng & phát triển 1959-2009 Tập I, NXB Nông nghiệp - Hà Nội. 19. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2007), Quản lý dự án công trình xây dựng. NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.
Tiếng Anh
20. FAO, Irrigation Water Delivery models – Water reports 1994
21. Institute of Economics (1988), Analysis of Expenditure Pattern of Urban
Households in Vietnam, Department of Economics, Economic Research Report, Hà
Nội.
22. Ministry of Water Resources, P.R.China and The World Bank (2002). Participatory Irrigation Management.
Internet
23. www.xaydung.gov.vn: Cổng thông tin điện tử Bộ Xây Dựng. 24. www.vawr.org.vn: Trang Web Viện khoa học thủy lợi Việt Nam.
25. www.vncold.vn/web: Trang Web Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam.