Trình duyệt, thẩm định, thẩm tra và nghiệm thu thiết kế

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng công tác tư vấn thiết kế để đảm bảo an toàn đập đất ba cầu thanh hóa (Trang 52 - 57)

2.3.6.1. Trình duyệt thiết kế.

Theo nghị đinh 15/2013 NĐ – CP quy định về quản lý chất lượng công trình thì hồ sơ trình duyệt thiết kế và tổng dự toán bao gồm:

- Tờ trình của chủ đầu tư xin phê duyệt thiết kế và tổng dự toán. - Quyết định đầu tư.

- Hồ sơ thiết kế trình duyệt. - Tổng dự toán.

Cơ quan chuyên môn và cơ quan quản lý xây dựng của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ do chủ đầu tư trình duyệt để tiến hành thẩm định và chuẩn bị văn bản để “Người có thẩm quyền quyết định đầu tư” ký quyết định duyệt.

2.3.6.2. Thẩm định thiết kế

Thẩm định thiết kế (TĐTK) là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích kiểm tra tư cách pháp lý đơn vị, cá nhân thiết kế, tính pháp lý của hồ sơ thiết kế, kiểm tra sự phối hợp giữa các nội dung của hồ sơ thiết kế với các nội dung được duyệt trong quyết định đầu tư, sự hợp lý của giải pháp thiết kế và tổng dự toán… để làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế và tổng dự toán. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng thuộc mọi nguồn vốn và thành phần kinh tế đều phải được cơ quan chuyên môn thẩm định thiết kế trước khi xây dựng.

Cơ quan chuyên môn TĐTK, quản lý xây dựng thẩm định đơn giá, tổng dự toán và tổ chức tư vấn xây dựng thẩm tra thiết kế phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, người có thẩm quyền phê duyệt và trước pháp luật về kết quả công việc do mình thực hiện.

2.3.6.3. Thẩm định, phê duyệt thiết kế.

a) Thẩm đinh, phê duyệt hồ sơ trong giai đoạn lập báo cáo đầu tư.

*) Căn cứ vào điều 13,14 thông tư 10/2013/TT – BXD quy định chủ đầu tư chịu trách nhiệm thẩm đinh,phê duyệt nhiệm vụ dự án đầu tư. Để đảm bảo chất lượng của hồ sơ TVTK chủ đầu tư có thể:

- Lập bộ phận chuyên trách để thẩm định, kiểm tra… - Thuê tư vấn chuyên gia khi không có điều kiện năng lực. *) Nội dung chính của công tác thẩm định, kiểm tra là:

- Rà soát lại mục tiêu, nhiệm vụ của dự án có phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của vùng xây dựng dự án.

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong thiết kế có phù hợp với điều kiện khả năng xây dựng công trình và có đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công trình.

- Các phương án bố trí công trình và giải pháp kỹ thuật có tiên tiến, hiện đại, hợp lý với điều kiện và chỉ tiêu cho phép.

- Có đầy đủ hồ sơ được lập cho công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình và quy trình bảo trì công trình (nếu có).

- Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.

Hình 2.4. Sơ đồ tổ chức quản lý dự án của chủ đầu tư

b) Thẩm định, phê duyệt hồ sơ ở các bước thiết kế sau thiết kế cơ sở.

*) Căn cứ vào điều 20 Nghị định 15/2013/NĐ – CP quy định Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật đối với công trình thực hiện thiết kế 3 bước hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thực hiện thiết kế 1 bước, 2 bước và các thiết kế khác triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm các việc theo trình tự sau:

- Xem xét sự phù hợp về thành phần, quy cách của hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật, bao gồm: Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng, quy trình bảo trì công trình và các hồ sơ khác theo quy định của pháp luật có liên quan;

- Đánh giá sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;

Chủ đầu tư Ban quản lý dự án Tư vấn giám sát Phó Giám Đốc Phụ trách hợp đồng Phụ trách chất lượng Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phụ trách văn phòng

- Soạn thảo, lưu trữ tài liệu

- Tổ chức nhân sự - Tiền lương - Hội họp

- Lập báo cáo đầu tư - Dự án đầu tư - Thuê thiết kế - Tổ chức đấu thầu - Theo dõi hợp đồng - Thanh quyết toán

- Thẩm định thiết kế - Giám sát chất lượng - Giám định - Kiểm định - Nghiệm thu - Đăng ký chất lượng

- Gửi hồ sơ thiết kế tới cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra

- Yêu cầu nhà thầu thiết kế giải trình, tiếp thu, chỉnh sửa hồ sơ thiết kế trên cơ sở ý kiến thẩm tra, đánh giá, xem xét nêu trên;

- Trong quá trình thẩm định thiết kế, khi cần thiết chủ đầu tư thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế đối với các phần việc mà mình thực hiện.

*) Nội dung phê duyệt thiết kế:

- Các thông tin chung về công trình: Tên công trình, hạng mục công trình (nêu rõ loại và cấp công trình); chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất;

- Quy mô, công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công trình;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng; - Các giải pháp thiết kế chính của hạng mục công trình và toàn bộ công trình; - Những yêu cầu phải hoàn chỉnh bổ sung hồ sơ thiết kế và các nội dung khác *) Thiết kế bản vẽ thi công phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được ủy quyền của chủ đầu tư xác nhận trước khi đưa ra thi công.

*) Phí thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và chi phí thuê tổ chức, cá nhân tham gia thẩm tra thiết kế được tính trong tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình.

*) Người tổ chức thẩm định, thẩm tra và phê duyệt thiết kế phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế của mình.

2.3.6.3. Thẩm tra thiết kế của cơ quan nhà nước về xây dựng.

a) Nội dung thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng đối với hồ sơ thiết kế gồm:

- Năng lực của tổ chức tư vấn, cá nhân thực hiện khảo sát thiết kế so với yêu cầu của Hợp đồng và quy định của pháp luật.

- Sự phù hợp của thiết kế với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình;

- Mức độ an toàn chịu lực của công trình và các yêu cầu về an toàn khác; - Sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với nhiệm vụ thiết kế hoặc thiết kế cơ sở; sự hợp lý của hồ sơ thiết kế bảo đảm tiết kiệm chi phí và hiệu quả đầu tư.

b) Kết thúc thẩm tra thiết kế, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng phải có ý kiến bằng văn bản về kết quả thẩm tra gửi chủ đầu tư.

Thời gian thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng không quá 40 ngày làm việc đối với công trình cấp I trở lên và không quá 30 ngày làm việc đối với các công trình còn lại kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2.3.6.4 Nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình.

Theo TT 10/2013 – BXD hướng dẫn nghị định 15/2013 NĐ - CP thì chủ đầu tư nghiệm thu công tác công tác thiết kế, gồm những nội dung sau:

a) Căn cứ nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình: - Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình;

- Nhiệm vụ thiết kế, hồ sơ thiết kế bước trước đã được phê duyệt; - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng;

- Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt.

b) Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

- Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư; - Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế; - Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình.

c)Nội dung biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình bao gồm: đối tượng nghiệm thu; thành phần trực tiếp nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu; đánh giá chất lượng và số lượng hồ sơ thiết kế đối chiếu với các yêu

cầu kỹ thuật và yêu cầu của hợp đồng; kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận hồ sơ thiết kế; yêu cầu sửa đổi, bổ sung và các kiến nghị khác nếu có); chữ ký,họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu pháp nhân của các thành phần trực tiếp nghiệm thu.

d)Nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được thực hiện để phục vụ việc thanh toán, quyết toán, thanh lý hợp đồng thiết kế giữa chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng công tác tư vấn thiết kế để đảm bảo an toàn đập đất ba cầu thanh hóa (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)