I- Môi trường ĐTK là môi trường ôxy hoá Sự phân bố hàm lượng ÈN, NH¿*! và NO; trong các lớp đất đá của ĐTK có quy luật giảm dần theo
8- Hàm lượng các hợp chất Nitơ trong nước ngấm qua ĐTK ở hai vị tríthí nghiệm nhỏ hơn hầm lượng của chúng trong nước của tầng (qh) ở cùng địa
nghiệm nhỏ hơn hầm lượng của chúng trong nước của tầng (qh) ở cùng địa
-23-
có nguồn cung cấp Nitơ cho ĐTK lớn thì hàm lượng Nitơ trong tầng (qh) ở đó sẽ lớn hơn. Như vậy, ĐTK ở hai vị trí này ít có ý nghĩa đối với việc bảo vệ tầng chứa nước (qh). Nước mưa đã làm sạch dần dân lượng Nitơ tích tụ trong ĐTK và đưa chúng vào tầng (qh).
2. Kiến Nghị một số biện pháp bảo vệ NDĐ ở khu vực nghiên cứu: Từ sự phân chia các kiểu cấu trúc của ĐTK và kết quả tính cân bằng Nitơ trong ĐTK ở các kiểu cấu trúc đó, chúng ta thấy được một cách sơ bộ về hiện trạng cung cấp và tiêu hao Nitơ cũng như khả năng di chuyển của
các hợp chất Nitơ trong ĐTK ở khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở những vấn đề đó, muốn bảo vệ các tầng chứa nước trước các nguy cơ nhiễm bẩn từ trên mặt đất, chúng ta phải thực hiện một số biện pháp sau:
Đối với ĐTK, cần có những quy định cụ thể để hạn chế việc khoan, đào làm phá vỡ cấu trúc tự nhiên của đới. Hạn chế xây dựng các bãi thải rắn, lỏng và nghĩa trang, ở những nơi có bể dày ĐTK nhỏ, đặc biệt ở khu
vực có cấu trúc của đới thuộc kiểu I. Trong quá trình xây dựng không nên bóc bỏ lớp sét, sét pha ở trên mặt của đới và phải có lớp chống thấm bên
dưới để bảo vệ tầng chứa nước bên dưới.
Đối với các nguồn thải như rác thải và nước thải phải được tập trung
xử lý để làm giảm bót chất độc hại trước khi đổ ra môi trường. Trong sản
xuất nông nghiệp, cần hướng dẫn cho nông dân xử dụng phân vi sinh thay cho phân bón hoá học, đồng thời, giúp cho người dân bón phân đúng thời
kỳ sinh trưởng của cây trồng nhằm hạn chế sự dư thừa hàm lượng các hợp
chất Nitơ trong ĐTK, dẫn đến làm ô nhiễm môi trường nước trong vùng.
Đối với huyện Thanh Trì (nơi có sự cung cấp Nitơ từ mặt đất cho NDĐ),
phải có những quy định chặt chẽ như việc xử lý các loại chất thải từ nội
thành đưa ra và việc xử dụng phân bón hợp lý để giảm lượng cung cấp Nitơ cho ĐTK ngay trong thời gian tới, để bảo chất lượng của các tầng chứa
nước của khu vực kinh tế và dân cư quan trọng này của Thủ đô. Đồng thời với các khu vực khác cần làm giảm nguồn cung cấp Nitơ cho ĐTK sao cho giữ được trạng thái cân bằng động như hiện nay.
ĐTK ở vùng nghiên cứu có xu thế ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá, khu vực nội thành ngày càng lan rộng, gây ra sự mất cân đối giữa nguồn tiêu hao và cung cấp Nitơ cho ĐTK ở các khu vực, đồng thời,
-24-
đây là một trở ngại lớn cho sự bổ cập trữ lượng cho các tầng chứa nước. Để
giải quyết tốt việc phát triển của thành phố và bảo vệ NDĐ của vùng, các nhà quy hoạch xử lý và cần kết hợp thật tốt giữa các yếu tố tự nhiên và chủ
trương phát triển của thành phố.
3. Những tồn tại của luận án và kiến nghị nghiên cứu trong tương lai
Đây là lần đầu nghiên cứu về ĐTK ở khu vực Hà Nội, do hạn chế về
tài liệu, thời gian và kinh phí, Luận án chưa đánh giá đặc điểm của ĐTK ở toàn vùng Hà Nội. Đồng thời, chưa nghiên cứu sự biến đổi cuả các hợp chất
Nitơ ở tất cả các dạng cấu trúc ĐTK. Ngoài ra, chưa đi sâu nghiên cứu các
“chướng ngại địa hoá” của Nitơ trong đới, cũng như chưa có nghiên cứu về
hệ số hấp phụ của đất đá trong đới, đồng thời các vấn đề về ảnh hưởng của các loại vi sinh vật trong lớp đất đá đối với sự di chuyển và biến đổi của
Nươ trong đới. Vì vậy, trong tương lai cần có những nghiên cứu sâu hơn để
giải quyết tốt các vấn đề còn tồn tại nêu trên để có sự hoàn thiện hơn khi đánh giá sự biển đổi của Nitơ trong ĐTK ở vùng nghiên cứu.